Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 75 - 78)

a) Nhà cung ứng

Cũng như bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì yếu tố nguyên liệu đầu vào được xem là yếu tố quan trọng trong việc hoạch định giá bán, chất lượng sản phẩm đầu ra. Nguyên liệu tốt, đảm bảo thì chất lượng sản phẩm hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều làm tốt vấn đề này cho dù nhãn hiệu luôn luôn có sẵn câu “chất lượng đảm bảo”. Đối với cà phê Mê Trang thì điều này hoàn toàn yên tâm, công ty trực tiếp trồng và quản lý vùng nguyên liệu tại Hòa Thắng (Đăk Lăk) trong một qui trình sạch, khép kín, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được sự kiểm tra và giám sát của các nhà khoa học trong lĩnh vực cà phê do công ty trực tiếp thuê. Công ty có công ty thu mua, dự trữ và bảo quản cà phê hạt trực tiếp tại

vùng nguyên lệu – Công ty thu mua nguyên liệu MTI. Vì thế, vấn đề này được xem là một lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác trong cùng ngành. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm cà phê rang xay và cà phê bột Công ty sử dụng nguyên liệu thu mua từ hộ nông dân, mà lượng nguyên liệu này chiếm phần lớn, do đó chịu áp lực cạnh tranh về giá, chất lượng nguyên liệu và phụ thuộc lớn vào khả năng thõa thuận của nhân viên thu mua Công ty. Đặc biệt, đặc điểm nguyên liệu mang tính mùa vụ nên ảnh hưởng lớn đến nguồn nguyên liệu sản xuất công tác tích trữ nguyên liệu không đảm bảo. Do đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của Công ty.

b) Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tim ẩn

Hiện nay, đối thủ của Mê Trang không chỉ dừng lại ở các đối thủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà như : Năm Ngọc, Hoàng Tuấn, Kiều Liên, Đất Việt,... mà còn các đối thủ thâm niên trong làng cà phê Việt như Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe Biên Hoà,...Các đối thủ này không ngừng cải tiến sản phẩm cũ về hình thức, chất lượng, tung ra nhiều sản phẩm mới và những chiến lược kinh doanh mới lạ nhằm dành giật thị trường và khách hàng của Công ty. Đấy là chưa kểđến nhữngđối thủ cạnh tranh ngoài ngành như Vinamilk, các công ty sản xuất mía đường và các công ty sữa khác cung đã và đang cho ra đời những sản phẩm cà phê hoà tan trên thị trường. Do vậy, sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường với xu hướng ngày càng tăng đã làm gia tăng mạnh áp lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang.

c) Khách hàng

Chúng ta biết rằng trong môi trường cạnh tranh, khách hàng là một bộ phận không thể tách rời với mọi động thái của doanh nghiệp. Khách hàng là người nắm vai trò quyết định đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp không còn là đối tượng chung chung nữa mà là các đối tượng cụ thể. Hiện nay, mặc dù sản phẩm cà phê Mê Trang không chỉ dừng lại ở các sản phẩm đơn thuần truyền thống ngành như cà phê bột, cà phê rang xay, thậm chí cà phê hoà tan mà có bước tiến xa hơn ở sản phẩm cà phê siêu sạch( CPSS) – MC được nhiều khách hàng biết đến. Cùng với đó là những dịch vụ ưu đãi ,chăm sóc khách hàng khi bán sản phẩm c ũngđ ã góp phần thoã mãn được phần đông khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công

ty. Tuy nhiên, áp lực của khách hàng ngày càng gia tăng cùng với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều đã gây áp lực rất lớn đến lượng khách hàng của Mê Trang.

d) Sản phẩm thay thế

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhu cầu ăn uống, giải trí của con người cũng theo đó ngày càng gia tăng đến chóng mặt, dẫn đến sự ra đời dòng sản phẩm (foods) sử dụng nhanh, ít tốn thời gian. Ngoài các loại thức ăn nhanh (fast food) thì các lọai đồ uống nhanh, tiện lợi như :nước trái cây, đồ uống có ga, các loaị trà, cocktail…đã chế biến sẵn, đóng chai, lon xuất hiện ngày càng phổ biến. Điều này làm giảm đáng kể doanh số của sản phẩm cà phê Mê Trang. Đây là một nguy cơ lớn cho doanh nghiệp.

