2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần cà phê Mê Trang được thành lập vào ngày 20/10/2000. Tiền thân của nó là công ty TNHH, đến ngày 22/05/2007 công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần và được Sở Kế Hoạch Đầu Tư Khánh Hòa cấp giấy phép kinh doanh và bắt đầu đi vào hoạt động đến ngày nay.
Hiện nay, công ty có trên 350 nhân viên, là một công ty với qui mô chưa thật sự lớn, nhưng với tinh thần sáng tạo, nhiệt tình và sự nỗ lực vì công ty cán bộ nhân viên công ty đã dần dần khẳng định vị thế của công ty trên thương trường đưa cái tên Mê Trang trở nên quen thuộc với người tiêu dùng khắp Bắc, Trung, Nam và tương lai không xa nữa cùng với Trung Nguyên, cà phê Mê Trang cũng là một cái tên trong “Làng cà phê” xuất khẩu của Việt Nam.
Trải qua gần 10năm xây dựng và phát triển với bao thăng trầm và sóng gió đến nay uy tín và thương hiệu của công ty đã tìm được cho mình một vị trí đứng tương đối vững trên thị trường trong nước, đặc biệt cà phê Mê Trang đã trở nên khá quen thuộc với người tiêu dùng Miền Trung. Đây là một thành quả đáng tự hào cho một doanh nghiệp trẻ như Mê Trang .
Là một DN trong ngành chế biến thực phẩm, công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, cụ thể hàng năm công ty đàu tư hàng tỷ đồng vào mua sắm trang thiết bị máy móc, sửa chữa nhà xưởng nhằm huy động tối đa công suất của máy móc, đồng thời, hàng năm công ty bổ sung thêm nguồn kinh phí cho bộ phận KCS để tạo nên sản phẩm đạt chất lượng và an toàn với người tiêu dùng. Chính vì thế mà trong năm 2005 – 2006 công ty
nhận được khá nhiều giải thưởng về chất lượng như: Huy chương vàng thực phẩm chất lượng an toàn sức khỏe cộng đồng 2005, Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2005,2006, Giải cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn năm 2006, Siêu cúp thương hiệu nổi tiếng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và phát triển cộng đồng năm 2006”…
Một số thông tin công ty:
Người đại diện chính : Ông Lương Thế Hùng – chức vụ : Tổng Giám Đốc Tên công ty: Công ty cổ phần cà phê Mê Trang
Tên công ty viết tắc : METRANGCO
Tên tiếng Anh : Me Trang Coffee Join Stock Company
Trụ sở chính : 66 đường 2/4 – phường Vĩnh Hải – Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa
Nhà máy sản xuất : 108 Nguyễn Khuyến – Nha Trang Điện thoại : 058.831525 Fax: 058.832686
Email : info@metrang.com.vn Website : www.metrang.com.vn Mã số thuế : 4200421037
Giấy phép kinh doanh số 3703000265 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Khánh Hòa cấp
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.1 Chức năng
Công ty cổ phần cà phê Mê Trang chuyên sản xuất và mua bán các mặt hàng như : chè, cà phê,kem … để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng đến thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh các lĩnh vực môi giới thương mại như:
- Mua bán, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm.
- Mua bán vật liệu xây dựng, vật tư, phụ kiện ngành nước - Dịch vụ ăn uống, giải khát.
- Vận tải hàng hóa đường bộ.
- Kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng.
- Trang trí nội thất, ngoại thất. - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
- Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí (trừ máy móc, thiết bị). - Mua bán ô tô, xe máy và các phụ tùng thay thế ô tô, xe máy.
2.1.2.2 Nhiệm vụ
- Tổ chức quản lí thực hiện và tự chịu trách nhiệm về ngành nghề kinh doanh đã đăng kí. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh trên cở sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lí kinh tế, tài chính, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất, phục vụ tiêu dùng xã hội.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lí lao động, giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã hội, lợi ích công ty, lợi ích người lao động. Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
- Nâng cao trình độ quản lí, trình độ chuyên môn cũng như giáo dục nhận thức về mặt chính trị, tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, nâng cao ý thức về xã hội, công ty và bản thân.
- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất, thực hiện tốt và vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Hoàn thành đúng và đầy đủ nộp ngân sách Nhà nước.
- Bảo quản, sử dụng hợp lí nguồn nguyên liệu theo đúng quy trình chế biến, đảm bảo đúng chất lượng, đủ số lượng và giao hàng đúng thời hạn đối với khách hàng. Luôn nghiên cứu và sáng tạo những sản phẩm mang tính chất đặc trưng, khác lạ đến với khách hàng.
- Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, các yêu cầu kiểm soát môi trường của Sở Khoa Học và Công Nghệ Môi trường. Duy trì điều kiện làm việc đạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm và lao động, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị, tại địa phương cũng như làm tròn nghĩa vụ với công tác quốc phòng.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân, công tác đền ơn đáp nghĩa tại địa phương, tham gia tìm kiếm, đào tạo tài năng trẻ tại địa phương….
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý 2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
Từ tháng 5/2007 khi chuyển sang hình thức sở hữu mới, công ty cổ phần cà phê Mê Trang đã hoạt động theo bộ máy quản lý mới tinh gọn, hoàn thiện và phù hợp hơn so bộ máy cũ.
Bộ máy quản lý bao gồm Hội đồng quản trị là tổ chức cao nhất điều hành mọi hoạt động,cùng với sự hỗ trợ của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng riêng tạo sự chuyên môn hóa trong công ty và bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện giữa các phòng ban.
Thể hiện ở sơ đồ sau
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty:
Trưởng phòng kỹ thuật
Hội đồng quản trị Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc Giám Đốc Thương Hiệu Hành Chính Nhân Sự Trưởng phòng 1 Giám sát vùng 1 Phó Giám Đốc Kỹ Thuật Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Thương Hiệu Giám Đốc Kỹ Thuật Giám Đốc Kinh Doanh Giám Đốc Tài Chính Kỹ thuật viên Nhân viên Sản xuất Nhân viên Bán hàng Giám sát vùng 3 Trưởng phòng 2 Giám sát vùng 2 Phòng Kế Toán GĐ các chi nhánh Trưởng phòng kinh doanh Nhân viên Bán hàng Nhân viên hành chính GĐ Nhân sự Công đoàn BCH Công đoàn
Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phần
- Hội đồng quản trị : Gồm các cổ đông sáng lập công ty.
a. Chức năng: điều hành các lĩnh vực vấn đề về nhân sự, về các quản lý, về công ty: quyết định thành lập hoặc đình chỉ hoạt động các chi nhánh…
b. Có quyền chỉ định tổng giám đốc, hội đồng quản trị, có thể bầu ra một người khác làm tổng giám đốc.
- Tổng giám đốc : là người đại diện trước pháp luật của công ty, điều hành toàn bộ công việc của công ty, có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật, xa thải. Là người có quyền hạn cao nhất, có khả năng tổ chức quản lí, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tìm mọi biện pháp để tăng nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh. Trực tiếp tổ chức bộ máy quản lí, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật có quyền quyết định các vấn đề của công ty.
- Phó tổng giám đốc: Có chức năng tương đương với TGĐ dưới sự ủy quyền của TGĐ, có chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiên cứu thị trường, phân phối sản phẩm, giải quyết đầu ra, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tham mưu cho giám đốc thực hiện sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm, tổ chức quản lí hướng dẫn nghiệp vụ các phòng, xưởng mà giám đốc chi định quản lí.
- Giám đốc nhân sự : Có chức năng tuyển dụng, bố trí lao động, duy trì nguồn nhân lực ổn định sản xuất kinh doanh.
- Phòng hành chính : Quản lý chung các mặt liên quan tới giấy tờ: công văn giấy tờ, đóng dấu công văn đến, công văn đi, đến các phòng ban, có nhiệm vụ tổ chức quản lí lao động, bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động… Nghiên cứu các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Công ty. Cập nhật các văn bản, chính sách của nhà nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ tài liệu.
- Giám đốc kinh doanh : Quản lý tình hình hoạt động sản xuất, bán hàng trên phạm vi cả nước. Điều hành, quản lý các phó Giám đốc kinh doanh, các giám sát viên, các trưởng phòng kinh doanh.
- Trưởng phòng kinh doanh : Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện công việc chăm sóc khách hàng. Đưa ra các thông tin phù hợp cho kế hoạch sản xuất.
- Giám đốc thương hiệu : Phòng thương hiệu trực thuộc phòng kinh doanh: xây dựng duy trì hình ảnh thương hiệu của Công ty trên thị trường, xúc tiến các hoạt động hỗ trợ bán hàng.
- Phòng kế toán : Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, quản lí tài sản Công ty. Có quyền và nghĩa vụ theo quy định ucả pháp luật.
- Giám đốc các chi nhánh : Chúc năng tương đương với giám đốc chi nhánh nhưng chỉ giới hạn ở một chi nhánh. Có quyền quản trij các trưởng phòng kinh doanh các giám sát nhân viên thị trường.
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty. Đặc biệt trong ngành sản xuất và chế biến cà phê, khâu sản xuất phải theo một qui trình cụ thể, đảm bảo chất lượng từ đầu vào đến đầu ra. Chính vì vậy, công ty cần có một bộ máy tổ chức sản xuất như thế nào để đẩm bảo sản xuất được diễn ra liên tục, đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời để sản phẩm làm ra có chi phí thấp nhất mà chất lượng cao.
