Phân loại, điều trị trúng phong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 34 - 42)

Chương 1. T ỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. TAI BIẾN MẠCH NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.3.2. Phân loại, điều trị trúng phong

Kim quỹ yếu lược viết: “tà ở lạc, cơ phu bất nhân, tà ở kinh trọng bất thắng (vận động khó), tà ở phủ bất thức nhân (có rối loạn ý thức), tà khí ở

tạng thiệt nạn ngôn, thổ đờm dãi” [9]. Trên cơ sở đó sau này phân thành trúng phong kinh lạc (TPKL) (ở nông) và trúng phong tạng phủ (TPTP) (ở sâu) [6], [9].

- TPKL: mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê, tê tay chân, đi lại nặng nề, mắt miệng méo, tê liệt nửa người, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác.

- TPTP: bệnh xuất hiện đột ngột, liệt nửa người có hôn mê, có hai chứng:

Chứng bế: bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm chặt, da mặt đỏ, chân tay ấm, không có rối loạn cơ tròn, mạch huyền hữu lực.

Chứng thoát: bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, tay duỗi, chân tay lạnh, có rối loạn cơ tròn, mạch trầm huyền vô lực.

Trúng phong được chia làm ba giai đoạn: giai đoạn cấp tính, giai đoạn hồi phục, giai đoạn di chứng [10].

1.3.2.2. Điu tr

* Giai đoạn cấp tính: trong giai đoạn này về cơ bản có ba trạng thái:

không có rối loạn ý thức, hôn mê nông và hôn mê sâu [7], [10].

- Điều trị ở giai đoạn không có rối loạn ý thức, chỉ có liệt nửa người [6], [10]

+ Triệu chứng: thường xuất hiện ở trạng thái tĩnh (đang nghỉ, sau khi làm việc mệt hoặc sáng ngủ dậy). Do phong trúng kinh lạc làm khí huyết trong kinh lạc bị trở ngại gây nên.

+ Pháp điều trị: khu phong, dưỡng huyết, thông lạc.

+ Phương dược: chủ yếu dùng Bổ dương hoàn ngũ thang (Phụ lục 5).

*Điều trị ở giai đoạn hôn mê nông: thường do phong nhiệt nhiễu thanh không, đàm thấp hoặc đàm nhiệt làm bế tắc tâm khiếu [7], [69].

+ Triệu chứng: thường lúc tỉnh lúc mê, mặt đỏ, người nóng, hàm răng cắn chặt, nằm không yên, thở thô, có nhiều đờm, đại tiểu tiện không thông, mạch huyền sác.

+ Pháp điều trị: cấp cứu, khai bế tỉnh thần.

+ Phương dược: chủ yếu dùng An cung ngưu hoàng hoàn [158], [159], [160] (Phụ lục 5).

+ Châm cứu: châm chích nặn máu các huyệt Bách hội, Thập tuyên để thanh nhiệt, hạ áp. Châm kích thích mạnh các huyệt Nhân trung, Thập nhị tỉnh để khai khiếu tỉnh thần.

* Điều trị ở giai đoạn hôn mê sâu: YHCT gọi là chứng thoát [6], [7], [35].

+ Triệu chứng: hôn mê sâu, mắt mở, vã mồ hôi, chân tay lạnh, thở yếu, mạch vi muốn tuyệt.

+ Pháp điều trị: hồi dương cố thoát.

+ Phương dược: Sâm phụ thang gia vị (Xem Phụ lục 5).

+ Châm cứu: cứu cách muối huyệt Thần khuyết, hoặc cứu huyệt Quan nguyên, Khí hải đến khi chân tay ấm, sờ thấy mạch đập [61], [62].

* Phục hồi sau giai đoạn cấp

Đây là giai đoạn can thiệp điều trị tốt nhất để phục hồi các di chứng.

- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng thuốc YHCT

Liệt nửa người

+ Khí hư huyết ứ, kinh lạc trở trệ

Triệu chứng: khí hư không vận hành được huyết, huyết không vinh dưỡng được cân cơ, khí huyết ứ trệ, mạch lạc tắc trở làm cho các chi thể không vận động được [7].

Pháp điều trị: ích khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc [10].

