So sánh với các đối thủ cạnh tranh của công ty thông qua các chỉ tiêu đánh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 81 - 88)

Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như hiện nay, các quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia ngày càng mở rộng thì sự cạnh tranh giữa các đối thủ của các quốc gia ngày càng gay gắt. Đối với sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê Mê Trang hiện nay thì sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp cùng ngành trong tỉnh mà còn nó còn diễn ra trên phạm vi rộng hơn, trên lãnh thổ Việt Nam.

Ở trong nước, sản phẩm công ty luôn phải đối đầu với các đại gia trong ngành như Trung Nguyên, Nestle, Vinacafe Biên Hoà,…Trong tỉnh, các doanh nghiệp chế biến mọc lên ngày càng nhiều với hơn 10 doanh nghiệp chế biến cà phê làm ảnh hưởng mạnh đến thị trường sản phẩm, sức cạnh tranh của công ty trên địa bàn tỉnh.

Với thời gian và điều kiện bản thân hạn chế, em không thể thu thập hết các thông tin của các công ty trong ngành ở các địa bàn khác trên toàn quốc. Em xin đưa ra một số chỉ tiêu của công ty TNHH Hoàng Tuấn và DNTN Khôi trên địa bàn thành phố Nha Trang – Khánh Hoà để so sánh , đánh giá với sản phẩm của công ty Mê Trang.

2.3.3.1. Thị phần

Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp, nếu ta xét trong ngắn hạn (tức quy mô ổn định), chi phí cố định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho tổng chi phí tăng lên, nhưng làm cho chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm giảm, có nghĩa giá sản phẩm thành hạ và ngược lại. Nếu xét trong dài hạn, quy mô thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng sẽ làm chi phí bình quân tăng. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi thay đổi mà còn làm nhiều yếu tố khác cũng thay đổi, trong đó có quy mô và sự thõa mãn nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề sản lượng sản phẩm bán ra thị trường của công ty không còn chỉ là mục đích lợi nhuận nữa mà còn là mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bảng 2.8: Tương quan sản lượng tiêu thụ của công ty và các đối thủ Đvt :Kg Tên công ty Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 SL % SL % Cà Phê Mê trang 336,254 394,750 533,170 58,495 17.4 138,419 35.07 Hoàng Tuấn 179,643 196,835 213,475 17,191 9.57 16,640 8.45 Khôi 122,640 179,687 198,500 57,038 46.5 18,813 10.47

Từ bảng số liệu ta thấy, sản lượng tiêu thụ của công ty cổ phần cà phê Mê Trang luôn tăng cao hơn qua các năm. Năm 2008, công ty Mê Trang tăng 58,495kg tương đương tăng 17.4% so năm 2007, công y Hoàng Tuấn tăng 17,191kg tương đương tăng 9.57% so năm 2007, công ty cà phê Khôi tăng 57,038kg tương đương tăng 46.5% so năm 2007. Năm 2009, công ty Mê Trang tăng 138,419kg tương đương tăng 35.07% so năm 2008, công ty Hoàng Tuấn tăng 16,640kg tương đương tăng 8.45% so với năm 2008, công ty cà phê Khôi tăng 18,813kg tương đương tăng 10.47% so với năm 2008. Doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu về do việc bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được xác định là đã hoàn thành. Do vậy, doanh thu được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng và được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng quý, từng năm. Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì ta phải xét mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, giữa lợi nhuận và doanh thu thông qua tỷ lệ tỷ suất chi phí/ doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu…

Bảng 2.9: Tình hình doanh thu của công ty và các đối thủ khác Đvt: Nghìn đồng Tên công ty Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 CL % CL % Mê Trang 32,535,116 40,818,474 49,339,641 8,283,358 25.46 8,521,166 20.88 Hoàng Tuấn 15,782,840 19,875,496 22,510,621 4,092,655 25.93 2,635,125 13.26 Khôi 12,213,679 15,008,982 19,568,723 2,795,302 22.89 4,559,741 30.38

Qua bảng ta thấy, Mê Trang có doanh thu và mức tăng doanh thu cao nhất. Điều này tương ứng với mức tăng của sản lượng. Biểu hiện tỷ lệ tăng doanh thu của Mê Trang năm 2008 so với 2007 tăng 25.46%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 20.88%. Tỷ lệ tăng doanh thu của Hoàng Tuấn năm 2008 so với năm 2007 là 25.93%, năm 2009 so với năm 2008 là 13.26%. Tỷ lệ tăng doanh thu của Khôi năm 2008 so với năm 2007 là 22.89%, năm 2009 so với năm 2008 là 30.38%.

