Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 94 - 113)

- Nguồn vốn cổ đông dóng góp hạn chế, tỷ trọng vốn vay chiếm tương đối cao làm ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư cũng như tái sản xuất của Công ty.

- Hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, do tính chất của ngành chế biến và công tác tuyển dụng chưa chặt chẽ, mang tính chất dễ dãi, cho xong.

- Công ty chưa thành lập phòng marketing riêng, mọi hoạt động liên quan đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm.

- Quy trình sản xuất cà phê rang bột và cà phê hòa tan chưa thật sự khép kín, chưa đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.Công tác kiểm tra, giám sát của cán bộ ở bộ phận này hạn chế do Công ty chưa xây dựng phòng KCS do hạn chế về số lượng cũng như chất lượng ở bộ phận này.

- Một số nhỏ cán bộ ở bộ phận thu mua nguyên liệu thiếu trình độ, trách nhiệm làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguyên liệu cũng như uy tín của công ty đối với nông dân trồng cà phê tại địa bàn thu mua.

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH

TRANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CÀ PHÊ MÊ TRANG 3.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

3.1.1 Sự cần thiết của biện pháp

Cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm cà phê ngày càng lớnđồng thời với nó là nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắt khe hơn, để đáp ứng được biến động trên, Công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín cho sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ngoài sản phẩm cà phê siêu sạch – MC, các sản phẩm còn lại tuy đang áp dụng qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9002 nhưng vẫn chưa được chứng nhận, điều này hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm và xuất khẩu

3.1.2. Nội dung biện pháp

Công ty đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách:

- Kiểm soát nâng cao chất lượng nguồn nguyên vật liệu. Ngoài nguyên liệu sạch để sản xuất cà phê siêu sạch - MC, thì nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất các sản phẩm cà phê bột, hòa tan khác cũng phải sạch. Tại công ty nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất các sản phẩm này chủ yếu là nguyên liệu thu mua từ trong nông dân, chất lượng không cao do nguồn nguyên liệu tự sản xuất của công ty hạn chế. Do đó, công ty cần áp dụng các hình thức thu mua sau:

+ Mua trực tiếp tức mua hẳn vườn cà phê trong dân trong vụ thu hoạch, chi phí nhân công để thu hoạch do công ty chịu, công ty sẽ phân bổ thời gian hợp lý để tiến hành thu hoạch và thu hoạch khi cà phê chin đại trà, do đó làm giảm tỷ lệ hạt cà phê xanh trên mỗi tấn cà phê tươi thu được, chất lượng cà phê nguyên liệu dồng đều.

+ Nếu mua theo hình thức khoáng cho dân thu hoạch thì nên mua cà phê tươi khi mới vừa thu hoạch và tiến hành phân loại để loại bỏ số lượng hạt xanh và bảo quản.

+ Nếu mua nguyên liệu đã qua quá trình bảo quản (phơi, sấy khô) thì nên lựa chọn mua cà phê nhân ( tức cà phê đã bóc vỏ) vì đối với loại cà phê này sự phân biệt giữa hạt xanh và hạt chín rất dễ.

Đồng thời với việc áp dụng hình thức thu mua này, công ty cũng nên chú ý đến kết hợp với địa phương và người trồng cà phê để nhận biết được địa phương nào có chất lượng cà phê cao nhất, từ đó so sánh với các yếu tố vận chuyển, bảo quản để có kế hoạc thu mua và chọn thị trường thu mua trọng điểm nhằm đáp ứng kịp thời sản xuất. Bên cạnh đó, công tác bảo quản nguồn nguyên liệu cũng đáng được quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm làm ra.

- Trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ tay nghề của công nhân, đồng thời cải tiến hoặc sa thải các máy móc cũ, hết thời hạn sử dụng hoặc không còn phù hợp.

- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, HACCP..., đồng thời phổ biến rộng rãi đến từng nhân viên công ty.

- Đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. - Hợp tác liên doanh, tìm đối tác liên kết để tăng vốn đầu tư vào sản xuất.

Mặt khác, người tiêu dùng chưa chắc họ đã mua được sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt trong sử dụng thức uống như cà phê càng khó, kinh nghiệm tiêu dùng lâu cũng không chắc chắn giúp họ chọn được sản phẩm chất lượng tốt nhất, do đó, công ty cần thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng đến các đại lý, cửa hàng, quán cà phê như: giấy chứng nhận sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo hành sản phẩm… nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm này nhanh, dễ dàng và có thông tin chính xác.

3.1.3. Hiệu quả mang lại của biện pháp

- Khẳng định uy tín của công ty trên thị trường. - Tăng doanh số bán sản phẩm.

- Tạo hướng mở cho việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài trong tương lai.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO.

3.2. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 3.2.1. Sự cần thiết của biện pháp 3.2.1. Sự cần thiết của biện pháp

Con người được xem là tài sản của doanh nghiệp, có giá trị nhất trong tất cả các nguồn lực được sử dụng trong công ty,là nhân tố quyết định đến sự thành bại của công ty nói chung và sản phẩm nói riêng. Bởi vậy, việc xây dựng một nhân sự hoàn chỉnh cả về số lượng lẫn chất lượng là điều kiện tiên quyết trong mọi hoạt động của công ty.

