Các nhân tố ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 69 - 113)

2.3.1.1. Nhân tố chủ quan

a) Nguồn lực tài chính và vật chất

Một DN muốn thành lập thì yếu tố đầu tiên mà DN đó cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Do vậy, nguồn lực tài chính là điều kiện tiên quyết của bất kì một DN nào, vốn chính là tiền đề vật chất để thành lập, để công ty tồn tại và phát triển. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là chiếc gọng kìm bẻ gãy mọi đường tiến của DN, tạo điều kiện doanh nghiệp hướng đến cái lạc hậu, phá sản.Trong cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề về nguồn lực tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó thể hiện tình trạng sức khỏe của một DN. Tuy nhiên, nhu cầu cũng như việc phân bổ nguồn vốn của mỗi DN là hoàn toàn khác nhau, tùy thuộc vào qui mô, đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị.

Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009 Đvt :Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 CL % CL % A. Phần tài sản 18,468,291 32,348,189 52,695,396 13,879,897 75.16 20,347,207 62.90 1. TSCĐ và ĐTNH 11,499,454 14,424,907 22,713,876 2,925,453 25.44 8,288,968 57.46 2. TSLĐ và ĐTDH 6,968,837 17,923,281 29,981,520 10,954,444 157.19 12,058,238 67.28 B. Nguồn vốn 18,468,291 32,348,189 52,695,396 13,879,897 75.16 20,347,207 62.90 1. Vốn chủ sở hữu 13,022,470 22,340,636 30,609,689 9,318,165 71.55 8,269,053 37.01 2. Vốn vay 5,445,820 10,007,552 22,085,706 4,561,731 83.77 12,078,153 120.69

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy tổng giá trị tài sản và nguồn vốn của công ty đều tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 tổng giá trị tài sản tăng 13,879,897nghìn đồng đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 75.16% so với năm 2007, năm 2009 tăng 20,347,207 nghìn đồng tương đương tăng 62.9% so với năm 2008. Trong đó, giá trị TSCĐ và ĐTNH năm 2008 tăng 2,925,453 nghìn đồng tương đương tăng 25.44% so với năm 2007, năm 2009 tăng 8,288,968 nghìn đồng tương đương tăng 57.46% so với năm 2008, giá trị TSLĐ và ĐTDH tăng 10,954,444 nghìn đồng tương đương tăng 157.19% so với năm 2007, năm 2009 tăng 12,058,238 nghìn đồng tương đương tăng 67.28% so với năm 2008.

Xét về nguồn vốn, do đặc thù công ty là công ty cổ phần nên vốn góp chủ yếu là các cổ đông, phần còn lại là vốn vay, tại Mê Trang nguồn vốn chủ sở hữu có được từ 3 cổ đông : Ông Lương thế Hùng – tổng giám đốc: 70% vốn, Ông Lương Xuân Ba và Ông Lương Văn Dong chiếm 30% vốn.Tổng nguồn vốn tăng khi công ty có nhu cầu bổ sung them vào kinh doanh.Cụ thể, năm 2008 vốn chủ sở hữu tăng 9,318,165 nghìn đồng tương đương tăng 71.55% so với năm 2007, năm 2009 tăng 8,269,053 nghìn đồng tương đương tăng 37.01% so với năm 2008, tuy nhiên nguồn vốn này tăng nhưng không cao như nguồn vốn vay, trong giai đoạn 2007 – 2009 nguồn vốn vay conng ty hầu như tăng gấp đôi năm trước, cụ thể năm 2008 tăng 4,561,731nghìn đồng tương đương tăng 83.77% so với năm 2007, năm 2009 tăng 12,078,153 nghìn đồng tương đương tăng 120.69% so với năm 2008.