Phương dược: chủ yếu dùng Bổ dương hoàn ngũ thang (Phụ lục 5) [10], [152] .

+ Chính khí hư, phong tà trúng vào kinh lạc

Triệu chứng: bán thân bất toại, miệng méo mắt xếch, lưỡi cứng nói khó hoặc không nói được, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn [9].

Pháp điều trị: bổ chính trừ phong, điều hòa khí huyết [9], [33].

Phương dược: chủ yếu dùng Tiểu tục mệnh thang (Phụ lục 5). Hoặc dùng bài Đại tần giao thang (Phụ lục 5) để trừ phong thanh nhiệt, điều lý khí huyết thì kinh lạc thông suốt, chân tay cử động được, lưỡi mềm nên nói được [33].

+ Âm hư dương xung, mạch lạc ứ trở

Triệu chứng: bán thân bất toại, chân tay co cứng, tê tay chân, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ, phiền táo không yên, nói khó, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền hữu lực [6], [33].

Pháp điều trị: bình can tiềm dương, tức phong thông lạc [6], [18].

Phương dược: chủ yếu dùng Thiên ma câu đằng ẩm (Phụ lục 5) [6].

Rối loạn ngôn ngữ:

+ Phong đàm trở trệ kinh lạc

Triệu chứng: lưỡi to bè, nói ngọng, nói khó, rêu lưỡi trắng mỏng, dính, mạch huyền tế [62].

Pháp điều trị: tức phong thông lạc, trừ đàm tuyên khiếu [69], [155].

Phương dược: chủ yếu dùng Giải ngữ đan (Phụ lục 5) [62], [155].

+ Thận tinh hư tổn

Triệu chứng: không nói được, hồi hộp, đánh trống ngực, đoản khí, lưng gối mỏi yếu, mạch trầm tế nhược [10].

Pháp điều trị: bổ thận tinh, khai âm lợi khiếu [10], [154].

Phương dược: chủ yếu dùng Địa hoàng ẩm tử (Phụ lục 5) [33].

Miệng méo mắt lệch

+ Triệu chứng: miệng méo mắt lệch, kèm theo chi thể tê bì, hoặc nói khó, nhức đầu chóng mặt [33], [69].

+ Pháp điều trị: khu phong hóa đàm, tức phong thông lạc [33], [35].

+ Phương dược: chủ yếu dùng Khiên chính tán (Phụ lục 5) [33].

Ỉa đái không tự chủ do thận hư

Triệu chứng: bán thân bất toại, ỉa đái không tự chủ, ù tai, lưng gối lạnh đau, chân tay lạnh, chóng mặt, choáng váng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì [10], [33].

Pháp điều trị: tư thận âm, bổ thận dương [35], [152].

Phương dược: chủ yếu dùng Địa hoàng ẩm tử (Phụ lục 5) [10], [152].

- Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng phương pháp không dùng thuốc

Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng châm cứu + Thể châm

Xây dựng phác đồ huyệt theo biện chứng luận trị [6], [7], [10]

Phong đàm huyết ứ: châm các huyệt Khúc trì, Hợp cốc, Dương lăng tuyền, Túc tam lý. Phong đàm thượng nhiễu: châm các huyệt Phong long, Hợp cốc, Túc tam lý, Thái xung. Can thận âm hư: châm các huyệt Thái xung, Thái khê, Tam âm giao, Dương lăng tuyền. Khí hư huyết ứ: châm các huyệt Túc tam lý, Khí hải, Tam âm giao. Can dương thượng nhiễu: châm các huyệt Can du, Thận du, Phong trì, Hợp cốc. Có liệt mặt thêm huyệt:

Giáp xa, Địa thương.

Chọn huyệt ở kinh dương là chính [60], [62]

Huyệt chính gồm Kiên ngung, Khúc trì, Thủ tam lý, Ngoại quan, Dương trì, Hợp cốc, Hoàn khiêu, Phong thị, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Giải khê. Thủ pháp bổ hoặc bình bổ bình tả.

Huyệt phối hợp: nếu âm huyết hư tổn: Huyết hải, Tam âm giao, Thái khê. Đàm che lấp tâm khiếu: Bách hội, Nhân trung. Liệt mặt: Hạ quan, Địa thương, Giáp xa. Đàm trọc trở trệ: Túc tam lý. Nói khó: Á môn, Liêm tuyền, Thiên đột. Thận hư, khí huyết bất túc: Can du, Thận du, Quan nguyên.

