GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 103 - 113)

3.6.1. Sự cần thiết biện pháp

- Giá cả đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

- Vấn đề hạ giá thành sản phẩm là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì nó góp phần đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận, tăng nguồn thu và mở rộng các quỹ trong doanh nghiệp góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân viên doanh nghiệp.

- Thúc đẩy quá trình cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, tăng tốc độ quay vòng của vốn, tạo điều kiện để tái sản xuất hiệu quả.

- Tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang, vấn đề hạ giá thành sản phẩm ở một số sản phẩm như: cà phê Chồn, các loại cà phê CuLi,… để tăng doanh số tiêu thụ các sản phẩm này là rất cần thiết và đang là vấn đề mà ban lãnh đạo công ty đang trăn trở, mặc dù đã tìm mọi cách giảm đến mức tối thiểu nhưng vẫn chưa thực hiện tốt.

3.6.2. Nội dung biện pháp

Hạ giá thành sản phẩm tức là làm giảm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong điều kiện chất lượng sản phẩm không thay đổi.

Để thưc hiện được điều này Công ty cần xem xét , đánh giá một cách chính xác và khoa học đối với các chi phí cấu thành nên sản phẩm. Để làm được Công ty cần:

- Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong Công ty từ ban lãnh đạo , cấp quản lý đến đội ngũ công nhân về ý nghĩa việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống và nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt tiêu chuẩn ISO, giảm phế phẩm trong sản xuất.

- Đề cao và có chế độ khen thưởng thõa đáng cho cán bộ, nhân viên có ý tưởng, phương pháp sang tạo trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất, đặc biệt các biện pháp về kỹ thuật, hợp lý hoa dây chuyền sản xuất.

- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, chấp hành đúng qui định mức sử dụng, chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên và định kỳ máy móc, thiết bị nhằm nhanh chóng phát hiện mức tăng của phế phẩm và có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Đầu tư mua sắm mới máy móc hiện đại như: máy phân cỡ, máy sấy, rang, xay,...để thay thế phương pháp thủ công, đồng thời xa thải một số máy móc cũ kỹ, lạc hậu, hết thời hạn sử dụng.

- Tuy nhiên, để thay thế, hủy bỏ hoàn toàn máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu không phải dễ trong diều kiện hạn chế của Công ty như hiện nay, do đó công ty nên chủ động liên doanh, liên kết và hợp tác kinh doanh các doanh nghiệp khác ngành(các ngân hàng, công ty mua bán các thiết bị, máy móc trong ngành,..) nhằm giúp công ty giảm thiểukhó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường,…

- Chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo cung ứng đầy đủ nhằm hạn chế tình trạng tạm ngưng sản xuất khi thời vụ nguyên liệu kết thúc.

- Thường xuyên nghiên cứu thị trường để biết được mức độ chấp nhận giá cả sản phẩm công ty của người tiêu dung, từ đó có chính sách hạ giá thành phù hợp, đồng thời

chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi cần chú trọng, tập trung hơn tùy từng khúc thị thị trường, tránh quảng cáo, khuyến mãi tràn lan, không phù hợp gây lãng phí.

3.6.3. Hiệu quả biện pháp

- Tăng doanh số, lợi nhuận Công ty.

- Giảm bớt chiếm dụng vốn lưu động, tiết kiệm vốn cố định.

- Tạo điều kiện giảm thấp giá bán sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh sản phẩm cho Công ty.

KIẾN NGHỊ

Để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh sản phẩm cà phê Mê Trang, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của thiết thực của Nhà nước, Ngành cà phê Việt Nam, UBND tỉnh Khánh Hòa, cùng các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức tại đại phương.

Một số kiến nghị cụ thể sau:

 Đối với Nhà nước.

- Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua việc ban hành và giám sát hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo tính ổn điinhj lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

- Hoàn thiện chính sách vĩ mô như chính sách thương mại, đầu tư

- Quy hoạch có hệ thống các doanh nghiệp chế biến cà phê( xuất khẩu, tiêu dung nội địa)để tạo sự phù hợp giữa sản xuất, chế biến và cung ứng nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sạch tương tự như cà phê siêu sạch – MC của Công ty.

- Tăng cường hệ thống kiểm soát, giám sát chất lượng từ nguyên liệu đầu vào đến khi tiêu thụ. Vạch ra tiêu chí bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đến năm 2015 các sản phẩm đưa ra thị trường phải có chứng nhận của hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO, ít nhất là ISO 9002.

- Đơn giản các thủ tục hành chính trong quản lý như: thủ tục đăng ký kinh doanh, vay vốn tín dụng,...

- Đầu tư kinh phí xây hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng vùng nguyên liệu cà phê tại các tỉnh miền núi như: Lâm Đồng, Gia Lai. Đăk Lăk,..tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, vận chuyển, bảo quản nguyên liệu dễ dàng, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân tròng cà phê tại đại phương.

 Đối với ngành

- Có chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ giá cho người nông dân trong trồng cây cà phê, đảm bảo cho dù trong điều kiện biến động xấu nhất của thị trường, nông dân vẫn có một mức lợi nhất định.

- Quy hoạch diện tích trồng cà phê, phá bỏ các đồn điền cà phê già cỗi, quá thời gian sử dụng .

- Thiết lập quỹ hỗ trợ rủi ro ngành.

- Khuyến khích tiêu dúng, chế biến cà phê trong nước, kích thích sản xuất và tiêu dùngnội địa.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, thường xuyên, xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp qui phạm.

- Xây dựng hệ thống thông tin về giá cả, mặt hàng tiêu thụ trong và ngoài nước linh động và rộng rãi kiểu tương tự như sàn giao dịch chứng khoán, nhằm giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời những rủi ro về giá.

Đối với Công ty.

- Thiết lập bộ phận marketing trong các khâu thu mua tới tiêu thụ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển thị trường , mở rộng mối quan hệ với khách hàng.

- Mở rộng các của hàng trưng bày sản phẩm, các văn phòng đại diện của Công ty, hệ thống các quán cà phê siêu sạch – MC tại các chi nhánh trên toàn quốc.

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để có chứng nhận ISO 9002 nhằm tăng uy tín của sản phẩm đến với người tiêu dung, đồng thời mở ra hướng xuất khẩu cho sản phẩm cà phê Công ty.

- Tiếp tục mở rộng và chủ động vùng sản xuất, thu mua nguyên liệu trong cả nước.

- Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành có liên quan, đầu tư cải tiến, thay thế hoặc trao đổi các máy móc, thiết bị không còn phù hợp, năng cao trình độ tay nghề cho công nhân thông qua mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho những công nhân mới vào nghề, các buổi kiểm tra tay nghề công nhân định kỳ.

- Chú trọng phát triển thường xuyên các phong trào văn – thể - mỹ cho cán bộ công nhân viên Công ty nhằm xây dựng nền văn hóa công ty theo hướng công nghiệp, đồng thời tạo mối quan hệ cởi mở, lâu dài với các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành, với Nhà nước,…

- Chú trọng vào phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng của công ty như MC .

- Tập trung khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng, tạo sức ảnh hưởng lớn của “Người bạn tinh thần vô giá” trên toàn quốc, đây là cơ hội để sản phẩm cà phê Mê Trang có mặt ở các thị trường nước ngoài.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với Công ty cổ phần cà phê Mê Trang nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty trong sự sàng lọc nghiệt ngã của cạnh tranh. Không có ý thức nâng cao khả năng cạnh tranh Công ty sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Do đó, đây là một vấn đề được các Công ty rất quan tâm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được những mục tiêu cuối cùng của mình là thu lợi nhuận cao nhất, chiếm lĩnh được thị trường, chiến thắng các đối thủ cạnh tranh, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Muốn đạt được mục tiêu đó Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, làm tăng uy tín của sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh đó cần có nhứng chính sách hỗ trợ và khuyến khích của nhà nước để tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi. Nếu thực hiện được điều này hi vọng rằng trong tương lai không xa cùng với Trung Nguyên, và các đại gia khác trong ngành cà phê, cà phê Mê trang sẽ trở thành một tên tuổi, một phong cahs mới, hiện tượng mới không chỉ thị trường trong nước mà còn thị trường nước ngoài.