Tóm lại trong giai đoạn này nhu cầu vốn của công ty tăng lên khá mạnh, vì công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tại xã Vĩnh Lương – Nha Trang, Khánh Hòa và đã đưa vào sử dụng cuối năm 2009, do đó kéo theo phần tài sản cố định công ty cũng tăng nhanh, riêng tài sản lưu động và đầu tư dài hạn cũng tăng, chứng tỏ vốn bằng tiền hàng hóa, trong lưu thông, trong khâu dự trữ cũng tăng, chủ yếu vốn trong khâu lưu thông tăng mạnh. Ta thấy giá trị tài sản cố định và giá trị tài sản lưu động chiếm tỷ trọng gần bằng nhau trong tổng tài sản, đây là sự phân bố hợp lí, phù hợp với chức năng của một công ty vừa sản xuất vừa thương mại như Mê

Trang. Điều đang lưu ý ở đây là nguồn vốn vay của công ty chênh lệch so với vốn chủ sở hữu quá lớn, điều này trực tiếp làm giảm lợi nhận của công ty, và đặc biệt gây khó khăn và làm giảm sự chủ động trong kinh doanh của công ty khi lãi suất ngân hàng luôn biến động như hiện nay.Vì thế, để nâng cao khr năng cạnh tranh công ty không nên bỏ sót vấn đề này.

Bảng 2.6: Tình hình máy móc thiết bị của công ty đến ngày 31/12/2009

STT Tên thiết bị Nơi sản

xuất Năm sử dụng Số lượng Giá trị còn lại

1 Máy rang Việt nam 2009 6 95%

2 Máy phân cỡ Nhật Bản 2009 1 98%

3 Dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan mới Việt nam 1 84% 4 Dây chuyền sản xuất cà phê siêu sạch 2008 1 92%

5 Băng chuyền làm nguội 2000 1 85%

6 Bồn chứa dạng đứng bê tong Việt nam 2000 3 65%

7 Bồn chứa dạng đứng inok Việt nam 2009 9 97%

8 Dây chuyền sx cafe hòa tan – cũ Việt nam 2000 2 72%

( Nguồn : Số liệu lấy từ phòng kỹ thuật của Công ty)

Nhìn chung máy móc thiết bị trong toàn Công ty phần lớn là được nâng cấp, sửa chữa và mua sắm mới, số ít còn lại là máy móc cũ. Công ty đã đang và sẽ thay thế các loại máy móc cũ, lạc hậu bằng các loại máy móc hiện đại, có tính chuyên dùng cao. Tuy nhiên, số máy móc của công ty sử dụng đa phần sản xuất tại Việt Nam mặc dù các phị tùng của máy móc không do Việt Nam sản xuất nhưng những sản phẩm do Việt Nam lắp ráp cũng chỉ dừng lại ở một mức thấp nào đó. Do vậy, làm giảm khả năng thâm nhập của sản phẩm Công ty trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

b) Nguồn nhân lực

Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào của sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của con người. Do đó đòi hỏi phải có một đội ngũ quản lý có trình độ, kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường, có phong cách quản lý cao, có khả năng ra quyết định, xây dựng ekíp quản lý…Đội ngũ nhân viên có trình độ, tay nghề, ý thức

trách nhiệm, kỷ luật lao động và có tính sáng tạo cao. Vì các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, cũng như tạo thêm tính ưu việt, độc đáo của sản phẩm. Chính vì thế, công ty đã rất chú trọng từ khâu tuyển dụng cho đến khâu đào tạo bồi dưỡng và phát triển nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, người lao động phù hợp với công viêc.

Với mô hình trực tuyến tham mưu công ty đã phân bổ lao động theo các đơn vị trực thuộc, từ đó mỗi đơn vị chịu trách nhiệm quản lý số lao động của mình và báo cáo đầy đủ lên công ty sau mỗi kỳ kinh doanh để từ đó công ty có chính sách khen thưởng kịp thời, đúng công sức của người lao động bỏ ra và thăng cấp cho những người có nhiều thành tích, đóng góp trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm khuyến khích tinh thần lao động trong mỗi nhân viên, tăng khả năng sáng tạo và trách nhiệm trong công việc.

Bảng 2.7: Tình hình nguồn lao động của công ty trong 3 năm (2007 -2009)

Đvt:Người

Cơ cấu lao động

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 CL % CL % Tổng lao động 307 353 408 46 14.98 55 13.48 -Trình độ 0 0 + Đại học 61 71 78 10 16.39 7 8.97 + Cao đẳng 74 82 96 8 10.81 14 14.58 + Trung cấp và công nhân 172 200 234 28 16.28 34 14.53 - Giới tính 0 0 + Nam 129 155 165 26 20.16 10 6.06 + Nữ 178 198 243 20 11.24 45 18.52