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
Giám đốc sản xuất
Là người có quyền hạn cao nhất, có khả năng tổ chức, quản lý, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc tình hình sản xuất của công ty. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về các vấn đề liên quan đến sản xuất công ty.
Phó giám đốc
Có chức năng tham mưu cho giám đốc, chịu sự ủy quyền của giám đốc giải quyết các vấn đề có liên quan đến sản xuất công ty, báo cáo giám đốc về tình hình sản xuất tại công ty.
Phòng kế toán
Cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, hoạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lập kế hoạch tài chính, quản lý tài sản công ty. Có quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.
Phòng tổ chức sản xuất
Lập và kiểm soát kế hoạch sản xuất trong kỳ, đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng các sản phẩm đầu ra. Kiểm tra, đảm bảo sự tuân thủ theo đúng qui trình sản xuất, qui trình chất lượng công ty. Phối hợp các phòng ban khác trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về kết quả sản xuất trong kỳ.
Phòng thu xuất hàng
Có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa đủ số lượng và đúng thời hạn theo qui định trên hợp đồng, kiểm tra đầy đủ hàng hóa trước và sau khi xuất hàng.
Bộ phận kiểm tra chất lượng(KCS)
Có chức năng kiểm tra chất lượng cho mọi qui trình sản xuất, từ khâu nguyên liệu đầu vào đếnkhâu đầu ra của sản phẩm, kịp thời phát hiện những sai hỏng và có biện pháp hạn chế những sai hỏng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, giữ vững uy tín cho công ty.
Sơ đồ 2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất 2.1.4 Môi trường kinh doanh công ty
2.1.4.1 Môi trường kinh doanh trong nước
Ngành cà phê Việt Nam mặc dù có những bước phát triển thần kỳ trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của Đăk Lăk, Tây Nguyên, và của cả Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn chứa đựng đầy những yếu tốt kém bền vững: chủ yếu là xuất cà phê nhân, cà phê chế biến và thương hiệu còn vô cùng thấp; bản thân giá trị của cà phê nhân xuất khẩu cũng rất thấp, càng xuất càng thiệt do không chú trọng đến chất lượng và tính lâu dài của sản phẩm, tỷ lệ tiêu dùng cà phê trong nước vẫn ở mức rất thấp (0,5kg/người/ năm sơ với các nước trồng cà phê khác có mức trung bình là 3kg/người/năm) không đủ để tạo ra sự tự chủ của sản lượng tiêu dùng nội địa so với xuất khẩu; cà phê vẫn chỉ là cà phê, chúng ta chưa biết khai thác các giá trị về văn hóa, du lịch, đầu tư, tài chính, kho vận, khoa học kỹ thuật, kinh tế tri thức,… là những ngành, những lĩnh vực có liên quan mật thiết đến ngành cà phê.
Phòng kế toán
PX1
Giám Đốc sản xuất
P. Giám Đốc
Phòng TCSX
Kiểm tra chất lượng
PX5 PX4
PX3 PX2
Trong khi đó, ĐăkLăk nói riêng và Việt Nam nói chung có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê thành ngành mũi nhọn, làm đầu tầu cho các ngành kinh tế khác phát triển khi mà chúng ta có lợi thế về vùng đất đắc địa cho cà phê, một vị thế tương đối của cà phê Việt Nam khi là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 về sản lượng, có vị trí địa-chính trị thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên sơ và phong phú (rừng, nước, không gian), có tài nguyên con người bao gồm tài nguyên trí tuệ, có sự đa dạng và nguyên sơ của văn hóa bản địa (đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên). Sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển tương đối mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng cà phê trong nước, xuất hiện những doanh nghiệp có những bước phát triển được coi là thần kỳ, có khát vọng lớn và những ý tưởng đột phá. Tất cả những điều đó chính là những tiền đề để chúng ta có thể hoạch định và phát triển ngành cà phê như một ngành mũi nhọn của quốc gia.
2.1.4.2 Môi trường kinh doanh quốc tế
Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp thuần túy, nó thật sự trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ “coffee industry” – ngành cà phê; với tổng giá trị giao dịch toàn cầu là khoảng 100 tỷ USD. Cà phê nguyên liệu cũng là loại hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch toàn cầu đứng thứ hai chỉ sau đầu lửa. Ngành cà phê không chỉ là một ngành sản phẩm nông sản chế biến mà đó còn có các yếu tố của tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, kinh tế tri thức, du lịch sinh thái, du lịch cà phê,…. Chính cà phê chứ không phải vàng bạc, đá quý, dầu mỏ là mặt hàng được đầu cơ