Qua phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê Mê Trang ta thấy ưu điểm lớn nhất của công ty là tính chủ động trong nguồn nguyên liệu, cơ cấu mặt hàng khá đa dạng, sản phẩm mang tính độc đáo, riêng biệt. Bên cạnh đó, qua nhiều vấn đề cho ta kết luận rằng khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của Công ty chưa cao như: thương hiệu Mê Trang còn khá mới mẻ, sức ảnh hưởng chưa thực sự lớn trên thị trường thông qua thị phần, hầu hết công nhân sản xuất và một phần nhân viên thị trường chủ yếu có trình độ phổ thông, nguồn vốn kinh doanh hạn chế, sản phẩm ít có tính cạnh tranh trên thị trường.

Đề tài “Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang” là một đề tài mới, mang tính thực tế và tương đối khó, đòi hỏi tính tổng hợp, suy luận cao. Bản thân em là sinh viên kiến thức và kinh

nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập khá ngắn, có nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh nhưng chưa có cơ sở lý thuyết rõ ràng làm cơ sỏ để phân tích. Do đó, nhất định trong đề tài này có nhiều vấn đề thiếu sót , em mong sự góp ý nhiệt tình của quý Anh/Chị trong công ty, quý Thầy/ Cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Đặng Hoàng Xuân Huy cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế , đặc biệt thầy cô bộ môn Kinh tế thủy sản, các Anh/Chị trong Công ty cùng các bạn đã giúp em hoàn thành cuốn đồ án này.

Hi vọng rằng đề tài này sẽ giúp Công ty có thêm một vài tư liệu cho việc tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp thiết thực cho sản phẩm để cạnh tranh và cùng mong rằng đây cũng là tư liệu để các bạn sinh viên các khóa sau sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển các giải pháp cho ngành cà phê nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Mai Thị Huyền Thi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PTS Lê Dăng Doanh, Th.S Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hân(1998), “Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”, Nxb Lao động, Hà nội.

2. TS Phạm Công Đoàn,TS Nguyễn Cảnh Lịch(1999), “Kinh tế doanh nghiệp thương mại", Nxb Quốc gia, Hà nội.

3. GS - TS Phạm Vũ Luận(2001), “Quản trị doanh nghiệp thương mại”, Nxb Quốc gia, Hà nội.

4. Phillip Kotler (1999), “Quản trị Maketing”, Nxb Thống kê,

5. Michael E. Potter (1996), “Chiến lược cạnh tranh”,Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.

6. Các tài liệu có liên quan đến sản phẩm cà phê của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang.

7. Các website: metrang.com.vn, vicofa.org.vn và các website của câc doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Ý NGHĨA THƯƠNG HIỆU CÀ PHÊ MÊ TRANG

Cà phê Mê Trang được nhiều khách hang cảnước biết đến g thông qua hình ảnh logo và câu slogan rất đặc trưng và ý nghĩa.

