Tác dụng của các vị thuốc trong “Thông mạch sơ lạc hoàn”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 47 - 52)

Chương 1. T ỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. TỔNG QUAN BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU “THÔNG MẠCH SƠ

1.5.3. Tác dụng của các vị thuốc trong “Thông mạch sơ lạc hoàn”

Thành phần bài thuốc “Thông mạch sơ lạc hoàn”: gồm sinh hoàng kỳ, đan sâm, sơn tra, địa long, ngưu tất, câu đằng, uất kim, phục linh, xuyên khung và trần bì.

Từ các tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi [41], “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Viện Dược liệu [68]

và một số tài liệu của Trung Quốc… tôi tóm tắt và khái quát tác dụng theo YHCT và YHHĐ của các vị thuốc có trong thành phần của TMSLH như sau:

Bng 1.1. Thành phn và tác dng ca các v thuc trong TMSLH STT Vị thuốc Tác dụng theo YHCT Tác dụng theo YHHĐ 1 Hoàng k

(Radix

Tác dụng: bổ trung khí, thăng dương khí của tỳ,

Thành phần hóa học: polysaccharid, saponin, acid amin và selenium…[68].

STT Vị thuốc Tác dụng theo YHCT Tác dụng theo YHHĐ Astragali 

membranacei)

cầm mồ hôi, lợi niệu, tiêu viêm [6], [8], [36].

Chủ trị: mệt mỏi, da mặt xanh vàng, nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết, tiêu chảy, sa trực tràng, huyết hư, cầm mồ hôi [36], [38].

Tác dụng dược lý: tăng cường miễn dịch, giãn mạch vành, não, thận và đường tiêu hóa, cải thiện vi tuần hoàn rừ rệt, lợi tiểu, hạ huyết ỏp kộo dài, cải thiện chức năng thận, chống lão hoá, bảo vệ gan, chống viêm, kháng khuẩn, kháng virut, chống lão hóa [36], [68], [151].

2 Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)

Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, điều kinh, khu phong chỉ thống [7], [8].

Chủ trị: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, nhức đầu, đau mình, đau các khớp do phong thấp, can khí uất kết, đau mạng sườn, tình chí uất kết, bổ huyết, tiêu viêm [36], [38].

Thành phần hóa học: chứa tinh dầu, acid ferulic, tetramethylpyrazine (TMP hoặc ligustrazin) …[68].

Tác dụng dược lý: bảo vệ thần kinh, tăng lưu lượng mạch vành, giảm diện tích vùng nhồi máu não, chống đông máu, giãn mạch, hạ huyết áp, tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, làm giảm lipid máu, ức chế tiến triển mảng xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, giảm ALT và AST, chống viêm giảm đau, cải thiện tổn thương niêm mạc dạ dày, điều trị hen, suy thận [82], [87], [98], [99], [106], [109], [131], [135], [139], [145], [146].

3 Địa long (Pheretima)

Tác dụng: thanh nhiệt, trấn kinh trị co giật, bình suyễn, thông mạch, lợi thủy [36].

Chủ trị: trị hen xuyễn, phong thấp tê đau, bán thân bất toại, tiểu tiện khó khăn, thương hàn và sốt rét, huyễn vựng [38].

Thành phần hóa học: các chất béo, acid amin…[36].

Tác dụng dược lý: hạ nhiệt, an thần, hạ huyết áp chậm và lâu dài, chống co giật, phá huyết, làm tăng hoạt tính dung giải của fibrin, chống hình thành huyết khối, ức chế ngưng tập tiểu cầu và kéo dài thời gian máu đông, giãn cơ trơn phế quản, tái tạo dây thần kinh ngoại vi [41], [68].

4 Ngưu tt (Radix Achyranthis

Tác dụng: hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt [6].

Chủ trị: điều kinh, chữa bế

Thành phần hóa học: saponin, ecdysteron, inokosteron…[68].

Tác dụng dược lý: chống viêm khớp,

STT Vị thuốc Tác dụng theo YHCT Tác dụng theo YHHĐ bidentatae) kinh, thống kinh, đau nhức

xương khớp, họng sưng đau, loét miệng, răng lợi đau, huyễn vựng, đái ra máu, đái buốt, đái rắt [6], [8], [36].

hạ huyết áp, hạ đường máu, giảm cholesterol, lợi mật, lợi niệu, thúc đẩy tái sinh mô và phục hồi chức năng của các dây thần kinh, chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ, giảm ALT và triglycerid ở gan, ức chế khối u, tan huyết nhẹ và làm tăng đáp ứng miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào, chống loãng xương [91], [132], [144].

5 Đan sâm

(Radix Salviae multiorrhizae)

Tác dụng: hoạt huyết hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an thần, chỉ huyết băng đới hạ, thanh nhiệt trừ phiền, lên da non, giảm đau [6], [36].