(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự công ty MêTrang)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng lao động của công ty tăng qua các năm.Năm 2008 có 353 lao động tăng so với năm 2007là 46 lao động, tương đương tăng 14.98%. Năm 2009 tăng 55 lao động tương đương tăng 13.48% so với năm 2008. Lượng lao động

tăng nhiều này trong giai đoạn này là do hàng năm công ty thực hiện chính sách hướng ra thị trường, nên số nhân viên thị trường hàng năm tăng 4%- 6%, đồng thời với nó là sự tăng lên của nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng, riêng trong năm 2009 công ty đưa vào hoạt động nhà máy sanrxuaats mới tại Vĩnh Lương - thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nên tuyển thêm khá nhiều lao động, đặc biệt là công nhân.

- Xét về trình độ: Nhìn chung chất lượng lao động tại công ty tương đối đảm bảo, lượng lao động đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng tương đốí nằm trong khoảng từ 18% - 20%, lượng lao động trình độ trung ccaaps và công nhân chiếm số đông. Điều này là phù hợp với một công ty vừa sản xuất và thương mại như Mê Trang. Cụ thể, năm 2007, lao động đại học 61 người chiếm 19.87%, cao đẳng 74 người chiếm 24.1%, trung học và công nhân 172 người chiếm 56.03%. Năm 2008 so với năm 2007, lao động đại học chiếm 20.11%, tăng 10 người tương đương tăng 16.39%, lao động cao đẳng chiếm 23.23%, tăng 8 người tương đương tăng 10.81%, lao động trung học và công nhân chiếm 56.66%, tăng 28 người tương đương tăng 16.28%. Năm 2009 so với năm 2008, lao động đại học chiếm 19.12%, tăng 7 người đương tăng 8.97%, lao động cao đẳng chiếm 23.53%, tăng 14 người tương đương tăng 14.58%.

- Xét về giới tính: Do đặc thù của ngành sán xuất và biến nên số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng luôn cao hơn tỷ lệ nam giới, đặc biệt trong các phân xưởng sản xuất thì tỷ lệ này chiếm tỷ trọng cao hơn. Ở đây ta thấy mức chênh lệch tỷ lệ này tại công ty qua 3 năm đều không cao, nếu không phải nói là xấp xỉ, nguyên nhân là do nhân viên thị trường của công ty chủ yếu là nam, chiếm tỷ lệ khá cao vì phù hợp với tính chất công việc, nên hai tỷ lệ này bù đắp cho nhau làm giảm sự chênh lệch này xuống. Duy chỉ trong năm 2009 mức chênh lệch này khá cao và nghiêng hẳn về nữ do công ty tuyển thêm nhiều nhân viên khi đưa vào sử dụng nhà máy mới.

Cụ thể: Năm 2008 số lao động namtăng 26 người tương đương tăng 20.16%, lao động nữ tăng 20 người tương đương tăng 11.24% so với năm 2007. Năm 2009, số lao động nam tăng 10 người tương đương tăng 6.06%, lao động nữ tăng 45 người tương đương tăng 18.52% so với năm 2008.

Do nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự, hàng năm, đặc biệt trong 3 năm qua công ty ban lãnh đạo công ty đều có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, công ty thường cử cán bộ cóchuyên môn tham gia các chương trình lớn về cà phê như các hội thảo lớn diến ra tại Việt Nam như:Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuộc 10/12/2008, Hội thảo về phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam diễn ra vào ngày 4/12/2009 tại Đà Lạt,...Bên cạnh đó, công ty cũng có nhiều chính sách khen thưởng và khích lệ các nhân viên có trình độ, tay nghề, sáng tạo trong công việc bằng nhiều hình thức như nâng lương, tăng chức vụ cao hơn. Mặc khác hàng năm công ty còn tổ chức nhiều cuộc thi nhằm phát huy tài năng của các nhân viên trong công ty từ đó tạo bầu không khí vui tươi thoải mái, đoàn kết trong lao động, nâng cao năng suất lao động, tinh thần trách nhiệm vì công việc của nhân viên, tạo cảm giác như họ đang sống trong ngôi nhà thứ hai thật sự.Tuy nhiên, để làm tốt điều này, phía công ty cần có những nhà lãnh đạo giỏi, hiểu tâm lý nhân viên, đồng thời với việc này là kinh phí cho quỹ khen thưởng phải đủ mạnh, muốn vậy công ty kinh doanh phải có hiệu quả cao. Điều này cho thấy tác động qua lại giữa chính sách nguồn nhân lực với hiệu quả kinh doanh của công ty.Do vậy khi xem xét khả năng cạnh tranh của công ty chúng ta càng không nên bỏ qua vấn đề này.