Mỗi lần châm bốn đến năm huyệt chính, một đến hai huyệt phối hợp.

+ Mãng châm

Là phương pháp dùng kim dài và to với kỹ thuật châm Thông kinh - Liên kinh - Thấu kinh để điều hòa khí huyết nhanh và mạnh hơn [60], [61].

Trong điều trị thường tác động vào các huyệt ở các kinh Thủ Túc Dương minh, kinh Đởm, Tỳ và Bàng quang… để khu phong, trừ thấp, bình Can, kiện Tỳ, thông kinh hoạt lạc, khai khiếu, điều hòa khí huyết [60], [61].

+ Ngoài ra có thể áp dụng một số phương pháp khác như thuỷ châm, đầu châm, nhĩ châm, cứu…[7], [10], [62], [153], [155].

Điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp bằng xoa bóp bấm huyệt + Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt (XBBH) theo YHHĐ

Tác dụng đối với da: khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân. Xoa bóp làm tăng đào thải các chất cặn bã qua các tuyến mồ hôi, làm mạch máu giãn, tăng cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch, làm nhiệt độ của da tăng lên, thông qua phản xạ thần kinh, xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể [5], [6].

Tác dụng đối với hệ thần kinh: cơ thể thông qua hệ thần kinh có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp. Rất nhiều tác giả cho rằng: xoa bóp có ảnh hướng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật, nhất là đối với hệ giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong một số nội tạng và mạch máu. Ví dụ: xoa bóp gáy, lưng, vai, ngực có thể gây nên những thay đổi ở các cơ quan do thần kinh thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối. Do đó, xoa bóp các vùng trên có tác dụng điều trị các bệnh về mũi họng, tăng huyết áp, trạng thái thần kinh như mất ngủ, rối loạn dinh dưỡng ở tay, đau nửa đầu do vận mạch.

Xoa bóp vùng thắt lưng cùng, tác động đến vùng gây phản xạ thần kinh thực vật thắt lưng cùng điều khiển một cơ quan chậu lớn nhỏ, chi dưới, sinh dục.

Xoa bóp có thể gây thay đổi điện não: kích thích nhẹ gây hưng phấn, kích thích mạnh thường gây ức chế [5], [6], [11].

Tác dụng đối với cơ, gân, khớp: Đối với cơ, xoa bóp có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khoẻ cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp, khi cơ làm việc quá căng gây nên phù nề co cứng và đau, xoa bóp có thể giải quyết các triệu chứng này.

Ngoài ra, nó có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ, nên thường dùng để phòng và điều trị teo cơ. Đối với gân, khớp: xoa bóp có khả năng tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong khớp và tuần hoàn quanh khớp [5].

Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: đối với huyết động, xoa bóp làm giãn mạch, sức cản trong lòng mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn [6].

Tác dụng đối với huyết áp: đối với người huyết áp tăng ít luyện tập, xoa bóp có thể làm hạ áp. Xoa bóp có tác dụng lên hệ giao cảm, đặc biệt là khi xoa bóp vùng vai gáy nên có tác dụng cải thiện huyết áp [5], [11].

Tác dụng đối với các chức năng: đối với hô hấp, khi xoa bóp ở ngực làm người bệnh thở sâu hơn, có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và do phản xạ thần kinh gây nên, thường dùng để chữa các bệnh phế khí thũng, hen phế quản, xơ cứng phổi… Đối với tiêu hoá có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày, của ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá. Đối với quá trình trao đổi chất xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra nhưng không thay đổi độ acid trong máu [6], [11].

+ XBBH trong điều trị chứng trúng phong

Với các tác dụng kể trên, XBBH thường được áp dụng để điều trị chứng trúng phong nhằm phục hồi chức năng vận động và điều trị một số yếu tố nguy cơ của TBMN mà thường gặp nhất là tăng huyết áp.

