Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty năm 2007 – 2009 Đvt: Nghìn đồng
(Nguồn : phòng kế toán tài chính Công Ty)
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 CL % CL % 1.DTBH và CCDV 32,535,116 40,818,474 49,339,641 8,283,358 25.46 8,521,166 20.88 2. Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 0 0.00 0 0.00 3.DT thuần BH&CCDV 32,535,116 40,818,474 49,339,641 8,283,358 25.46 8,521,166 20.88 4.GVHB 17,348,099 21,014,866 24,522,654 3,666,767 21.14 3,507,787 16.69 5. LN gộp về BH&CCDV 15,187,017 19,803,608 24,816,987 4,616,590 30.40 5,013,379 25.32 6. DT từ hoạt động tài chính 0 0 0 0 0.00 0 0.00 7. Chi phí tài chính 499,225 940,664 1,289,117 441,438 88.42 348,453 37.04 Trong đó: chi phí lãi
vay phải trả 49,225 940,664 1,289,117 891,438 88.42 348,453 37.04 8. Chi phí bán hàng 7,436,598 7,930,318 7,739,342 493,720 6.64 -190,975 -2.41 9. Chi phí QLDN 3,253,511 4,526,387 7,628,643 1,272,875 39.12 3,102,256 68.54 10. LN thuần từ HĐKD 3,997,682 6,406,238 8,159,884 2,408,556 60.25 1,753,645 27.37 11.LN trước thuế 3,997,682 6,406,238 8,159,884 2,408,556 60.25 1,753,645 27.37 12. Chi phí thuế thu
nhập DN hiện hành 1,119,351 1,793,746 2,284,767 674,395 60.25 491,020 27.37 13. LN sau thuế 2,878,331 4,612,491 5,875,116 1,734,160 60.25 1,262,624 27.37
Nhận xét
Qua bảng ta thấy:
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ : tăng, năm 2008 tăng 8,283,358 nghìn đồng tương đương tăng 25.46% so với năm 2007, năm 2009 tăng 8,521,166 nghìn đồng tương đương tăng 20.88% so với năm 2008. Điều này cho thấy nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 3,666,767nghìn đồng tương đương tăng 21.14% so với năm 2007,năm 2009 tăng 3,507,787nghìn đồng tương đương tăng 16.69% so với năm 2008. Gía vốn hàng bán tăng có nghĩa là chi phí nguyên liệu đầu vào tăng, tuy nhiên mức sản lượng bán ra cũng tăng theo giá vốn nên vấn đề kinh doanh vẫn thuận lợi. Ta thấy, tốc độ tăng giá vốn hàng bán năm 2008/2007 cao hơn so với năm 2009/2008 vì năm 2008 giá cà phê nguyên liệu không ổn định, có thời kì tăng vọt lên mức 6000 đồng /kg, trong khi giá cà phê nguyên liệu thời điểm bình thường chỉ dao động ở mức từ 2.400 đồng/kg – 4000 đồng/kg. Nhưng đến năm 2009 thì giá này lại ổn định trở lại nhờ những chính sách của Nhà nước và sự bình ổn trở lại của thị trường cà phê. Điều này hoàn toàn phù hợp với mức tăng của doanh thu
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng nhưng mức tăng giá vốn hàng bán tăng thấp hơn so với doanh thu. Do đó làm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng theo. Cụ thể, năm 2008 tăng 4,616,590 nghìn đồng tương đương tăng 30.4% so với năm 2007, năm 2009 tăng 5,013,379nghìn đồng tương đương tăng 25.32% so với năm 2008.
- Chi phí lãi vay phải trả: năm 2008 tăng 441,438 nghìn đồng tương đương tăng 88.42% so với năm 2007, năm 2009 tăng 348,453 nghìn đồng tương đương tăng 37.04% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong ba năm qua là khá lớn, đây là một khó khăn của công ty về chủ động nguồn vốn, nếu lãi suất ngân hàng tăng cao thì làm cho lãi vay tăng lên, làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty.
