Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 46 - 113)

2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý

Từ tháng 5/2007 khi chuyển sang hình thức sở hữu mới, công ty cổ phần cà phê Mê Trang đã hoạt động theo bộ máy quản lý mới tinh gọn, hoàn thiện và phù hợp hơn so bộ máy cũ.

Bộ máy quản lý bao gồm Hội đồng quản trị là tổ chức cao nhất điều hành mọi hoạt động,cùng với sự hỗ trợ của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng riêng tạo sự chuyên môn hóa trong công ty và bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện giữa các phòng ban.

Thể hiện ở sơ đồ sau

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty:

Trưởng phòng kỹ thuật

Hội đồng quản trị Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc Giám Đốc Thương Hiệu Hành Chính Nhân Sự Trưởng phòng 1 Giám sát vùng 1 Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Thương Hiệu Giám Đốc Kỹ Thuật Giám Đốc Kinh Doanh Giám Đốc Tài Chính Kỹ thuật viên Nhân viên Sản xuất Nhân viên Bán hàng Giám sát vùng 3 Trưởng phòng 2 Giám sát vùng 2 Phòng Kế Toán GĐ các chi nhánh Trưởng phòng kinh doanh Nhân viên Bán hàng Nhân viên hành chính GĐ Nhân sự Công đoàn BCH Công đoàn

Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phần

- Hội đồng quản trị : Gồm các cổ đông sáng lập công ty.

a. Chức năng: điều hành các lĩnh vực vấn đề về nhân sự, về các quản lý, về công ty: quyết định thành lập hoặc đình chỉ hoạt động các chi nhánh…

b. Có quyền chỉ định tổng giám đốc, hội đồng quản trị, có thể bầu ra một người khác làm tổng giám đốc.

- Tổng giám đốc : là người đại diện trước pháp luật của công ty, điều hành toàn bộ công việc của công ty, có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật, xa thải. Là người có quyền hạn cao nhất, có khả năng tổ chức quản lí, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tìm mọi biện pháp để tăng nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh. Trực tiếp tổ chức bộ máy quản lí, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật có quyền quyết định các vấn đề của công ty.

- Phó tổng giám đốc: Có chức năng tương đương với TGĐ dưới sự ủy quyền của TGĐ, có chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm, giải quyết đầu ra, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tham mưu cho giám đốc thực hiện sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm, tổ chức quản lí hướng dẫn nghiệp vụ các phòng, xưởng mà giám đốc chi định quản lí.

- Giám đốc nhân sự : Có chức năng tuyển dụng, bố trí lao động, duy trì nguồn nhân lực ổn định sản xuất kinh doanh.

- Phòng hành chính : Quản lý chung các mặt liên quan tới giấy tờ: công văn giấy tờ, đóng dấu công văn đến, công văn đi, đến các phòng ban, có nhiệm vụ tổ chức quản lí lao động, bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động… Nghiên cứu các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Công ty. Cập nhật các văn bản, chính sách của nhà nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ tài liệu.

- Giám đốc kinh doanh : Quản lý tình hình hoạt động sản xuất, bán hàng trên phạm vi cả nước. Điều hành, quản lý các phó Giám đốc kinh doanh, các giám sát viên, các trưởng phòng kinh doanh.

- Trưởng phòng kinh doanh : Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện công việc chăm sóc khách hàng. Đưa ra các thông tin phù hợp cho kế hoạch sản xuất.

- Giám đốc thương hiệu : Phòng thương hiệu trực thuộc phòng kinh doanh: xây dựng duy trì hình ảnh thương hiệu của Công ty trên thị trường, xúc tiến các hoạt động hỗ trợ bán hàng.

- Phòng kế toán : Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, quản lí tài sản Công ty. Có quyền và nghĩa vụ theo quy định ucả pháp luật.

- Giám đốc các chi nhánh : Chúc năng tương đương với giám đốc chi nhánh nhưng chỉ giới hạn ở một chi nhánh. Có quyền quản trij các trưởng phòng kinh doanh  các giám sát  nhân viên thị trường.

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty. Đặc biệt trong ngành sản xuất và chế biến cà phê, khâu sản xuất phải theo một qui trình cụ thể, đảm bảo chất lượng từ đầu vào đến đầu ra. Chính vì vậy, công ty cần có một bộ máy tổ chức sản xuất như thế nào để đẩm bảo sản xuất được diễn ra liên tục, đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời để sản phẩm làm ra có chi phí thấp nhất mà chất lượng cao.

Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

Giám đốc sản xuất

Là người có quyền hạn cao nhất, có khả năng tổ chức, quản lý, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc tình hình sản xuất của công ty. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về các vấn đề liên quan đến sản xuất công ty.

