Xác định tiền lương của người lao động, hình thức trả lương

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN hệ THỐNG TIỀN LƯƠNG và THU NHẬP ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH hòa (Trang 88 - 93)

Chương 3: MÔ HÌNH TIỀN LƯƠNG MỚI

3.2 Xác định tiền lương của người lao động, hình thức trả lương

Hình thức trả lương cho người lao động tại NHNO&PTNT tỉnh Khánh Hòa là vừa trả theo hệ số mức lương được xếp tại nghị định 205/CP, vừa theo kết quả hoạt động của từng người, từng bộ phận.

Tiền lương được trả theo tháng (tiền lương tháng).

3.2.2 Xác định tiền lương của người lao động

3.2.2.1 Lương cơ bản (V1)(Tiền lương theo chế độ nhà nước)

Là tiền lương được trả theo chức danh cộng các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, khu vực và phụ cấp độc hại nếu có) được xếp tại nghị định số 205/CP và theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại từng thời điểm.

Tiền lương cơ bản (V1) của

người lao động = Hệ số lương cấp bậc và phụ

cấp (nếu cú) ì Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước

quy định

NHNO&PTNT tỉnh phải đảm bảo trả đủ 100% l ương cơ bản hàng tháng cho người lao động.

Lương cơ bản được chi chậm nhất vào ngày 05 hàng tháng theo hệ số ngay công làm việc thực tế của tháng trước liền kề.

3.2.2.2 Lương kinh doanh V2(Lương theo quy định của NHNO&PTNT VN) Là tiền lương được trả theo kết quả lao động của từng cá nhân, dựa tr ên nguyên tắc đánh giá kết quả lao động theo phụ lục đánh giá công việc đính k èm.

Các đơn vị chi ứng lương kinh doanh theo quy đ ịnh của Giám đốc NHNO&PTNT tỉnh.Công thức chung tính tiền lương kinh doanh (V2) của người lao động như sau:

Tiền lương kinh doanh của người

lao động (V2)

=

Hệ số lương doanhkinh của người

lao động x

Hệ số điều chỉnh hệ số lương kinh doanh (nếu

có)

x

Hệ số mức độ hoàn

thành công việc

của cá nhân

x

Giá trị bình quân một hệ số lương

doanh(V2)kinh của đơn vị Lương kinh doanh (V2) được tạm ứng chi hàng tháng, quyết toán cùng kỳ với quyết toán tài chính năm.

3.2.3 Xác định hệ số mức độ hoàn thành công việc của người lao động 3.2.3.1 Đối với đơn vị được giao khoán

3.2.3.1.1 Cá nhân được giao khoán

Mức độ hoàn thành công việc được xác định như sau:

Hệ số mức độ Hoàn thành công việc (tính đủ 100 điểm)

=

Hệ số mức độ hoàn thành chỉ

tiêu kế hoạch nhận khoán (tính đủ 70 điểm)

+ Hệ số chấp hànhnội quy lao động (tính đủ 30 điểm) Xếp loại hệ số mức độ hoàn thành công việc (MĐHT) của cán bộ được giao khoán:

BẢNG XẾP LOẠI MĐHT CÔNG VIỆC (của cán bộ được giao khoán)

Mức độ hoàn thành công việc Xếp loại

Trên 90% A

Từ trên 80% – 90% B

Từ 70 – 80% C

(Có phụ lục đánh giá mức độ hoàn thành công việc đính kèm)

3.2.3.1.2 Cán bộ làm công tác quản lý (trưởng, phó phòng, tổ) của bộ phận nhận khoán

Đánh giá mức độ hoàn thành của trưởng, phó phòng; tổ theo tỷ lệ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ trong phòng, tổ được giao khoán.

Xếp loại hệ số mức độ hoàn thành công việc (MĐHT) của cán bộ Trưởng, Phó phòng; tổ được giao khoán.