2.3.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang.

Gia nhập WTO đã đưa Việt Nam bước vào xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta thật sự trở nên sôi động hơn, sức cạnh tranh càng gay gắt hơn khi có khá nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Và nghành cà phê cũng không nằm ngoài biến chuyển chung đó. Để có một vị thế như ngày hôm nay Công ty cổ phần cà phê Mê Trang đã trải qua không ít khó khăn, thử thách cùng với sự cố găng tìm tòi, nghiên cứu, sử dụng linh hoạt các công cụ cạnh tranh một cách phù hợp. Dưới đây là tình hình thực hiện các công cụ cạnh tranh của công ty.

2..3.2.1.Chất lượng sản phẩm

Nhận thức được chất lượng sản phẩm là một thứ vũ khí cạnh tranh chủ yếu, nên Công ty đã rất chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng thông qua việc đầu tư mua sắm thêm máy móc, thiết bị, nâng cấp và mở rộng nhà xưởng, có kế hoạch sản xuất, đặt mua và bảo quản nguyên liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn.

Đứng trên góc độnào đó giá cả là nhân tố thể hiện chất lượng sản phẩm, tức hang hóa nào có giá cao hơn thì sẽ đánh giá chất lượng tốt hơn.Nhưng nếu đứng ở một góc

độ khác, giá cả hàng hóa được xác định dựa trên cơ sở khai thác lợi thế năng suất lao động, công suất máy móc thiết bị mang lại. Mặt khác, việc đánh giá,nhận định sản phẩm này chất lượng tốt, sản phẩm kia chất lượng không tốt còn phụ thuộc vào tính chủ quan, cảm nhận riêng của mỗi người. Vấn đề quan trọng ở đây là đánh giá chất lượng sản phẩm phải dựa trên cơ sở lợi ích thu được từ sản phẩm so với việc bỏ ra một lượng các yếu tố trên nhất định để tạo ra sản phẩm. Do vậy, không thể khẳng định chắc chắn rằng giá cả thấp hơn thì chất lượng thấp hơn.

Chất lượng sản phẩm theo đánh giá của người tiêu dùng khác nhau đối với từng đối tượng, từng khu vực. Vì mỗi người , mỗi địa phương có tập quán riêng, đối với sản phẩm cà phê thì phù thuộc vào mỗi “gu” thưởng thức của từng người, địa phương. Cụ thể, điều tra 30 khách hàng về sử dụng cà phê MC tại quán cà phê siêu sạch MC, và một số quán có nhận hàng tại công ty. Đối với những khách hàng uống cà phê trên 8 lần/tuần, đa phần là nam đều cho rằng cà phê MC ngon, tuy hơi đắng nhưng tạo cảm giác dễ chịu, có mùi vị đặc trưng rất lạ, và họ đều cảm giác ăn ngon miệng hơn sau khi dùng sản phẩm. Đối với khách hàng uống ít hơn 8 lần /tuần cho rằng cà phê MC hơi khó uống vì vị đắng, mùi khó chịu, và thường có cảm giác ngấy so với các sản phẩm cà phê hòa tan khác của công ty, những đối tượng này chủ yếu là nữ giới. Mặc khác theo doanh số bán sản phẩm của công ty, thì các sản phẩm cà phê hòa tan của công ty được thị trường miền Nam, Trung rất ưa chuộng, riêng thị trường miền Bắc lại hợp với các phê MC, tỷ trọng doanh số sản phẩm này tại thị trường này là 65%. Do vậy , tùy vào qui mô và khả năng của mình mà Công ty nên khai thác từng khu vực và từng nhóm khách hàng cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 75 - 78)