Lao động công ty còn thiếu về số lượng, đặc biệt là lao động ở cấp quản lý và thị trường do mở rộng thị trường, yếu về trình độ chuyên môn, tay nghề.

3.2.2. Nội dung của biện pháp Đối với cán bộ quản lý Đối với cán bộ quản lý

Công tác tuyển dụng: vạch ra khung tuyển dụng (các yêu cầu cơ bản: trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, yêu cầu tối ưu: khả năng giao tiếp,linh hoạt với mọi tình huống,…) cụ thể đối với từng vị trí làm việc và áp dụng nghiêm ngặt vào công tác tuyển dụng của công ty.

Công tác đào tạo: khuyến khích và tạo điều kiện, thời gian, kinh phí cho cán bộ đi học và nâng cao nghiệp vụ, trình độ quản lý bằng các hình thức: học tại chức, học từ xa, tham gia các lớp bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, marketing, giao dịch quốc tế…

Tổ chức cho cán bộ quản lý, kỹ thuật tham gia các chương trình hội thảo thương mại, khoa học, các buổi hội chợ triển lãm, tham quan các doanh nghiệp trong

ngành...nhằm trao đổi, bổ sung kiến thức, kỹ năng.

Đối với nhân viên thị trường

Tuyển nhân viên trẻ, năng động, kỹ năng mềm được ưu tiên hàng đầu,tiếp theo đến hộ khẩu thường trú tại khúc thị trường tuyển dụng và có kinh nghiệm trong nghề. Đối với công nhân sản xuất

Đối với lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật: xây dựng đội ngũ cán bộ nắm vững kỹ thuật công nghệ, quy trình chế biến và có khả năng tổ chức tốt quá trình sản

xuất, thành lập đội quản lý chất lượng, thường xuyên tổ chức các buổi diễn thuyết về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm mà công ty đang và sắp áp dụng như: ISO 9002, HACCP… cho nhân viên hiểu và áp dụng chính xác. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để tham gia vào các hội thảo, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phòng KCS( quản lý chất lượng)

Đối với công nhân:

Tuyển dụng và đào tạo lại tay nghề cho công nhân chế biến bằng nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo tại chỗ, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức hội thi nâng cao tay nghề, khuyến khích mọi người bằng cách khoán sản phẩm theo tổ, nhóm.

Thường xuyên đánh giá khả năng công nhân trên mỗi dây chuyền sản xuất hàng tháng để xác định họ có khả năng đảm nhận công việc nào tốt nhất, giao đúng người đúng việc.

Trong sản xuất sản phẩm cà phê siêu sạch – MC, công nhân sản xuất ở dây chuyền này được đào tạo riêng, hoạt động cách ly với dây chuyền sản xuất cà phê chung.

Tổ chức nhiều hơn các phong trào, đoàn, hội, phong trào thi đua, phong trào phát triển tài năng, sở trường của nhân viên công ty, tạo điều kiện cho toàn thể nhân viên đều tham gia.

Chế độ đãi ngộ lao động cần được chú trọng, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, nâng mức thưởng lên từ 0.5% - 1% nhằm khuyến khích ham muốn làm việc của nhân viên công ty, tạo điều kiện giúpđỡ, hỗ trợ nhân viên có hoàn cảnh khó khăn,…

3.2.3. Hiệu quả của biện pháp

- Nâng cao trình độ quản lý cán bộ giúp họ năng động, nhạy bén, sang tạo trong công việc, nhanh chóng tiếp thu thong tin, nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường, khách hangvà đối thủ.

- Tạo sự đoàn kết giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên và cán bộ quản lý, ban lãnh đạo công ty cùng nhau thực hiện tốt các mục tiêu chung.

- Nâng cao tay nghề của công nhân từ đó làm giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

3.3. NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING 3.3.1. Sự cần thiết biện pháp 3.3.1. Sự cần thiết biện pháp

Nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như thõa mãn tốt được nhu cầu khách hàng nếu không có được đầy đủ các thong tin chính xác về thị trường.

So với mấy năm trước đây hoạt động bán hàng của Công ty đã khá hơn rất nhiều, song vẫn còn điểm yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đội ngũ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về kinh nghiệm.

Hiện nay, Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường, chưa có phòng marketing, tất cả các hoạt động liên quan đến thị trường đều do phòng kinh doanh đảm nhiệm.

3.3.2. Nội dung biện pháp

- Bộ phận thông tin thị trường này có các chức năng như sau:

+ Thu thập và phân tích các thông tin về khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng tiềm năng.

+ Nghiên cứu thái độ, phản ứng của khách hàng đối với từng sản phẩm của công ty, đặc biệt là sản phẩm đặc trưng – cà phê MC.

+Thu thập và xử lý thông tin các đối thủ cạnh tranh.

+Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, kết hợp với bộ phận nghiên cứu mặt hàng để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu.

+Thiết kế các kế hoạch marketing và thực hiện các kế hoạch này.