Chủ trị: chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều, thai chết lưu, ứ huyết sau đẻ, đau khớp và các dây thần kinh, sưng đau ứ huyết do sang chấn, hồi hộp, mất ngủ, tâm thống, huyết hư, hạ sốt, mụn nhọt [38].

Thành phần hóa học: danshensu, tanshinon I, II, III, acid salvianolic, vitamin E…[38], [68].

Tác dụng dược lý: giãn mạch vành, hạn chế nhồi máu cơ tim, giãn tiểu động mạch và tăng tốc độ vi tuần hoàn, ổn định màng hồng cầu, ức chế ngưng tập tiểu cầu, giảm triglycerid, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định mảng xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào thần kinh, phục hồi chức năng gan và dự phòng xơ hóa gan, làm mềm và thu nhỏ thể tích của gan, ức chế tiết dịch vị, ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B (HBV), virus HIV, hạ sốt, chống viêm khớp, kháng khuẩn, kháng u, an thần, tăng cường chức năng thận [83], [97], [125], [127], [149], [150].

6 Sơn tra

(Fructus Mali)

Tác dụng: tiêu thực, hoá tích [36].

Chủ trị: chứng thực tích, bế kinh lâu ngày, sau khi đẻ ứ huyết, đau bụng, trong ruột bị ứ tích, lỵ ra máu, huyễn vựng, tâm thống [6], [38].

Thành phần hóa học: Acid citric, vitamin C, ...[68].

Tác dụng dược lý: hạ huyết áp, tăng lưu lượng mạch vành, giãn mạch ngoại vi, ngăn ngừa và điều trị xơ cứng động mạch do làm hạ lipid máu, chống oxy hóa, tăng hàm lượng hemoglobin, kích thích tiêu hoá, chống viêm, kháng khuẩn, an thần [36], [89], [140].

STT Vị thuốc Tác dụng theo YHCT Tác dụng theo YHHĐ 7 Trn bì

(Pericarpium Citri

reticulatae)

Tác dụng: hành khí, táo thấp, hóa đàm, kiện vị [6], [38].

Chủ trị: chữa đau do khí trệ, táo bón, tỳ vị hư, ăn kém, đầy bụng, nôn mửa do lạnh, tiêu chảy, chữa ho, long đờm [36].

Thành phần hóa học: chứa tinh dầu, nước, hesperidin [36], [68].

Tác dụng dược lý: kích thích vị tràng, ức chế co bóp của ruột, tăng tiết dịch tiêu hóa, chống viêm, lợi mật, ức chế loét dạ dày, làm giãn mạch và kéo dài tác dụng của corticoid, giảm tính dễ vỡ của mạch máu, tăng sức co bóp cơ tim, giãn mạch vành [38], [68], [137].

8 Câu đằng (Ramulus cum Unco

Uncariae)  

Tác dụng: thanh nhiệt, bình can tức phong, trấn kinh [6].

Chủ trị: trị can phong nội động, phần dương thịnh dẫn đến chứng kinh phong, co giật, đau đầu, hoa mắt, tăng huyết áp, mất ngủ [36].

Thành phần hóa học: rhynchophylin, isorynchophylin … [68].

Tác dụng dược lý: kích thích trung khu hô hấp, ức chế hưng phấn giao cảm, giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, an thần, chống co giật, ức chế co thắt phế quản [38], [68].

9 Phc linh (Poria)

Tác dụng: lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ, an thần [6], [38].

Chủ trị: chữa tiểu tiện ra máu, đái rắt, đái đục, nước tiểu ít, đục, đỏ, tỳ vị hư nhược gây ra ỉa chảy, mất ngủ, hay quên [68].

Thành phần hóa học: acid pachimic, acid tumolusic ...[68].

Tác dụng dược lý: lợi tiểu, tăng bài tiết natri, kali và các chất điện giải khác, tăng cường miễn dịch, an thần, hạ đường máu, hạ nhãn áp, điều trị ung thư, chống nôn, kháng khuẩn [36], [38], [68].

STT Vị thuốc Tác dụng theo YHCT Tác dụng theo YHHĐ 10 Ut kim

(Rhizoma Curcumae Longae)

Tác dụng: hành huyết phá ứ, hành khí giải uất, lợi đởm thoái hoàng [8].

Chủ trị: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, các cơn đau do khí trệ, hoàng đản, hiếp thống, ho ra máu, đái ra máu, chảy máu cam [36], [68].

Thành phần hóa học: curcumin, acid ferulic, turmeric …[38], [68].

Tác dụng dược lý: chống viêm cấp và mạn tính, chống loét dạ dày do làm giảm tiết dịch vị và tăng lượng chất nhầy, tăng tiết mật, chống rối loạn tiêu hóa, bảo vệ gan, giảm lipid máu, hạ đường máu, tăng số lượng hồng cầu, hematocrit và hemoglobin, kéo dài thời gian chảy máu, kháng u, kháng khuẩn [84], [85], [94], [112], [113], [118], [138].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)