Quan niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của chứng trúng phong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 31 - 34)

Chương 1. T ỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. TAI BIẾN MẠCH NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.3.1. Quan niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của chứng trúng phong

Trúng phong còn gọi là thốt trúng vì bệnh phát sinh cấp, đột ngột và rất nặng, triệu chứng thường nhiều biến hóa, phù hợp với tính thiện hành đa biến của phong. Bệnh nhân đột nhiên ngã ra bất tỉnh hoặc vẫn còn tỉnh, bán thân bất toại hoặc tứ chi không cử động được, miệng méo, mắt lệch, nói khó [7].

Trúng phong là chứng bệnh được đề cập tới từ hơn 2000 năm nay trong các y văn cổ như Nội kinh, Linh khu, Kim quỹ yếu lược và qua các thời kỳ lịch sử được bổ sung, hoàn thiện dần.

Ghi chép về bệnh, bắt đầu từ Nội kinh là “tà khí xâm phạm vào nửa người làm dinh vệ bị hao tổn nên chân khí mất, chỉ còn tà khí lưu lại gây nên thiên khô” [25], [62]. Sách Tố vấn viết: “Người có dương khí vượng, nếu giận quá thì hình khí tuyệt, huyết dồn lên trên làm người ta bị trúng phong” [25].

Các thầy thuốc đời sau do điều kiện lâm sàng và kinh nghiệm khác nhau, nên về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, cách điều trị đối với bệnh này ý kiến không thống nhất. Sự phát triển đó chia làm hai giai đoạn: Từ thời trước Đường, Tống lấy học thuyết ngoại phong là chính [9], [35]. Đến thời Kim Nguyên thì nêu lập luận nội phong. Đây là bước chuyển biến lớn về nhận thức bệnh trúng phong và nguyên nhân gây ra bệnh này [7], [9], [35], [62].

Danh y Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) đã nói: “Trúng phong là đầu mối các bệnh, biến hoá lạ thường và phát bệnh khác biệt. Triệu chứng là thình lình ngã ra, hôn mê bất tỉnh, miệng méo mắt lệch, sùi bọt mép, bán thân bất toại, nói năng ú ớ, chân tay cứng đờ không co duỗi được. Các chứng trạng như thế đều là trúng phong cả” [64].

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) mô tả chứng trúng phong như sau: “Trúng phong là bỗng nhiên ngã vật ra, người mắc bệnh này bảy đến tám phần do âm hư, còn do dương hư chỉ một hai phần, bệnh phần nhiều do hư yếu bên trong mà sinh ra phong, thỉnh thoảng mới có ngoại phong...” [65].

Bệnh danh trúng phong xuất hiện trong sách Nội kinh, ngoài ra còn có tên gọi khác: thiên phong, thiên khô, thiên thân bất dụng, phốc kích…Trong

“Kim quỹ yếu lược” của Trương Trọng Cảnh cũng nêu bệnh danh trúng phong và được dùng liên tục đến nay [7], [62].

Ngày nay các thầy thuốc YHCT cho rằng nguyên nhân của trúng phong là do:

+ Nội thương hao tổn: tố chất cơ thể âm huyết suy, dương thịnh hoả vượng, phong hoả dễ tích hoặc do cơ thể già yếu can thận âm hư, can dương thiên thịnh, khí huyết thượng nghịch, thượng bít thần khiếu đột nhiên mà phát bệnh [62].

+ Ẩm thực bất tiết: do ăn uống không điều độ, ảnh hưởng đến công năng tỳ vị, thấp nội sinh tích tụ sinh đàm, đàm thấp sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong, phong kết hợp với đàm phạm vào mạch lạc, đi lên trên làm tắc thanh khiếu gây bệnh [7].

+ Tình chí thương tổn: uất nộ thương can, can khí bất hoà, khí uất hoá hoả, can dương bạo cang, thận thủy hư không chế ước được tâm hoả, khí huyết thượng xung lên não mà gây bệnh [62].

+ Khí huyết hư tà trúng vào kinh lạc: do khí huyết không đủ, mạch lạc hư rỗng nên phong tà nhân chỗ hư trúng vào kinh lạc làm khí huyết tắc trở. Hoặc người béo khí suy, đàm thấp thịnh, ngoại phong dẫn động đàm thấp bế tắc kinh lạc gây nên bệnh [152].

Như vậy, nguyên nhân và cơ chế gây trúng phong rất phức tạp nhưng quy lại không ngoài sáu yếu tố là phong (nội phong, ngoại phong), hỏa (can hỏa, tâm hỏa), đàm (phong đàm, thấp đàm, nhiệt đàm), huyết (huyết hư, huyết ứ), khí (khí hư, khí trệ, khí nghịch) và (tỳ hư, can thận hư, âm hư). Trong những yếu tố đó thì can thận âm hư là căn bản, huyết ứ thường xuyên xảy ra,

hai yếu tố này tác động lẫn nhau làm cho phong động, khí huyết nghịch loạn, gây trúng phong [7], [9], [62], [154], [156], [157].

1.3.1.2. Cơ chế bnh sinh

Nguồn gốc lý luận của bệnh trúng phong bắt đầu từ sách Nội kinh, sau đó là Kim quỹ yếu lược từ thời Đông Hán thế kỷ II – III sau Công nguyên, phát triển vào thời Kim Nguyên, và khá phổ biến vào thời Minh - Thanh.

Nội kinh, Kim quỹ coi nguyên nhân gây bệnh là “Nội hư trúng tà”.

Trong Linh Khu nói: “hư tà xâm nhập nửa người, khu trú ở dinh vệ, dinh vệ yếu thì chân khí mất, còn mình tà khí ở lại trở thành thiên khô” [25]. Kim quĩ yếu lược nói: “Kinh mạch hư không phong tà thừa cơ xâm nhập gây chứng trúng phong, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh lạc hay tạng phủ” [7], [37], [62].

Nhìn chung từ đời Đường, Tống (618 - 1279) về trước, tuy các tác giả ghi nhận trúng phong có liên quan đến nội hư nhưng lại coi trọng phương diện ngoại nhân. Từ đời Kim Nguyên (1280 - 1368) về sau, đối với trúng phong các tác giả cho rằng chủ yếu là do nội phong như Lưu Hà Gian chủ về hoả thịnh: “do các yếu tố bên trong làm cho tâm hỏa thịnh, thận thủy suy không chế ước được tâm hỏa” [10]. Lý Đông Viên chủ về khí hư: “trong cả bốn mùa, nếu giận buồn quá thì đều làm cho khí bị tổn thương, hoặc người béo phì tuy có thân hình thực song khí lại suy, chính khí suy cũng gây bệnh trúng phong” [7]. Chu Đan Khê chủ về đàm nhiệt: “Thổ hư sinh thấp, thấp sinh đàm, đàm uất sinh nhiệt, nhiệt cực sinh phong”. Diệp Thiên Sỹ đời Thanh (1667 - 1746) nhận thấy chủ yếu “do can dương cang thịnh dẫn tới can phong nội động nên gây chứng trúng phong” [9], [35].

1.3.2. Phân loại, điều trị trúng phong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)