XBBH trong điều trị di chứng trúng phong: nhằm mục đích tăng cường dinh dưỡng, chống teo cơ, cứng khớp, giúp nhanh chóng phục hồi chức năng vận động nửa người bên liệt [35]. Gồm xoa bóp vùng mặt, vai, lưng, chi trên và chi dưới bên liệt [6]. Cụ thể như sau:

Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm sấp. Thầy thuốc ngồi ghế phía sau đầu bệnh nhân hoặc đứng.

Thủ thuật: xoa bóp vùng mặt bên liệt bằng các thủ thuật xoa, xát, miết, phân. Ấn, day và bấm các huyệt Nghinh hương, Địa thương, Giáp xa, Thừa tương, Nhân trung, Hạ quan. Bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ ấn, bấm các huyệt: Thống lý, Liêm tuyền, Bàng liêm tuyền. Xoa bóp vùng vai và lưng bên liệt bằng các thủ thuật xoa, xát, phân, hợp, day, bóp, lăn, véo, đấm, vỗ. Ấn, bấm các huyệt: Giáp tích cổ, Kiên tỉnh, Thiên tông, Giáp tích cột sống lưng và thắt lưng, Phế du, Thận du, Can du, Tỳ du. Xoa bóp chi trên bên liệt bằng các thủ thuật xát, day, bóp, lăn, vờn, vê, vận động khớp, rung. Ấn, bấm các huyệt:

Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý, Chi câu, Ngoại quan, Hợp cốc, Bát tà. Xoa bóp chi dưới bên liệt bằng các thủ thuật xoa, xát, day, bóp, lăn, đấm, vờn, vê, vận động khớp. Ấn, bấm các huyệt Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Huyết hải, Lương khâu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, Giải khê, Thái xung, Bát phong (Phụ lục 4b) [6].

Các nghiên cứu của Vương Thị Kim Chi (2009), Mai Thị Dương (2012), Shin B và Lee M (2007), Kang HS và Sok SR (2004) đều cho thấy XBBH có tác dụng phục hồi chức năng vận động trong NMN nói riêng và TBMN nói chung [11], [103], [134].

XBBH trong điều trị tăng huyết áp: việc sử dụng XBBH để cải thiện huyết áp đã được áp dụng từ nhiều năm nay ở Việt Nam và một số nước khác trên thế giới. Trong tài liệu giảng dạy Xoa bóp của Bộ môn Dưỡng sinh – Xoa bóp thuộc Khoa YHCT Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh mô tả bài XBBH cải thiện huyết áp như sau: Tư thế: bệnh nhân nằm ngửa, tập trung thư giãn qua ba bước: ức chế ngũ quan, ra lệnh các cơ mềm ra từng nhúm cơ (từ đầu đến chõn) và tập trung theo dừi hơi thở suốt quỏ trỡnh xoa bóp. Thầy thuốc ngồi ghế phía sau đầu bệnh nhân. Thủ thuật: vùng trán: xoa, xát, miết, phân, hợp. Ấn day huyệt vùng trán: Thái dương, Ấn đường, Dương bạch, Ngư yêu. Vùng mắt: xoa, miết và bấm các huyệt Tình minh, Toản trúc, Ty trúc không, Đồng tử liêu. Vùng đầu: bóp, vỗ. Ấn day huyệt vùng đầu:

Bách hội, Tứ thần thông, Suất cốc. Vùng cổ gáy: bóp, ấn day Phong trì, Ế phong, An miên. Xoa vuốt rãnh hạ áp cho ửng đỏ (Phụ lục 4b) [5].

Một số nghiên cứu cho thấy, XBBH có tác dụng cải thiện huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp như nghiên cứu của Jouzi (2005), Hernandez (2000), Cambron JA (2006), Olney CM (2005), Mahin Moeini và cộng sự (2011) [78], [96], [102], [115], [123].

Một số phương pháp khác của YHCT cũng được sử dụng trong điều trị chứng trúng phong sau giai đoạn cấp như phương pháp luyện tập khí công, thiền và tập yoga…: áp dụng cho những bệnh nhân liệt đã hồi phục hoặc hồi phục một phần, đã tự đi lại được [6]. Luyện tập từ nhẹ rồi tăng dần theo tình trạng từng bệnh nhân và cần kiên trì luyện tập thường xuyên, đều đặn [7].

1.4. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)