Thị phần của Công ty là phần thị trường mà công ty chiếm được trong toàn ngành sản xuất cà phê Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường toàn quốc tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất cà phê nước ta ngày càng đông, đến thời điểm này có gần 200 doanh nghiệp. Đặc biệt, tình hình cạnh tranh này diễn ra càng gay gắt hơn nữa khi xuất hiện việc đầu tư, mở rộng phạm vi hoạt động, cách thức xâm chiếm thị trường của các “ông chủ” của làng cà phê như :Trung Nguyên, Nestle, Vina café…làm cho thị trường cà phê Việt Nam trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Mặc dù mới thành lập cách đây 11 năm nhưng công ty coor phần cà phê Mê Trang đã có một vị trí tương đối trong làng cà phê Việt Nam.

TT còn lại, 99.86% Cty Mê Trang,

0.08%

Cty Hoàng Tuấn, 0.04%

Cty Khôi, 0.03%

Cty Mê Trang Cty Hoàng Tuấn Cty Khôi TT còn lại

Biểu đồ 1: Thị phần thị trường ngành cà phê Việt Nam năm 2009

Qua biểu đồ trên ta thấy, thị phần công ty cổ phần cà phê Mê Trang năm 2009 chiếm 0.08%, công ty Hoàng Tuấn chiếm 0.04%, công ty cà phê Khôi chiếm 0.03% thị trường. So với hai đối thủ hoạt động tại thị trường nội địa thì thị phần Mê Trang chiếm cao hơn so với 2 đối thủ. Theo số liệu năm 2009, sản phẩm Nescafe của công ty Nestle chiếm 60% thị phần, công ty Vinacafe chiếm 38.45% thị trường, 5.6% là phần thị trường còn lại, trong đó có Trung Nguyên, riêng Mê Trang, duy chỉ hoạt động trong thị trường nội địa mà thị phần đã lên đến 0.08%. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của sản phẩm cà phê công ty MêTrang là tương đối lớn.

2.3.3.2 Năng suất lao động

Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Bởi thông qua năng suất lao động có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ của doanh nghiệpđó.

Bảng 2.10. Năng suất lao động bình quân của công ty so với các đối thủ Chỉ tiêu

Trang Hoàng Tuấn

Năm Ngọc Năm 2007 Doanh thu(Nghìn đồng) 32,535,116 15,782,840 12,213,679 Lao động bq(Người) 307 246 195 NSLĐ bq( Nghìn đồng/Người) 105,978 64,158 62,634 Năm 2008 Doanh thu(Nghìn đồng) 40,818,474 19,875,496 15,008,982 Lao động bq(Người) 353 278 216 NSLĐ bq( Nghìn đồng/Người) 115,633 71,495 69,486 Năm 2009 Doanh thu(Nghìn đồng) 49,339,641 22,510,621 19,568,723 Lao động bq(Người) 408 302 237 NSLĐ bq( Nghìn đồng/Người) 120,930 74,538 82,568

Bảng 2.11. Chênh lệch Năng suất lao động bình quân của công ty so với đối thủ Tên công ty Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 CL % CL % Mê Trang 9,655.50 0.09 5,297.41 0.05 Hoàng Tuấn 7,336.70 0.11 3,043.89 0.04 Năm Ngọc 6,851.78 0.1 13,082.42 0.19

Nhận xét: Qua bảng ta thấy, năng suất lao động bình quân(NSLĐ bq) của các công ty biến động tăng khoảng từ 3,043.89 Nghìn đồng/ người/năm đến 13,082.42 Nghìn đồng/ người/năm tương đương từ 0.04% đến 0.19% trong giai đoạn năm 2007 – 2009.

Đối với công ty Mê Trang, NSLĐ bq tăng qua các năm, năm 2007 bình quân một năm mỗi nhân viên kiếm về cho công ty 105,978 Nghìn đồng, năm 2008 là 115,633 nghìn đồng, năm 2009 là 120,930 nghìn đồng. Và tỷ lệ tăng này khác nhau qua các năm, cụ thể năm 2008 so với năm 2007, NSLĐ bq tăng 0.09%( tương ứng 9,655.5 nghìn đồng/người), tuy nhiên đến năm 2009 chỉ còn 0.05%( tương ứng 5,297.41 nghìn đồng/người) so với năm 2008. Mức giảm này nguyên nhân là do mức tăng của doanh thu trong năm 2009 thấp hơn mức tăng của lao động.