- Chi phí bán hàng: chi phí bán hàng năm 2008 tăng 493,720 nghìn đồng tương đương tăng 6.64% so với năm 2007, năm 2009 lại giảm 190,975 nghìn đồng tương đương giảm 2.41% so với năm 2008.nguyên nhân tình trạng này là trong năm 2009 công ty thực hiện chính sách giảm chi phí cho bán hàng, tuy nhiên công ty vẫn kiểm soát được mức giảm này để mang lại hiệu quả, vì thế dù chi phí cho hoạt động này trong năm 2009 giảm nhưng doanh thu bán hàng vẫn tăng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: năm 2008 tăng 1,272,875 nghìn đồng tương đương tăng 39.12% so với năm 2007, năm 2009 tăng 3,102,256 nghìn đồng tương đương tăng 68.54% so với năm 2008. Điều này cho thấy công ty luôn đặt đặt con người ở vị trí trung tâm của việc kinh doanh, đặc biệt là cấp quản lý.
- Lợi nhuận sau thuế: cùng với sự gia tăng của doanh thu,các chi phí cũng tăng nhưng mức tăng của doanh thu bù đắp được mức tăng của chi phí nên lợi nhuận sau thuế theo đó cũng tăng theo, năm 2008 tăng 1,734.160 nghìn đồng tương đương tăng 60.25% so với năm 2007, năm 2009 tăng 1,262,624 nghìn đồng tương đương tăng 27.37% so với năm 2008.Với những con số này thể hiện rõ khả năng kinh doanh của công ty trong ba năm qua. Tuy nhiên, dù lợi nhuận trong giai đoạn này tăng nhưng mức tăng lợi nhuận năm 2009/2008 lại thấp hơn so năm 2008/2007, do đó công ty cần nên xem xét và khắc phục tình trạng này để đảm bảo mức lợi nhuận năm sau luôn luôn cao hơn năm trước.
Xét sản phẩm cà phê, ta đi phân tích doanh thu của sản phẩm theo thị trường, loại sản phẩm như sau:
Bảng2.2: Doanh thu sản phẩm theo thị trường Đvt: Nghìn đồng
(Nguồn : phòng kinh doanh Công Ty)
Thị trường
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) Doanh số Tỷ trọng(%) CL % CL % Hà nội 7,402,966 19.91 5,877,566 13.22 8,453,901 14.15 -1,525,400 -20.61 2,576,335 43.83 Nghệ An và miền Bắc 1,927,429 5.18 154,880 0.35 960,132 1.61 -1,772,549 -91.96 805,252 519.92 Huế 48,800 0.13 97,472 0.22 6,003,324 10.05 48,672 99.74 5,905,852 6059.02 Đà Nẵng 4,089,247 11.00 5,460,684 12.28 6,100,584 10.21 1,371,437 33.54 639,900 11.72 Quảng Nam 3,383,961 9.10 4,777,105 10.75 4,205,157 7.04 1,393,144 41.17 -571,948 -11.97 Quảng Ngãi 730,785 1.97 1,222,515 2.75 1,680,521 2.81 491,730 67.29 458,005 37.46 Bình Định 99,962 0.27 3,274,725 7.37 4,293,003 7.18 3,174,763 3175.95 1,018,277 31.10 Phú Yên 1,804,800 4.85 708,519 1.59 960,135 1.61 -1,096,281 -60.74 251,616 35.51 Khánh Hòa 10,043,053 27.01 13,610,166 30.61 12,480,548 20.88 3,567,112 35.52 -1,129,618 -8.30 Ninh thuận 767,282 2.06 1,233,738 2.78 1,440,513 2.41 466,456 60.79 206,774 16.76 Bình Thuận 1,216,988 3.27 2,336,066 5.26 3,840,641 6.43 1,119,078 91.95 1,504,575 64.41 Thủ Đức - Gò Vấp 1,007,547 2.71 1,492,207 3.36 3,008,119 5.03 484,660 48.10 1,515,912 101.59 Cần thơ 1,415,614 3.81 1,692,317 3.81 2,160,975 3.62 276,703 19.55 468,657 27.69 Sóc trăng 0 0.00 393,230 0.88 1,920,517 3.21 393,230 1,527,287 388.39 Kiên Giang 3,244,552 8.73 2,122,764 4.78 2,254,765 3.77 -1,121,788 -34.57 132,001 6.22 Tổng 37,182,990 100.00 44,453,959 100 59,762,841 100.00 7,270,968 19.55 15,308,882 34.44
Nhận xét
