3.5.1. Sự cần thiết của biện pháp
- Ngành cà phê Việt Nam chưa thiết lập được hệ thống chuyên nghiệp, mặt khác mối liên hệ giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hộ nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu sự thống nhất phương thức tiêu thụ, giá cả.. dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán , chèn ép lẫn nhau điều này dẫn đến tình trạng không đảm bảot chất lượng, hao hụt nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp chế biến.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chế biến cà phê trong vấn đề thu mua nguyên liệu rất khốc liệt điều này làm khan hiếm cà phê nguyên liệu, dẫn đến nhiều hợp đồng thu mua của Công ty đã ký nhưng phải bỏ dở vì không có nguyên liệu, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh cũng như uy tín công ty đối với khách hàng.
- Tuy có vùng nguyên liệu chủ động nhưng để đảm bảo cho sản xuất, đặc biệt sản xuất cà phê rang xay và cà phê hòa tan, công ty cần nguồn nguyên liệu khá lớn, vì nguyên liệu sạch chủ yếu để sản xuất cà phê sạch – MC. Do đó, công ty vẫn tiến hành thu mua nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau: trong nông dân, các công ty thu mua…điều này ảnh hưởng lớn đến tính chủ động cũng như hiệu quả trong kinh doanh công ty.
3.5.2. Nội dung biện pháp
Liên kết dọc là một giải pháp nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng cách gia tăng sự ảnh hưởng hoặc quyền kiểm soát đối với các nguồn cung các yếu tố đầu vào. Giải pháp này có 2 hình thức: hội nhập dọc ngược chiều trong nội bộ và hội nhập dọc ngược chiều ngoài doanh nghiệp. Hiện nay công ty thu mua nguyên liệu MTI của công ty tại Hòa Thắng – Đăk Lăk thu mua chủ yếu bằng 2 hình thức: trực tiếp từ hộ nông dân trồng cà phê, gián tiếp thông qua các doanh nghiệp, đại lý thu mua. Do đó, để thực hiện liên kết dọc, công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đối với hình thức thu mua trực tiếp từ hộ nông dân : Hầu hết các hộ nông dân trồng cà phê đều hạn chế về vốn, kiến thức về cách trồng, chăm sóc cây cà phê, giá cả thị trường cà phê,…do đó làm hiệu quả mang lại từ việc trồng cà phê giảm, đồng thời thị trường nguyên liệu cà phê hiện nay đang rơi vào tình trạng “ trăm bán, vạn mua” do đó để ổn định nguồn nguyên liệ về số lượng cũng như chất lượng Công ty cần thực hiện :
Liên kết dọc ngược chiều ngoài doanh nghiệp như:
+ Hỗ trợ một số vốn nhất định cho nông dân bằng 2 hình thức: đầu tư ban đầu hoặc đầu tư thường niên ( tức hàng năm, hàng giai đoạn phát triển của cây) cho nông dân . Hình thức này nông dân là người chủ chịu phần lớn trách nhiệm.
+ Hỗ trợ hoàn toàn cho nông dân về kỹ thuật, vốn trong suốt vụ trồng cà phê từ lúc trồng đến thu hoạch, Công ty là người chịu trách nhiệm giám sát quá trình tăng trưởng và phát triển cây cà phê. Đến mùa thu hoạch, công ty là người trực tiếp thu hoạch theo phương thức của mình, giá cả thu mua tính theo giá thị trường, sau khi thu hoạc công ty sẽ tiến hành tính toán chi phí suốt quá trình trồng , chăm sóc , thu hoạc, lấy doanh thu trừ hết chi phí đó, lợi nhuận còn lại sẽ chia cho nông dân. Hình thức này, như là hình thức thuê đất sử dụng nhưng ngoài tiền cho thuê đất, nông dân còn được lợi từ việc kinh doanh của công ty trên mảnh đất mình.
Công ty liên kết dọc trong nội bộ bằng cách mở thêm chi nhánh thu mua tại nhiều địa phương khác nhau, hoặc dùng vốn của công ty mua hoàn toàn diện tích đất của hộ nông dân và tự tiến hành trồng trọt và thu hoạch theo phương pháp riêng.
- Đối với hình thức thu mua : tìm hiểu thông tin về uy tín, chất lượng nguyên liệu, giá cả,… của công ty, đại lý thu mua để tiến hành hợp tác lâu dài trong qua trình thu mua, có thể đi đến ký kết hợp đồng dài hạn vối các công ty, đại lý này, đảm bảo chất lượng và số lượng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất của Công ty.
Tuy nhiên, để thực hiện các liên kết dọc này, Công ty phải có một nguồn lực vốn tương đối lớn gồm vốn cố định và vốn lưu động, có cơ sở hạ tầng như: hệ thống sân phơi, kho bãi chứa nguyên liệu đẩm bảo công suất, chất lượng,…
3.5.3. Hiệu quả biện pháp
- Công ty chủ động được nguồn nguyên liệu, đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn
- Chất lượng nguyên liệu đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.