Đối với Hoàng Tuấn, NSLĐ bq tương tự như Mê Trang, NSLĐ bq năm sau cao hơn năm trước nhưng mức tăng và tỷ lệ tăng NSLĐ bq trong năm 2009 cũng giảm so

với năm 2008, cụ thể năm tỷ lệ tăng NSLĐ bq năm 2008/2007 là 0.11%( tương ứng 7,336.7 nghìn đồng/ người), đến 2009/2008 tỷ lệ này giảm còn 0.04%( tương ứng 3.043.89 nghìn đồng/người).

Đối với Năm Ngọc thì khác, do tốc độ lao động năm 2009 tăng tương đối so với tốc độ tăng doanh thu nên mức tăng và tỷ lệ tăng của NSLĐ bq tăng qua 3 năm.

2.3.3.3.Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận là phần dư ra của doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vậy nó được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên lợi nhuận không những là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, mà còn là phần thưởng cho những ai dám chấp nhận rủi ro và mạo hiểm, cho những ai dám đổi mới và dám chịu trách nhiệm về sự đổi mới của chính mình. Mặc khác tronh nền kinh tế thị trường, lợi nhuận góp phần phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Để đánh giá và xem xét năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cà phê Mê Trang và các đối thủ ta cần xem xét chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứ không phải lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

Bảng 2.12: Tình hình lợi nhuận của công ty và các công ty khác

Đvt:Ng.đồng Tên công ty Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 CL % CL % Mê Trang 2,878,331 4,612,491 5,875,116 1,734,160 60.25 1,262,624 27.37 Hoàng Tuấn 672,495 840,516 976,584 168,021 24.98 136,067 16.19 Khôi 549,815 753,924 863,247 204,108 37.12 109,323 14.50

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động nhu tiêu dùng cà phê cũng gia tăng, sản lượng hàng năm tiêu thụ của mặt hàng này tăng lên. Điều đó thể hiện rõ mức tăng lợi nhuận trong 3 năm qua. Trong đó, lợi nhuận của Mê Trang tăng với tốc độ cao nhất. Cụ thể, năm 2008 lợi nhuận tăng 60.25% so với năm 2007, năm 2009 tăng 27.37% so với năm 2008. Hoàng Tuấn năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận tăng 24.98% so với năm 2007, năm 2009 tăng 16.19% so với năm 2008. Công ty cà phê Khôi, năm 2008 tỷ

lệ lợi nhuận tăng 37.12% so với năm 2007, năm 2009 tăng 14.50% so với năm 2008. Sở dĩ lợi nhuận của công ty Mê Trang đều tăng trong 3 năm qua là do cả doanh thu và chi phí đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí. Khi xét đến tỷ suất chi phí/ doanh thu ta thấy tỷ số này đều giảm qua 3 năm, điều này khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty rất tốt, công ty đã mở rộng được quy mô kinh doanh và biết sử dụng, phân bổ nguồn lực có hiệu quả.

Bảng 2.13: Tương quan tỷ suất lợi nhuận của Công ty và các đối thủ

Đvt: Nghìn đồng Tên công ty Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 CL % CL % Mê Trang 8.85 11.30 11.91 2.45 27.73 0.61 5.38 Hoàng Tuấn 4.26 4.23 4.34 -0.03 -0.75 0.11 2.59 Khôi 4.50 5.02 4.41 0.52 11.59 -0.61 -12.18

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận của 3 công ty đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ tăng tý suất lợi nhuận của Mê Trang là cao nhất. Biểu hiện năm 2008 tỷ suất lợi nhuận tăng 27.73% so vớinăm 2007, năm 2009 tỷ suất lợi nhuận tăng 5.38% so với năm 2008.

Hoàng Tuấn, trong năm 2008 tỷ suất lợi nhuận lại giảm 0.75% so với năm 2008, năm 2009 tăng lên 2.59% so với năm 2008. Khôi, trong năm 2008 tỷ suất lợi nhuận tăng 11.59% so với năm 2007, năm 2009 tỷ suất lợi nhuận giảm 12.18%. Điều này chứng tỏ, hoạt động kinh doanh của công ty Mê Trang trong 3 năm qua tương đối hiệu quả, tuy nhiên mức tăng này không đồng đều, năm 2009/2008 tỷ lệ tỷ suất lợi nhuận tăng nhưng lại tăng thấp hơn so với năm 2008/2007. Điều này do trong năm này công ty đầu tư lượng vốn lớn cho mua sắm mới máy móc để đưanhà máy mới vào hoạt động, đồng thời với nó là mức độ cạnh tranh trong nghành tăng cao, nhiều công ty mới, sản phẩm mới xuất hiện.

Ngoại trừ các chỉ tiêu có thể đo lường được, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn được biểu hiện qua một số các chỉ tiêu định tính như:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)