Qua bảng ta thấy thị trường Khánh Hòa vẫn là thị trường chiếm ưu thế của công ty. Năm 2007, thị trườngnày đạt doanh số 10,043,053 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ 27.01% thị trường của sản phẩm công ty trên toàn quốc,năm 2008 đạt 13,610,166 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 30.61% thị trường cả nước của sản phẩm công ty, sang năm 2009 giảm còn 12,480,548 nghìn đồng , chiếm 20.88% thị trường cả nước của sản phẩm công ty, nguyên nhân giảm này là do năm 2009, các đối thủ mạnh cho ra đời nhiều sản phẩm mới như cà phê đóng chai của tập đoàn Tân Hiệp Phát, bánh cà phê của Trung Nguyên,…đã xâm nhập vào thị trường cả nước và thị trường này cũng không ngoại lệ, đồng thời với nó là sự cạnh tranh lớn của các đối thủ tại địa phương như Hoàng Tuấn, Năm Ngọc,…để mở rộng thị trường này. Điều này chứng tỏ, mức độ cạnh tranh ở thị trường này của công ty là khá mạnh. Bên cạnh đó thị trường Hà Nội chiếm vị trí thứ 2 sau Khánh Hòa, trong năm 2007 đạt 7,402,996 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 19.91%, năm 2008 chiếm 13.22%, giảm so với 2007 là 20.61% tương đương giảm 1,525,400 nghìn đồng, năm 2009 tăng cao hơn so với 2 năm trước, tăng 43.83% tương đương tăng 2,576,335 nghìn đồng so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 14.15% thị trường sản phẩm cà phê cả nước của công ty.
Đứng vị trí thứ 3 là thị trường Đà Nẵng, thị trường này cũng tăng qua các năm, các thị trường còn lại đều tăng qua các năm, trừ thị trường Phú Yên và Kiên Giang lại giảm trong năm 2008, nhưng đến năm 2009 lại tăng, do ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Riêng thị trường cà phê tại Nghệ An và các tỉnh miền Bắc (Thái Nguyên, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hưng Yên, Nam Định,Quảng Bình, Hải Phòng) chiếm tỷ trọng khá nhỏ do tập quán uống trà vẫn còn khá phổ biến trong người dân mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng.
Tóm lại, thông qua biến động doanh số của từng thị trường của sản phẩm công ty trên toàn quốc, điều này là cơ sở giúp công ty nắm bắt được điểm mạnh, yếu của từng thị trường để tận dụng khai thác triệt để thế mạnh và khắc phục điểm hạn chế của các thị trường để duy trì, giữ vững và mở rộng thị trường cũ, đồng thời tìm kiếm thị trường mới đầy tiềm năng.
Khanh Hoa Cam Ranh Ninh Thuan Thu Duc Kien Giang Can Tho Ca Mau Quang Ngai Quang Nam Da Nang Nghe An VP Phia Bac Hue Thai Nguyen Phu Tho Hai Phong Quang Ninh Thai Binh Hung Yen Ha Noi Nam Dinh Binh Dinh Phu Yen Binh Thuan Soc Trang Quang Binh
Hình 2.1 :Hệ thống kênh phân phối toàn quốc của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang
Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng Đvt: Kg Tên sản phẩm Năm 2007 Tỷ trọng (%) Năm 2008 Tỷ trọng (%) Năm 2009 Tỷ trọng (%) Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 CL % CL % Cà phê loại (T,K,G,M,N,H,B) 269,976 80.29 309,840 78.49 431,585 80.95 39,864 14.77 121,745 39.29 Arabica(A) 35,039 10.42 43,373 10.99 40,547 7.60 8,333 23.78 -2,826 -6.52 Robusta ® 23,310 6.93 28,353 7.18 39,190 7.35 5,042 21.63 10,836 38.22 Arabica Robusta 4,814 1.43 7,042 1.78 12,487 2.34 2,227 46.28 5,444 77.31 Ocean blue (OB) 2,844 0.85 3,756 0.95 5,139 0.96 911 32.06 1,383 36.82 CuLi (A, AR,
Thượng hạn) 225 0.07 397 0.10 723 0.14 172 76.49 326,215 82.14 Cà phê Chồn 44 0.01 832 0.21 1,189 0.22 788 1788. 96 357,397 42.95 Cà phê MC 0.00 0.00 1,155 0.29 2,307 0.43 1,155 1,152 99.74 Tổng 336,254 100 394,750 100 533,170 100 58,495 17.40 138,420 35.07
Nhận xét
Sản lượng cà phê bán ra tăng qua 3 năm, năm 2008 tăng 58,495 kg tương đương tăng 17.4% so với năm 2007, năm 2009 tăng 138,420 kgtương đương tăng 35.07% so với năm 2008.