BẢNG XẾP LOẠI MĐHT CÔNG VIỆC (của cán bộ trưởng, phó phòng; tổ được giao khoán)

Mức độ hoàn thành công việc Xếp loại

Trên 90% A

Từ trên 80% – 90% B

Từ 70 – 80% C

(Có phụ lục đánh giá mức độ hoàn thành công việc đính kèm)

3.2.3.2 Đối với đơn vị không được chỉ tiêu giao khoán 3.2.3.2.1 Cá nhân không giao khoán

Hệ số mức độ hoàn thành công việc

(tính đủ 100 điểm)

= Hệ số mức độ hoàn thành nhiệm vụ

chuyên môn (tính đủ 70 điểm)

+ Hệ số chấp hànhnội quy lao động (tính đủ 30 điểm) Xếp loại hoàn thành công việc của cá nhân không nhận khoán’

BẢNG XẾP LOẠI MĐHT CÔNG VIỆC (của cá nhân khôngnhận khoán)

Mức độ hoàn thành công việc Xếp loại

Trên 90% A

Từ trên 80% – 90% B

Từ 70 – 80% C

(Có phụ lục đánh giá mức độ hoàn thành công việc đính kèm.)

3.2.3.2.2 Cán bộ làm công tác quản lý (trưởng, phó phòng; tổ) của bộ phận không nhận khoán

Xếp loại hệ số mức độ hoàn thành công việc (MĐHT) của cán bộ trưởng, phó phòng; tổ không nhận giao khoán:

BẢNG XẾP LOẠI MĐHT CÔNG VIỆC ( cán bộ trưởng, phó phòng; tổ không giao khoán)

Mức độ hoàn thành công việc Xếp loại

Trên 90% A

Từ trên 80% – 90% B

Từ 70 – 80% C

(Có phụ lục đánh giá mức độ hoàn thành công việc đính kèm.)

3.2.3.3 Phương pháp xác định hệ số mức độ hoàn thành công việc của BGĐ chi nhánh cấp I, II, Trưởng, Phó phòng gió dịch

Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, các chi nhánh cấp I, II và Trưởng, Phó phòng giao dịch.

Căn cứ vào việc thực hiện các chỉ tiêu được ngân hàng cấp trên giao cho chi nhánh làm căn cứ xác định mức độ hoàn thành công việc, chỉ tiêu cụ thể:

Nguồn vốn huy động tại đơn vị.

Tổng dư nợ của đơn vị.

Tỷ lệ nợ xấu của đơn vị.

Thu nợ xử lý rủi ro.

Quỹ tiền lương được chi tối đa tại đơn vị.

Các chỉ tiêu tính theo mức độ % hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, được tính bình quân cho 5 chỉ tiêu.

BẢNG XẾP LOẠI HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ Bình quân mức độ hoàn thành nhiệm vụ Xếp loại

Trên 90% A

Từ trên 80% – 90% B

Từ 70 – 80% C

(Có phụ lục đánh giá mức độ hoàn thành công việc đính kèm.)

Nếu vi phạm một trong các nội dung sau thì lãnh đạo bị giảm một cấp liền kề.

Bố trí lao động hợp lý, chỉ đạo giải quyết các chế độ chíh sách liền kề k ịp thời, nội bộ đoàn kết, có sự phối hợp chặt chẻ giữa chuy ên môn với cấp ủy đảng và các tổ chức quần chúng.

Không để đơn vị xảy ra các vụ việc tiêu cực tham ô, lãng phí, khách hàng kêu ca, phàn nàn.

3.2.4 Trả lương kinh doanh khác 3.2.4.1 Đối với cán bộ cử đi học tập

 Cán bộ viên chức được cử đi đào tạo các lớp trên ĐH, ĐH tại chức, tập trung, hoàn chỉnh kiến thức… khóa đào tạo trên 1 năm, thực hiện chi lương kinh doanh trong những ngày đi học như sau:

 Chi lương kinh doanh theo k ết quả học tập.(theo văn bản 490 NHNo&PTNT VN)

 Trong thời gian học tập chưa có kết quả thì được tạm ứng 90% lương kinh doanh, khi có kết quả thì chi lương theo quyết định của NHNo&PTNT VN.