Phó giám đốc

Có chức năng tham mưu cho giám đốc, chịu sự ủy quyền của giám đốc giải quyết các vấn đề có liên quan đến sản xuất công ty, báo cáo giám đốc về tình hình sản xuất tại công ty.

Phòng kế toán

Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, hoạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lập kế hoạch tài chính, quản lý tài sản công ty. Có quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.

Phòng tổ chức sản xuất

Lập và kiểm soát kế hoạch sản xuất trong kỳ, đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng các sản phẩm đầu ra. Kiểm tra, đảm bảo sự tuân thủ theo đúng qui trình sản xuất, qui trình chất lượng công ty. Phối hợp các phòng ban khác trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về kết quả sản xuất trong kỳ.

Phòng thu xuất hàng

Có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa đủ số lượng và đúng thời hạn theo qui định trên hợp đồng, kiểm tra đầy đủ hàng hóa trước và sau khi xuất hàng.

Bộ phận kiểm tra chất lượng(KCS)

Có chức năng kiểm tra chất lượng cho mọi qui trình sản xuất, từ khâu nguyên liệu đầu vào đếnkhâu đầu ra của sản phẩm, kịp thời phát hiện những sai hỏng và có biện pháp hạn chế những sai hỏng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, giữ vững uy tín cho công ty.

Sơ đồ 2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất 2.1.4 Môi trường kinh doanh công ty

2.1.4.1 Môi trường kinh doanh trong nước

Ngành cà phê Việt Nam mặc dù có những bước phát triển thần kỳ trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của Đăk Lăk, Tây Nguyên, và của cả Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn chứa đựng đầy những yếu tốt kém bền vững: chủ yếu là xuất cà phê nhân, cà phê chế biến và thương hiệu còn vô cùng thấp; bản thân giá trị của cà phê nhân xuất khẩu cũng rất thấp, càng xuất càng thiệt do không chú trọng đến chất lượng và tính lâu dài của sản phẩm, tỷ lệ tiêu dùng cà phê trong nước vẫn ở mức rất thấp (0,5kg/người/ năm sơ với các nước trồng cà phê khác có mức trung bình là 3kg/người/năm) không đủ để tạo ra sự tự chủ của sản lượng tiêu dùng nội địa so với xuất khẩu; cà phê vẫn chỉ là cà phê, chúng ta chưa biết khai thác các giá trị về văn hóa, du lịch, đầu tư, tài chính, kho vận, khoa học kỹ thuật, kinh tế tri thức,… là những ngành, những lĩnh vực có liên quan mật thiết đến ngành cà phê.

Phòng kế toán

PX1

Giám Đốc sản xuất

P. Giám Đốc

Phòng TCSX

Kiểm tra chất lượng

PX5 PX4

PX3 PX2

Trong khi đó, ĐăkLăk nói riêng và Việt Nam nói chung có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê thành ngành mũi nhọn, làm đầu tầu cho các ngành kinh tế khác phát triển khi mà chúng ta có lợi thế về vùng đất đắc địa cho cà phê, một vị thế tương đối của cà phê Việt Nam khi là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 về sản lượng, có vị trí địa-chính trị thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên sơ và phong phú (rừng, nước, không gian), có tài nguyên con người bao gồm tài nguyên trí tuệ, có sự đa dạng và nguyên sơ của văn hóa bản địa (đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên). Sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển tương đối mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng cà phê trong nước, xuất hiện những doanh nghiệp có những bước phát triển được coi là thần kỳ, có khát vọng lớn và những ý tưởng đột phá. Tất cả những điều đó chính là những tiền đề để chúng ta có thể hoạch định và phát triển ngành cà phê như một ngành mũi nhọn của quốc gia.

2.1.4.2 Môi trường kinh doanh quốc tế

Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp thuần túy, nó thật sự trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ “coffee industry” – ngành cà phê; với tổng giá trị giao dịch toàn cầu là khoảng 100 tỷ USD. Cà phê nguyên liệu cũng là loại hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch toàn cầu đứng thứ hai chỉ sau đầu lửa. Ngành cà phê không chỉ là một ngành sản phẩm nông sản chế biến mà đó còn có các yếu tố của tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, kinh tế tri thức, du lịch sinh thái, du lịch cà phê,…. Chính cà phê chứ không phải vàng bạc, đá quý, dầu mỏ là mặt hàng được đầu cơ nhiều nhất trên thế giới