Từ bảng cơ cấu sản phẩm của công ty ta thấy:
- Cà phê loại P (T,K,M,N,G,B,H): chiếm tỷ trọng lớn, mặc dù tỷ lệ này thay đổi qua các năm (Năm 2007:80.29%, Năm 2008:78.49%, Năm 2009: 80.95%) nhưng vẫn giữu vị trí cao nhất trong các sản phẩm cà phê của công ty vì sản phẩm loại này có giá cả tương đối “dễ chịu” và thấp nhất ,chỉ dao động từ 40,000 đồng/kg – 60,000 đồng/kg phù hợp với mức tiêu dùng bình dân của người dân Việt Nam. Năm 2008 tăng 39,864 tấn tương đương tăng 14.77% so với năm 2007, năm 2009 tăng 121,745 kg tương đương tăng 39.29% so với năm 2008.
- Sản phẩm cà phê Arabica (A): đứng vị trí thứ 2 về tỷ trọng trong các sản phẩm , chiếm tỷ trọng 10.42%(năm 2007), 10.99% (năm 2008) và 7.6% (năm 2009).Năm 2008 tăng 8,333 kg tương đương tăng 23.78% so với năm 2007, năm 2009 lại giảm 2,826gam tương đương giảm 6.52% so với năm 2008. Nguyên nhân là do, Ở Việt Nam , loại cà phê được trồng nhiều nhất là cà phê Robusta (cà phê vối) chiếm 80%, cà phê Arabica chiếm tỷ lệ nhỏ trong 20% còn lại, nhưng năm 2009 công ty lại nâng mức giá loại cà phê này lên cao (mặc dù thấp hơn Robusta) nhưng mức chênh lệch giữa 2 loại này không quá lớn: Arabica 72,000 đồng/kg, Robusta 78,000 đồng/kg. Mặc khác loại cà phê này ít người uống do chiếm số ít, nên từ lâu người tiêu dùng Việt đã quen với Robusta dẫn đến sự so sánh, đánh đổi trong tiêu dùng giữa 2 loại sản phẩm này ở người tiêu dùng nên làm cho sản lượng tiêu thụ sản phẩm này giảm ở năm 2009.
- Cà phê Robusta (R): là sản phẩm đứng vị trí thứ 3 sau cà phê loại P và cà phê Arabica, sản lượng tiêu thụ loại sản phẩm này tăng và tăng mạnh trong năm 2009, dường như đó là sự thay thế cho Arabica. Năm 2008 tăng 5,042 kg tương đương tăng 21.63% so với năm 2007, năm 2009 tăng 10,836 kg tương đương tăng 38.22% so với năm 2008.
- Cà phê Arabica Robusta (AR): năm 2008 tăng 2,228 kg tương đương tăng 46.28% so với năm 2007, năm2009 tăng 5,444 kg tương đương tăng 77.31% so với năm 2008.
- Cà phê Ocean Blue (OB): Năm 2008 tăng 911 kg tương đương tăng 32.06% so với năm 2007, năm 2009 tăng 1,383 kg tương đương tăng 36.82% so với năm 2008.
- Các loại cà phê CuLi ( cà phê culi, Arabica, Robusta, Arabica Robusta): năm 2008 tăng 172 kg tương đương tăng 76.48% so với năm 2007, năm 2009 tăng 326 kg tương đương tăng 82.14% so với năm 2008.
