Môi trường kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 52 - 54)

Cà phê không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nông nghiệp thuần túy, nó thật sự trở thành một ngành kinh tế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trên thế giới đã công nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ “coffee industry” – ngành cà phê; với tổng giá trị giao dịch toàn cầu là khoảng 100 tỷ USD. Cà phê nguyên liệu cũng là loại hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch toàn cầu đứng thứ hai chỉ sau đầu lửa. Ngành cà phê không chỉ là một ngành sản phẩm nông sản chế biến mà đó còn có các yếu tố của tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, kinh tế tri thức, du lịch sinh thái, du lịch cà phê,…. Chính cà phê chứ không phải vàng bạc, đá quý, dầu mỏ là mặt hàng được đầu cơ nhiều nhất trên thế giới

Nhưng ngành cà phê hiện nay của thế giới đang tồn tại những nghịch lý hết sức bất công. Giá cà phê thế giới bị thao túng bởi hai sàn giao địch nông sản tại New York và London, sản lượng cà phê bị thao túng bởi nhóm big four gồm Nestlé, Kraft, Sara Lee, Maxwell House, và những hàng cà phê đặc biệt như Starbucks, Tullys,… tất cả đều đến từ

các nước Âu Mỹ, những nước hầu như không có trồng cà phê. Các giá trị thặng dư từ ngành cà phê chủ yếu chảy về túi các nước sở hữu những thương hiệu cà phê hàng đầu. Ngành cà phê là điển hình rõ nhất cho sự bất công trong phân phối tài sản thế giới, thể hiện cơ chế bóc lột mới thông qua cơ chế vận hành của các thương hiệu toàn cầu; do vậy, cần xác lập một công lý thương hiệu mới cho các nước trồng cà phê trên thế giới như Việt Nam, và diễn trình cách mạng của cây cà phê sẽ là nguồn cảm hứng, là động lực, là niềm tin để các nước thế giới thứ hai, thế giới thứ ba vươn lên khỏi đói nghèo, lạc hậu, tránh bị bỏ lại trong quá trình thế giới toàn cầu hóa.

Các hãng cà phê trên thế giới thuộc thị trường cà phê rộng (Mass- Marketed Coffee) đều chỉ coi cà phê như một thứ đồ uống mang lại lợi nhuận cao, họ không hề chú trọng để phát triển, tăng thêm giá trị gia tăng của cà phê thông qua việc gia tăng các hàm lượng văn hóa, tâm linh; hoặc đưa ra và khẳng định vai trò như một năng lượng của cà phê.

Còn các hãng cà phê đặc biệt, vốn được coi là có hàm lượng văn hóa cao, có triết lý cà phê thì hiện tại, họ cũng chỉ đang thực hiện những triết lý hết sức tầm thường. Ngay như, thương hiệu cà phê đang được coi là phát triển mạnh nhất trên thế giới là Starbucks cũng đang dẫn đầu thị trường chỉ bằng hai quan điểm: quan điểm nơi chốn thứ ba, và cam kết cung cấp cà phê tươi. Quan điểm về nơi chốn thứ 3 nêu rằng, Starbucks sẽ cung cấp nơi chốn thứ ba cho mọi người lui tới bên cạnh hai nơi chốn là gia đình và công sở. Cà phê tươi là cà phê Arabica được rang xay và sử dụng trong vòng một tuần. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, cũng chưa thấy có một triết lý, một quan điểm cà phê nào có thể vượt qua sự đẫn đầu của Starbucks, từ những thứ mà Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Các nước trồng cà phê đang cần một cơ chế để đứng ra để đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của các đối tượng có liên quan trong chỗi giá trị cà phê, đặc biệt là cho người nông dân trồng cà phê. Một OPEC của cà phê đang được mong chờ để khẳng định được vai trò và vị thế của thứ năng lượng cho nền kinh tế tương lai. Vậy, Việt Nam và các doanh

nghiệp cà phê Việt Nam có chủ động và có thể nắm giữ được vai trò chủ động trong điễn trình hình thành một tổ chức quốc tế có khả năng trả lại cho cà phê và những người làm ra cà phê những giá trị thỏa đáng hay không?

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê của công ty cổ phần cà phê mê trang (Trang 52 - 54)