Nhưng ngành cà phê hiện nay của thế giới đang tồn tại những nghịch lý hết sức bất công. Giá cà phê thế giới bị thao túng bởi hai sàn giao địch nông sản tại New York và London, sản lượng cà phê bị thao túng bởi nhóm big four gồm Nestlé, Kraft, Sara Lee, Maxwell House, và những hàng cà phê đặc biệt như Starbucks, Tullys,… tất cả đều đến từ

các nước Âu Mỹ, những nước hầu như không có trồng cà phê. Các giá trị thặng dư từ ngành cà phê chủ yếu chảy về túi các nước sở hữu những thương hiệu cà phê hàng đầu. Ngành cà phê là điển hình rõ nhất cho sự bất công trong phân phối tài sản thế giới, thể hiện cơ chế bóc lột mới thông qua cơ chế vận hành của các thương hiệu toàn cầu; do vậy, cần xác lập một công lý thương hiệu mới cho các nước trồng cà phê trên thế giới như Việt Nam, và diễn trình cách mạng của cây cà phê sẽ là nguồn cảm hứng, là động lực, là niềm tin để các nước thế giới thứ hai, thế giới thứ ba vươn lên khỏi đói nghèo, lạc hậu, tránh bị bỏ lại trong quá trình thế giới toàn cầu hóa.

Các hãng cà phê trên thế giới thuộc thị trường cà phê rộng (Mass- Marketed Coffee) đều chỉ coi cà phê như một thứ đồ uống mang lại lợi nhuận cao, họ không hề chú trọng để phát triển, tăng thêm giá trị gia tăng của cà phê thông qua việc gia tăng các hàm lượng văn hóa, tâm linh; hoặc đưa ra và khẳng định vai trò như một năng lượng của cà phê.

Còn các hãng cà phê đặc biệt, vốn được coi là có hàm lượng văn hóa cao, có triết lý cà phê thì hiện tại, họ cũng chỉ đang thực hiện những triết lý hết sức tầm thường. Ngay như, thương hiệu cà phê đang được coi là phát triển mạnh nhất trên thế giới là Starbucks cũng đang dẫn đầu thị trường chỉ bằng hai quan điểm: quan điểm nơi chốn thứ ba, và cam kết cung cấp cà phê tươi. Quan điểm về nơi chốn thứ 3 nêu rằng, Starbucks sẽ cung cấp nơi chốn thứ ba cho mọi người lui tới bên cạnh hai nơi chốn là gia đình và công sở. Cà phê tươi là cà phê Arabica được rang xay và sử dụng trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, cũng chưa thấy có một triết lý, một quan điểm cà phê nào có thể vượt qua sự đẫn đầu của Starbucks, từ những thứ mà Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Các nước trồng cà phê đang cần một cơ chế để đứng ra để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các đối tượng có liên quan trong chỗi giá trị cà phê, đặc biệt là cho người nông dân trồng cà phê. Một OPEC của cà phê đang được mong chờ để khẳng định được vai trò và vị thế của thứ năng lượng cho nền kinh tế tương lai. Vậy, Việt Nam và các doanh

nghiệp cà phê Việt Nam có chủ động và có thể nắm giữ được vai trò chủ động trong điễn trình hình thành một tổ chức quốc tế có khả năng trả lại cho cà phê và những người làm ra cà phê những giá trị thỏa đáng hay không?

2.1.4.3 Môi trường cạnh tranh công ty

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, nguồn lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh nghiệp luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnh tranh thì mới có thể đứng vững và phát triển. Khi đóng vai trò là yếu tố tích cực cạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các doanh nghiệp vươn lên phát triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no cho người lao động. Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đến phương lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội. Cạnh tranh là biểu hiện của tính hai mặt đối lập nhau tuy nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Đối với công ty cổ phần cà phê Mê Trang, thâm niên trong ngành chưa dài nhưng bước đầu Mê Trang đã khẳng định vị trí của mình trong ngành cà phê Việt Nam, sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tại Khánh Hòa mà còn có mặt rỗng rãi ở các tỉnh thành từ Bắc đến Nam, sản phẩm cà phê Mê Trang phù hợp với từng đối tượng khách hàng, với khách hàng bình dân như: sinh viên, công nhân viên chức Nhà Nước,..công ty có sản phẩm cà phê rang bột, cà phê hòa tan, đối với những khách hàng VIP công ty có sản phẩm cà phê siaau sạch – MC. Điều đó khẳn định Mê Trang không còn là thương hiệu cà phê địa phương như :cà phê Khôi, Năm Ngọc, Kiều Liên,… mà trở thành thương hiệ đất nước. Hơn 100 doanh nghiệp trong ngành chế biến cà phê, mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt vì thế ép buộc mỗi DN đều phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại, cà phê Mê Trang khi quyết định bước ra thị trường cũng không bỏ qua việc làm này.Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc lịêt nhưng môi trường cạnh tranh dược Nhà nước quan tâm trở nên rất lành mạnh đấy chính là điểm

thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty cà phê nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác những điểm mạnh, những lợi thế của mình của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bất lợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp.

2.1.5. Phương hướng phát triển sản phẩm của Công ty trong thời gian tới

Để hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm cà phê ngày càng hiệu quả, Công ty đã đề ra một số phương hướng trong thời gian tới như sau:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 46 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)