NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 99 - 113)

3.3.1. Sự cần thiết biện pháp

Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như thõa mãn tốt được nhu cầu khách hàng nếu không có được đầy đủ các thong tin chính xác về thị trường.

So với mấy năm trước đây hoạt động bán hàng của Công ty đã khá hơn rất nhiều, song vẫn còn điểm yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về kinh nghiệm.

Hiện nay, Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường, chưa có phòng marketing, tất cả các hoạt động liên quan đến thị trường đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm.

3.3.2. Nội dung biện pháp

- Bộ phận thông tin thị trường này có các chức năng như sau:

+ Thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng.

+ Nghiên cứu thái độ, phản ứng của khách hàng đối với từng sản phẩm của công ty, đặc biệt là sản phẩm đặc trưng – cà phê MC.

+Thu thập và xử lý thông tin các đối thủ cạnh tranh.

+Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, kết hợp với bộ phận nghiên cứu mặt hàng để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu.

+Thiết kế các kế hoạch marketing và thực hiện các kế hoạch này.

- Công ty phải sớm xây dựng một đội ngũ bán hàng và đội ngũ tiếp thị có kỹ năng cao.

- Mở rộng hệ thống kênh phân phối sản phẩm: xây dựng hệ thống các đại lý, của hàng trưng bày sản phẩm, hệ thống các quán cà phê siêu sạch ở các thành phố lớn để đối chứng và các hệ thống nhượng quyền của Công ty ở khắp các tỉnh trong cả nước.

3.3.3. Hiệu quả biện pháp

- Mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, tạo được uy tín cho công ty. - Tiêu thụ sản phẩm nhanh, tăng doanh thu, lợi nhuận.

- Duy trì mối quan hệ lâu dài giữa khác hàng và Công ty.

3.4. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA CÔNG TY 3.4.1. Sự cần thiết biện pháp 3.4.1. Sự cần thiết biện pháp

Nền văn hóa của DN là một yếu tố nâng cao khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh của DN. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như ngày nay, công ty cần thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường.

3.4.1. Nội dung biện pháp

- Tổ chức các hiếu hỉ, thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên lúc trong hoàn cảnh khó khăn.

- Tuyển dụng cần đặt ra yêu cầu cao đối với nhân sự, buộc các thành viên mới tham gia trong Công ty phải phát huy trí lực, tính năng động, sang tạo trong việc tạo ra hiệu quả công việc, tạo dựng không khí thi đua, phấn đấu toàn doanh nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức các phong trào tập thể như: các kỳ nghỉ, cuộc tham quan, nghỉ mát, du lịch, các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa thể thao… để tạo bầu không khí lành mạnh, gắn kết, thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.

- Xây dựng mối quan hệ không chỉ bên trong Công ty mà còn xây dựng mối quan hệ bên ngoài giữa DN với DN khác thông qua các hộ thảo, hội chợ triển lãm…, giữa DN với nhà nước, địa phương thông qua các chính sách kinh tế, từ thiện…

- Tổ chức các buổi nói chuyện cho cán bộ, nhân viên về các vấn đề kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đất nước.

- Xây dựng cụ thể và quán triệt các qui chế như: qui chế lao động, qui chế phân phối phúc lợi, qui chế khuyến khích tài năng trẻ, qui chế tham quan, du lịc, qui chế thăm hỏi, tang lễ,…đến từng nhân viên Công ty.

- Phát động các phong trào cải tiến kỹ thuật,phương pháp sản xuất, sáng tạo trong lao động và có chính sách thưởng tương xứng cho cán bộ công nhân viên có thành tích trong phong trào này.

3.4.2. Hiệu quả biện pháp

- Tạo sự minh bạch rõ ràng trong từng qui định, cải thiện nề nếp văn hóa công ty. - Kích thích tinh thần làm việc nhiệt tình và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên Công ty.

- Tạo mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong Công ty.

- Giúp nhân viên công ty nắm bắt kịp thời thông tin về, thực trạng và chính sách phát triển nghành, về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương,đất nước.

- Tạo mối quan hệ giao lưu rộng rãi và tin cậy đối với các đối tác, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường thông qua chính sách của Nhà nước, địa phương.

- Tạo sự khác biệt trong nề nếp văn hóa Công ty với các DN khác trong ngành, nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.5. LIÊN KẾT DỌC NHẰM CHỦ ĐỘNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU 3.5.1. Sự cần thiết của biện pháp 3.5.1. Sự cần thiết của biện pháp

- Ngành cà phê Việt Nam chưa thiết lập được hệ thống chuyên nghiệp, mặt khác mối liên hệ giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất phương thức tiêu thụ, giá cả.. dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán , chèn ép lẫn nhau điều này dẫn đến tình trạng không đảm bảot chất lượng, hao hụt nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp chế biến.