- Cà phê Chồn (C) : Năm 2008 tăng 788 kg tương đương tăng 1,788.98% so với 2007, năm 2009 tăng 357 kg tương đương tăng 42.95% so với năm 2008, tuy là một loại cà phê có giá không rẻ nhưng mức tiêu thụ sản phẩm này của công ty dều tăng qua các năm, điều này cho thấy sự nỗ lực trong kinh doanh, đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm.
- Cà phê siêu sạch (CPSS) pha phin – MC: ra đời và xuất hiện trên thị trường năm 2008 với 3 dòng sản phẩm: MC số 1, MC số 2 và MC số 4 cùng nhiều đặc tính “lạ”, sản phẩm này đã tạo ra sự cách biệt cho thị trường về tính độc đáo, mới mẻ và khác biệt. Nó
là thành quả của nhà sản xuất và nhà khoa học. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền khép kín với sự tư vấn và giám sát của các nhà khoa học. Vùng nguyên liệu Hòa Thắng ( Đăk Lăk) hoàn toàn sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sản phẩm không có hóa chất gây hại, không có chất bảo quản, không pha trộn hổn hợp. Cà phê MC có tính năng kích thích mạnh quá trình trao đổi chất, trong cơ thể, kích thích thèm ăn, giảm cholesterol . Cà phê MC còn chứa chất chống ôxy hóa và khoáng chất, làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh ung thư da…Nhờ cách chế biến hợp lý trên dây chuyền hiện đại, làm lượng cafein tăng lên 2,5%, tăng gấp 2,5 lần so với cà phê thông thường. Trong năm 2008 thị trường tiêu thụ 1,155 gam, chiếm tỷ trọng 0.29%, đây là một con thể hiện sức chinh phục thị trường của sản phẩm này, sang năm 2009 con số này đã lên đến 2,307 kg, chiếm 0.43% tổng sản lượng tiêu thụ cả năm, tăng so với năm 2008 là 1,152 kg tương đương tăng 99.74%.Với đà tiêu thụ như vậy, sản phẩm cà phê MC sẽ là thế mạnh của công ty trong tương lai trên bước đường chiếm lĩnh thị trường nội địa và hướng xuất khẩu của công ty Mê Trang.
Tóm lại, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng của công ty trong 3 năm 2007- 2009 có sự biến động, để nâng cao khả năng cạnh tranh công ty cần chú ý đến vấn đề khác biệt hóa và tập trung hóa về sản phẩm.
c. Cơ cấu sản phẩm theo giá trị:
Trong vấn đề nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, vấn đề đa dạng hóa sản phẩm của nghành cà phê hiện nay diễn ra mạnh mẽ,Công ty đã lựa chọn cho mình con đường đi riêng, tạo sự khác biệt ở sản phẩm mới, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng trong những sản phẩm cũ. Đây là những đóng góp to lớn trong việc tạo ra giá trị sản phẩm.
Bảng 2.4 : Cơ cấu sản phẩm theo giá trị của công ty năm 2007 - 2009 Đvt: Nghìn đồng Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 CL % CL % 1.Cà phê loại P(T,K,M,G,B,N,H) 26,920,485 30,895,501 43,035,222 3,975,016 14.77 12,139,720 39.29 2.Arabica (A) 5,045,731 6,245,781 5,838,829 1,200,049 23.78 -406,951 -6.52 3.Robusta ® 3,636,496 4,423,168 6,113,738 786,672 21.63 1,690,569 38.22 4.Arabica Robusta (AR) 914,701 1,338,064 2,372,584 423,362 46.28 1,034,520 77.31
5.Ocean Blue (OB) 568,899 751,271 1,027,920 182,372 32.06 276,648 36.82 6.CuLi (A, AR,
Thượng hạn) 78,084 137,807 251,003 59,722 76.49 113,196 82.14
7.Cà phê Chồn 18,591 351,186 502,007 332,594 1788.96 150,821 42.95
8.Cà phê MC 0 311,177 621,533 311,177 310,355 99.74
Tổng 37,182,990 44,453,959 59,762,841 7,270,968 19.55 15,308,882 34.44
Nhận xét:
Cùng với sự biến động của sản lượng sản phẩm trên thị trường thì giá trị của các sản phẩm của công ty cũng thay đổi với từng mặt hàng.
Sản phẩm cà phê loại P (T,K,M,N,G,B,H) là mặt hàng truyền thống của công ty.