- Công ty phải sớm xây dựng một đội ngũ bán hàng và đội ngũ tiếp thị có kỹ năng cao.

- Mở rộng hệ thống kênh phân phối sản phẩm: xây dựng hệ thống các đại lý, của hàng trưng bày sản phẩm, hệ thống các quán cà phê siêu sạch ở các thành phố lớn để đối chứng và các hệ thống nhượng quyền của Công ty ở khắp các tỉnh trong cả nước.

3.3.3. Hiệu quả biện pháp

- Mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh, tạo được uy tín cho công ty. - Tiêu thụ sản phẩm nhanh, tăng doanh thu, lợi nhuận.

- Duy trì mối quan hệ lâu dài giữa khác hàng và Công ty.

3.4. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA CÔNG TY 3.4.1. Sự cần thiết biện pháp 3.4.1. Sự cần thiết biện pháp

Nền văn hóa của DN là một yếu tố nâng cao khả năng thích nghi và năng lực cạnh tranh của DN. Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như ngày nay, công ty cần thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường.

3.4.1. Nội dung biện pháp

- Tổ chức các hiếu hỉ, thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên lúc trong hoàn cảnh khó khăn.

- Tuyển dụng cần đặt ra yêu cầu cao đối với nhân sự, buộc các thành viên mới tham gia trong Công ty phải phát huy trí lực, tính năng động, sang tạo trong việc tạo ra hiệu quả công việc, tạo dựng không khí thi đua, phấn đấu toàn doanh nghiệp.

- Thường xuyên tổ chức các phong trào tập thể như: các kỳ nghỉ, cuộc tham quan, nghỉ mát, du lịch, các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa thể thao… để tạo bầu không khí lành mạnh, gắn kết, thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.

- Xây dựng mối quan hệ không chỉ bên trong Công ty mà còn xây dựng mối quan hệ bên ngoài giữa DN với DN khác thông qua các hộ thảo, hội chợ triển lãm…, giữa DN với nhà nước, địa phương thông qua các chính sách kinh tế, từ thiện…

- Tổ chức các buổi nói chuyện cho cán bộ, nhân viên về các vấn đề kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đất nước.

- Xây dựng cụ thể và quán triệt các qui chế như: qui chế lao động, qui chế phân phối phúc lợi, qui chế khuyến khích tài năng trẻ, qui chế tham quan, du lịc, qui chế thăm hỏi, tang lễ,…đến từng nhân viên Công ty.

- Phát động các phong trào cải tiến kỹ thuật,phương pháp sản xuất, sáng tạo trong lao động và có chính sách thưởng tương xứng cho cán bộ công nhân viên có thành tích trong phong trào này.

3.4.2. Hiệu quả biện pháp

- Tạo sự minh bạch rõ ràng trong từng qui định, cải thiện nề nếp văn hóa công ty. - Kích thích tinh thần làm việc nhiệt tình và trách nhiệm của cán bộ, nhân viên Công ty.

- Tạo mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong Công ty.

- Giúp nhân viên công ty nắm bắt kịp thời thông tin về, thực trạng và chính sách phát triển nghành, về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương,đất nước.

- Tạo mối quan hệ giao lưu rộng rãi và tin cậy đối với các đối tác, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường thông qua chính sách của Nhà nước, địa phương.

- Tạo sự khác biệt trong nề nếp văn hóa Công ty với các DN khác trong ngành, nâng cao khả năng cạnh tranh.

3.5. LIÊN KẾT DỌC NHẰM CHỦ ĐỘNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU 3.5.1. Sự cần thiết của biện pháp 3.5.1. Sự cần thiết của biện pháp

- Ngành cà phê Việt Nam chưa thiết lập được hệ thống chuyên nghiệp, mặt khác mối liên hệ giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất phương thức tiêu thụ, giá cả.. dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán , chèn ép lẫn nhau điều này dẫn đến tình trạng không đảm bảot chất lượng, hao hụt nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp chế biến.

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến cà phê trong vấn đề thu mua nguyên liệu rất khốc liệt điều này làm khan hiếm cà phê nguyên liệu, dẫn đến nhiều hợp đồng thu mua của Công ty đã ký nhưng phải bỏ dở vì không có nguyên liệu, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh cũng như uy tín công ty đối với khách hàng.

- Tuy có vùng nguyên liệu chủ động nhưng để đảm bảo cho sản xuất, đặc biệt sản xuất cà phê rang xay và cà phê hòa tan, công ty cần nguồn nguyên liệu khá lớn, vì nguyên liệu sạch chủ yếu để sản xuất cà phê sạch – MC. Do đó, công ty vẫn tiến hành thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau: trong nông dân, các công ty thu mua…điều này ảnh hưởng lớn đến tính chủ động cũng như hiệu quả trong kinh doanh công ty.

3.5.2. Nội dung biện pháp

Liên kết dọc là một giải pháp nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách gia tăng sự ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát đối với các nguồn cung các yếu tố đầu vào. Giải pháp này có 2 hình thức: hội nhập dọc ngược chiều trong nội

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 94 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)