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến cà phê trong vấn đề thu mua nguyên liệu rất khốc liệt điều này làm khan hiếm cà phê nguyên liệu, dẫn đến nhiều hợp đồng thu mua của Công ty đã ký nhưng phải bỏ dở vì không có nguyên liệu, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh cũng như uy tín công ty đối với khách hàng.

- Tuy có vùng nguyên liệu chủ động nhưng để đảm bảo cho sản xuất, đặc biệt sản xuất cà phê rang xay và cà phê hòa tan, công ty cần nguồn nguyên liệu khá lớn, vì nguyên liệu sạch chủ yếu để sản xuất cà phê sạch – MC. Do đó, công ty vẫn tiến hành thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau: trong nông dân, các công ty thu mua…điều này ảnh hưởng lớn đến tính chủ động cũng như hiệu quả trong kinh doanh công ty.

3.5.2. Nội dung biện pháp

Liên kết dọc là một giải pháp nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách gia tăng sự ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát đối với các nguồn cung các yếu tố đầu vào. Giải pháp này có 2 hình thức: hội nhập dọc ngược chiều trong nội bộ và hội nhập dọc ngược chiều ngoài doanh nghiệp. Hiện nay công ty thu mua nguyên liệu MTI của công ty tại Hòa Thắng – Đăk Lăk thu mua chủ yếu bằng 2 hình thức: trực tiếp từ hộ nông dân trồng cà phê, gián tiếp thông qua các doanh nghiệp, đại lý thu mua. Do đó, để thực hiện liên kết dọc, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- Đối với hình thức thu mua trực tiếp từ hộ nông dân : Hầu hết các hộ nông dân trồng cà phê đều hạn chế về vốn, kiến thức về cách trồng, chăm sóc cây cà phê, giá cả thị trường cà phê,…do đó làm hiệu quả mang lại từ việc trồng cà phê giảm, đồng thời thị trường nguyên liệu cà phê hiện nay đang rơi vào tình trạng “ trăm bán, vạn mua” do đó để ổn định nguồn nguyên liệ về số lượng cũng như chất lượng Công ty cần thực hiện :

Liên kết dọc ngược chiều ngoài doanh nghiệp như:

+ Hỗ trợ một số vốn nhất định cho nông dân bằng 2 hình thức: đầu tư ban đầu hoặc đầu tư thường niên ( tức hàng năm, hàng giai đoạn phát triển của cây) cho nông dân . Hình thức này nông dân là người chủ chịu phần lớn trách nhiệm.

+ Hỗ trợ hoàn toàn cho nông dân về kỹ thuật, vốn trong suốt vụ trồng cà phê từ lúc trồng đến thu hoạch, Công ty là người chịu trách nhiệm giám sát quá trình tăng trưởng và phát triển cây cà phê. Đến mùa thu hoạch, công ty là người trực tiếp thu hoạch theo phương thức của mình, giá cả thu mua tính theo giá thị trường, sau khi thu hoạc công ty sẽ tiến hành tính toán chi phí suốt quá trình trồng , chăm sóc , thu hoạc, lấy doanh thu trừ hết chi phí đó, lợi nhuận còn lại sẽ chia cho nông dân. Hình thức này, như là hình thức thuê đất sử dụng nhưng ngoài tiền cho thuê đất, nông dân còn được lợi từ việc kinh doanh của công ty trên mảnh đất mình.

Công ty liên kết dọc trong nội bộ bằng cách mở thêm chi nhánh thu mua tại nhiều địa phương khác nhau, hoặc dùng vốn của công ty mua hoàn toàn diện tích đất của hộ nông dân và tự tiến hành trồng trọt và thu hoạch theo phương pháp riêng.

- Đối với hình thức thu mua : tìm hiểu thông tin về uy tín, chất lượng nguyên liệu, giá cả,… của công ty, đại lý thu mua để tiến hành hợp tác lâu dài trong qua trình thu mua, có thể đi đến ký kết hợp đồng dài hạn vối các công ty, đại lý này, đảm bảo chất lượng và số lượng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất của Công ty.

Tuy nhiên, để thực hiện các liên kết dọc này, Công ty phải có một nguồn lực vốn tương đối lớn gồm vốn cố định và vốn lưu động, có cơ sở hạ tầng như: hệ thống sân phơi, kho bãi chứa nguyên liệu đẩm bảo công suất, chất lượng,…

3.5.3. Hiệu quả biện pháp

- Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu, đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn

- Chất lượng nguyên liệu đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.

3.6. GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3.6.1. Sự cần thiết biện pháp 3.6.1. Sự cần thiết biện pháp

- Giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

- Vấn đề hạ giá thành sản phẩm là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì nó góp phần đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận, tăng nguồn thu và mở rộng các quỹ trong doanh nghiệp góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân viên doanh nghiệp.

- Thúc đẩy quá trình cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, tăng tốc độ quay vòng của vốn, tạo điều kiện để tái sản xuất hiệu quả.

- Tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang, vấn đề hạ giá thành sản phẩm ở một số sản phẩm như: cà phê Chồn, các loại cà phê CuLi,… để tăng doanh số tiêu thụ các sản phẩm này là rất cần thiết và đang là vấn đề mà ban lãnh đạo công ty đang trăn trở, mặc dù đã tìm mọi cách giảm đến mức tối thiểu nhưng vẫn chưa thực hiện tốt.

3.6.2. Nội dung biện pháp

Hạ giá thành sản phẩm tức là làm giảm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong điều kiện chất lượng sản phẩm không thay đổi.

Để thưc hiện được điều này Công ty cần xem xét , đánh giá một cách chính xác và khoa học đối với các chi phí cấu thành nên sản phẩm. Để làm được Công ty cần:

- Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong Công ty từ ban lãnh đạo , cấp quản lý đến đội ngũ công nhân về ý nghĩa việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống và nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt tiêu chuẩn ISO, giảm phế phẩm trong sản xuất.

- Đề cao và có chế độ khen thưởng thõa đáng cho cán bộ, nhân viên có ý tưởng, phương pháp sang tạo trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, đặc biệt các biện pháp về kỹ thuật, hợp lý hoa dây chuyền sản xuất.

- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, chấp hành đúng qui định mức sử dụng, chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị nhằm nhanh chóng phát hiện mức tăng của phế phẩm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Đầu tư mua sắm mới máy móc hiện đại như: máy phân cỡ, máy sấy, rang, xay,...để thay thế phương pháp thủ công, đồng thời xa thải một số máy móc cũ kỹ, lạc hậu, hết thời hạn sử dụng.

- Tuy nhiên, để thay thế, hủy bỏ hoàn toàn máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu không phải dễ trong diều kiện hạn chế của Công ty như hiện nay, do đó công ty nên chủ động liên doanh, liên kết và hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp khác ngành(các ngân hàng, công ty mua bán các thiết bị, máy móc trong ngành,..) nhằm giúp công ty giảm thiểukhó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường,…

- Chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo cung ứng đầy đủ nhằm hạn chế tình trạng tạm ngưng sản xuất khi thời vụ nguyên liệu kết thúc.

- Thường xuyên nghiên cứu thị trường để biết được mức độ chấp nhận giá cả sản phẩm công ty của người tiêu dung, từ đó có chính sách hạ giá thành phù hợp, đồng thời

chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi cần chú trọng, tập trung hơn tùy từng khúc thị thị trường, tránh quảng cáo, khuyến mãi tràn lan, không phù hợp gây lãng phí.

3.6.3. Hiệu quả biện pháp

- Tăng doanh số, lợi nhuận Công ty.

- Giảm bớt chiếm dụng vốn lưu động, tiết kiệm vốn cố định.

- Tạo điều kiện giảm thấp giá bán sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cho Công ty.

KIẾN NGHỊ

Để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh sản phẩm cà phê Mê Trang, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của thiết thực của Nhà nước, Ngành cà phê Việt Nam, UBND tỉnh Khánh Hòa, cùng các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức tại đại phương.

Một số kiến nghị cụ thể sau:

 Đối với Nhà nước.

- Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua việc ban hành và giám sát hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo tính ổn điinhj lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

- Hoàn thiện chính sách vĩ mô như chính sách thương mại, đầu tư

- Quy hoạch có hệ thống các doanh nghiệp chế biến cà phê( xuất khẩu, tiêu dung nội địa)để tạo sự phù hợp giữa sản xuất, chế biến và cung ứng nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sạch tương tự như cà phê siêu sạch – MC của Công ty.

- Tăng cường hệ thống kiểm soát, giám sát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ. Vạch ra tiêu chí bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đến năm 2015 các sản phẩm đưa ra thị trường phải có chứng nhận của hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO, ít nhất là ISO 9002.

- Đơn giản các thủ tục hành chính trong quản lý như: thủ tục đăng ký kinh doanh, vay vốn tín dụng,...

- Đầu tư kinh phí xây hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng vùng nguyên liệu cà phê tại các tỉnh miền núi như: Lâm Đồng, Gia Lai. Đăk Lăk,..tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, vận chuyển, bảo quản nguyên liệu dễ dàng, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân tròng cà phê tại đại phương.

 Đối với ngành

- Có chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ giá cho người nông dân trong trồng cây cà phê, đảm bảo cho dù trong điều kiện biến động xấu nhất của thị trường, nông dân vẫn có một mức lợi nhất định.

- Quy hoạch diện tích trồng cà phê, phá bỏ các đồn điền cà phê già cỗi, quá thời gian sử dụng .

- Thiết lập quỹ hỗ trợ rủi ro ngành.

- Khuyến khích tiêu dúng, chế biến cà phê trong nước, kích thích sản xuất và tiêu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 99 - 113)