 Trường hợp lớp học không tổ chức thi, kiểm tra lấy kết quả học tập th ì xếp lương theo mức độ hoàn thành công việc bình quân của phòng bộ phận đó.

 Trường hợp lớp học có tổ chức thi, kiểm tra th ì việc xác nhận kết quả học tập tối đa là 3 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ học, khóa học,nếu quá 3 tháng ch ưa có kết quả học tập thì xét mức độ hoàn thành công việc loại B.

 Ôn thi đầu vào các lớp do cơ quan cử đi nếu trúng tuyển thì xếp lương kinh doanh hệ số hoàn thành công việc loại A, không trúng tuyển th ì xếp lương kinh doanh hệ số hoàn thành công việc loại C trong thời gian tập trung học.

 Cán bộ viên chức được cơ quan cử đi đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, bổ sung, bổ túc, cập nhật kiến thức mới do những thay đổi về chính sách, quy tr ình nghiệp vụ… khóa học dưới 1 năm, thì lương kinh doanh hệ số hoàn thành công việc loại A, trường hợp lớp học có tổ chức thi kiểm tra kết quả thì xếp lương kinh doanh theo quy định của NHNO&PTNT VN.

 Trường hợp cán bộ viên chức tham gia cá khóa đào tạo khác (học ngoài giờ làm việc) để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… những ngày nghỉ trong giờ làm việc để thi, tổng kết thì hưởng lương kinh doanh theo hệ số hoàn thành công việc loại A trong những ngày đi học.

 Cán bộ tín dụng đi học mà nhận khoán thực hiện như quy định đối với cán bộ không giao khoán trong văn bản n ày.

3.2.4.2 Các trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật

 Kỷ luật khiển trách không hưởng lương kinh doanh 1 tháng (tháng ban hành văn bản).

 Kỷ luật chuyển công tác có mức l ương V1 thấp hơn hiện hưởng, nếu hệ số V2 không thay đổi thì được hưởng lương kinh doanh 2 tháng của quý bị kỷ luật.

 Kỷ luật chuyển công tác có mức l ương V1 thấp hơn hiện hưởng, nếu hệ số V2 giảm 1 bậc liền kề thì được hưởng lương kinh doanh của bậc thấp hơn của quý bị xử lý kỷ luật.

 Các trường hợp tạm không xét lương kinh doanh (V2).

 Các trường hợp đình chỉ công tác chưa có kết luận về nội dung vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, kỷ luật lao động của c ơ quan.

 Người lao động tự ý bỏ học khi ch ưa có sự đồng ý của gián đốc (kể cả khóa học của NHNo&PTNT tỉnh, NHNo&PTNT VN, học tại chức do c ơ quan cử đi học thì bị truy thu toàn bộ lương kinh doanh trong thời gian nghỉ làm việc để tham gia học tập.

3.2.4.3 Người lao động được tuyển dụng vào thử việc, được hưởng

 Lương cơ bản (V1) thực hiện theo Luật lao động.

 Chi ăn ca theo ngày công thực tế.

 Quy định về chuyển xếp lương kinh doanh.

 Người lao động làm việc gì thì xếp lương kinh doanh theo hệ số phân loại kinh doanh theo loại của công việc đó.

 Trường hợp người lao động được điều động làm công việc khác, Hội đồng lương căn cứ vào thời hạn hiệu lực của quyết định để thực hiện việc xếp hệ số lương kinh doanh cho phù hợp với công việc mới (trừ các tr ường hợp có quy định quyết định riêng).

 Không bảo lưu hệ số lương kinh doanh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN hệ THỐNG TIỀN LƯƠNG và THU NHẬP ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH hòa (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)