2.3.1.2. Nhân tố khách quan a) Nhà cung ứng a) Nhà cung ứng

Cũng như bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào thì yếu tố nguyên liệu đầu vào được xem là yếu tố quan trọng trong việc hoạch định giá bán, chất lượng sản phẩm đầu ra. Nguyên liệu tốt, đảm bảo thì chất lượng sản phẩm hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên không phải mọi doanh nghiệp đều làm tốt vấn đề này cho dù nhãn hiệu luôn luôn có sẵn câu “chất lượng đảm bảo”. Đối với cà phê Mê Trang thì điều này hoàn toàn yên tâm, công ty trực tiếp trồng và quản lý vùng nguyên liệu tại Hòa Thắng (Đăk Lăk) trong một qui trình sạch, khép kín, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được sự kiểm tra và giám sát của các nhà khoa học trong lĩnh vực cà phê do công ty trực tiếp thuê. Công ty có công ty thu mua, dự trữ và bảo quản cà phê hạt trực tiếp tại

vùng nguyên lệu – Công ty thu mua nguyên liệu MTI. Vì thế, vấn đề này được xem là một lợi thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác trong cùng ngành. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm cà phê rang xay và cà phê bột Công ty sử dụng nguyên liệu thu mua từ hộ nông dân, mà lượng nguyên liệu này chiếm phần lớn, do đó chịu áp lực cạnh tranh về giá, chất lượng nguyên liệu và phụ thuộc lớn vào khả năng thõa thuận của nhân viên thu mua Công ty. Đặc biệt, đặc điểm nguyên liệu mang tính mùa vụ nên ảnh hưởng lớn đến nguồn nguyên liệu sản xuất công tác tích trữ nguyên liệu không đảm bảo. Do đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của Công ty.

b) Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tim ẩn

Hiện nay, đối thủ của Mê Trang không chỉ dừng lại ở các đối thủ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà như : Năm Ngọc, Hoàng Tuấn, Kiều Liên, Đất Việt,... mà còn các đối thủ thâm niên trong làng cà phê Việt như Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe Biên Hoà,...Các đối thủ này không ngừng cải tiến sản phẩm cũ về hình thức, chất lượng, tung ra nhiều sản phẩm mới và những chiến lược kinh doanh mới lạ nhằm dành giật thị trường và khách hàng của Công ty. Đấy là chưa kểđến nhữngđối thủ cạnh tranh ngoài ngành như Vinamilk, các công ty sản xuất mía đường và các công ty sữa khác cung đã và đang cho ra đời những sản phẩm cà phê hoà tan trên thị trường. Do vậy, sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường với xu hướng ngày càng tăng đã làm gia tăng mạnh áp lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của Công ty cổ phần cà phê Mê Trang.

c) Khách hàng

Chúng ta biết rằng trong môi trường cạnh tranh, khách hàng là một bộ phận không thể tách rời với mọi động thái của doanh nghiệp. Khách hàng là người nắm vai trò quyết định đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng của doanh nghiệp không còn là đối tượng chung chung nữa mà là các đối tượng cụ thể. Hiện nay, mặc dù sản phẩm cà phê Mê Trang không chỉ dừng lại ở các sản phẩm đơn thuần truyền thống ngành như cà phê bột, cà phê rang xay, thậm chí cà phê hoà tan mà có bước tiến xa hơn ở sản phẩm cà phê siêu sạch( CPSS) – MC được nhiều khách hàng biết đến. Cùng với đó là những dịch vụ ưu đãi ,chăm sóc khách hàng khi bán sản phẩm c ũngđ ã góp phần thoã mãn được phần đông khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công

ty. Tuy nhiên, áp lực của khách hàng ngày càng gia tăng cùng với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều đã gây áp lực rất lớn đến lượng khách hàng của Mê Trang.

d) Sản phẩm thay thế

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhu cầu ăn uống, giải trí của con người cũng theo đó ngày càng gia tăng đến chóng mặt, dẫn đến sự ra đời

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 69 - 113)