Ý nghĩa logo:Logo Mê Trang là viên kim cương triệu triệu Kara vô cùng quý giá. Các góc nhọn biểu hiện cho sức mạnh của cạnh tranh, luôn luôn khát vọng đi lên, vươn xa và lan tỏa rộng khắp hành tinh. Màu xanh phía trên là màu xanh của rừng núi Ban Mê Thuột, bao phủ và hoà quyện với màu xanh phía dưới của thành phố biển Nha Trang. Giữa màu xanh phía dưới của thành phố biển có chữ. Đây là chữ viết tắt của hai chữ cái của tên người sánh lập Thế Hùng, dịch qua tiếng Trung Quốc đó là chữ “Lực”. Chữ này có ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh và khát vọng của thương hiệu cà phê Mê Trang: thành đạttrên thương trường không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thị trường quốc tế. Minh chứng cho điều đó là phía trên logo có quả cầu và hạt cà phê của Công ty Mê Trang đã được rang chín, người dân trên toàn cầu ưa chuộng.

Ý nghĩa slogan “ Người bạn tinh thần vô giá”: cũng xuất phát từ ý nghĩa logo, giống như viên kim cương triệu triệu Kara. Mặt khác, có bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ đã chia sẻ vui buồn cùng ly cà phê cho ra đời những tác phẩm, kiệt tác vang dội. Có bao nhiêu nhà bác học được ly cà phê tiếp sức, họđã có những ý tưởng đầy sáng tạo để lại những thành quả khoa học cho muôn đời sau. Chính vì vậy, khẩu hiệu “Người bạn tinh thần vô giá” ra đời gắn bó cùng với cà phê Mê Trang.

Bằng tính năng vượt trội của mình, Công ty Cà phê Mê Trang đang phát triển mạnh mẽtrong và ngoài nước, đang là hiện tượng mới, phong cách mới dành cho khách hàng lựa chọn và tin tưởng.

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC CHI NHÁNH, NHÀ PHÂN

PHỐI TOÀN QUỐC CỦA MÊ TRANG.

ST T

Tỉnh-Thành

Phố Địa Chỉ

1 Quảng Ninh Tổ 52-Khu 4-P.Bạch Đằng-Tp.Hạ Long

2 Thái Bình 49/11 Ngô Quang Bích - Tổ 21-P.Tiền Phong - Thái Bình

3 Hải Dương 4C Tuy An - P.Trần Phú

4 Vĩnh Phúc 179 Đại lộ Hùng Vương - P.Hội Hợp - Tp.Vĩnh Yên

5 Hà Nam 118 Quy Lưu - Tp.Phủ Lý

6 Hưng Yên Vân Nam-TT Hưng Nhân-Hưng Hà

7 Hải Phòng 56 Phan Bội Châu-P.Quang Trung-Q.Hồng Bàng

8 Nam Định 99 Nguyễn Hiền

9 Thanh Hóa 14 Phan Bội Châu - Tân Sơn

10 Nghệ An 256 Phong Đình Cảng-P.Bến Thủy-Tp.Vinh

11 Huế 66 Nguyễn Huệ-Tp.Huế

12 Phú Yên 20 QL 1A-Ngân Sơn-Chí Thạnh-Tuy An

13 Quảng Bình Thôn 2-Đại Lộc-Tp.Đồng Hới

14 Đà Nẵng 129 Nguyễn Công Trứ-Q.Sơn Trà

15 Quảng Nam 531 Phan Chu Trinh-Tp.Tam Kỳ

16 Quảng Ngãi 52 Hai Bà Trưng-P.Lê Hồng Phong

17 Vạn Ninh 91 Nguyễn Huệ-Vạn Giã-Vạn Ninh

18 Ninh Hòa 53 Trần Quý Cáp-Ninh Hòa

19 Cam Ranh Lô 10 Chung cư Lạc Hòa-Đ.Nguyễn Thái Học-Cam Lộc

20 Bình Thuận 480 Trần Hưng Đạo-Tp.Phan Thiết

21 Bình Định 76 Đô Đốc Bảo-Tp.Quy Nhơn

22 Đắc Lắc 203 Nguyễn Thái Bình-Thôn 9-Xã Hòa Thắng-BMT

23 Bình Dương

G142A ,Khu 5 Phạm Ngọc Thạch-Hiệp Thành-TX Thủ Dầu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)