2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng mù đơn, có đối chứng giả dược.
2.3.2.2. Cách chọn mẫu
*Cỡ mẫu nghiên cứu
Chọn 90 bệnh nhân theo cỡ mẫu thuận tiện, chia làm hai nhóm mỗi nhóm 45 bệnh nhân.
*Chiến lược chọn mẫu: bệnh nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác về đối tượng nghiên cứu như đã đề cập ở phần 2.2.2.
2.3.2.3. Quy trình nghiên cứu
*Các bệnh nhân đều được thăm khám lâm sàng, làm bệnh án, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và điền đầy đủ các mục của bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo mẫu thống nhất.
*Chia nhóm nghiên cứu: 90 bệnh nhân được chia vào hai nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng đảm bảo sự tương đồng giữa hai nhóm về tuổi, giới và mức độ liệt. Trong đó:
- Nhóm đối chứng: dùng thuốc giả dược, XBBH và chế độ tập luyện, vận động theo bài tập thống nhất được thầy thuốc hướng dẫn (Phụ lục 4a).
- Nhóm nghiên cứu: dùng thuốc nghiên cứu, XBBH và chế độ tập luyện, vận động theo bài tập thống nhất được thầy thuốc hướng dẫn (Phụ lục 4a).
*Quy trình điều trị
- Nhóm đối chứng: gồm 45 bệnh nhân được điều trị thuốc giả dược viên 10g x 6 viên/ngày chia hai lần (sáng, chiều) sau ăn 30 phút, với liệu trình điều trị 30 ngày.
- Nhóm nghiên cứu: gồm 45 bệnh nhân dùng chế phẩm TMSLH uống viên 10g x 6 viên/ngày chia hai lần (sáng, chiều) sau ăn 30 phút, liên tục trong 30 ngày.
Phác đồ điều trị nền áp dụng cho cả hai nhóm:
- Các bệnh nhân có HAtt từ 140 đến 159mmHg và/hoặc HAttr từ 90 đến 99mmHg được dùng thuốc Natrilix SR 1,5mg x 1 viên/ngày vào 8 giờ sáng trong năm ngày đầu tham gia nghiên cứu.
- Tất cả các bệnh nhân trên đều được XBBH để phục hồi chức năng và cải thiện huyết áp ba lần/tuần, cách ngày một lần (do nhân viên y tế làm và hướng dẫn bệnh nhân hoặc người nhà tự làm trong bốn ngày còn lại trong tuần).
+ XBBH để phục hồi chức năng: bài tập lấy từ Bài giảng YHCT Đông Y của Bộ môn YHCT Trường Đại học Y Hà Nội [6]. Xin tham khảo phần “XBBH trong điều trị di chứng trúng phong” (trang 26).
Liệu trình: ba lần/tuần cách ngày một lần. Mỗi lần 45 phút.
+ XBBH để cải thiện huyết áp: bài tập lấy từ tài liệu giảng dạy Xoa bóp của Bộ môn Dưỡng sinh – Xoa bóp thuộc Khoa YHCT Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh [5]. Xin tham khảo phần “XBBH trong điều trị tăng huyết áp” (trang 27).
Liệu trình: ba lần/tuần, cách ngày một lần. Mỗi lần 15 phút.
- Tất cả các bệnh nhân trên đều được hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau: ăn giảm muối, giảm ăn chất béo toàn phần và chất béo bão hoà, ăn thịt trắng, cá nạc, ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ăn thức ăn dễ tiêu. Không ăn phủ tạng động vật, óc, trứng gà vịt, tôm cua chứa nhiều cholesterol, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, tránh căng thẳng.
- Các bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp ở các Khoa YHCT, Khoa Nội I, Khoa Hồi sức Cấp cứu thuộc Bệnh viện Đa khoa Xanh - Pôn đủ tiêu chuẩn theo YHHĐ và YHCT được tuyển chọn vào nghiên cứu. Bệnh nhân được theo dừi trong điều kiện nội trỳ và ngoại trỳ trong thời gian 30 ngày.
*Quy trỡnh theo dừi và đỏnh giỏ - Theo dừi:
+ Cỏc chỉ số theo dừi:
• Các chỉ số đặc điểm chung, bệnh lý, huyết áp.
• Các chỉ số lâm sàng liên quan đến triệu chứng liệt nửa người:thang điểm Rankin, chỉ số Barthel, thang điểm Orgogozo
• Các chỉ số cận lâm sàng:
Xét nghiệm huyết học (công thức máu, tỷ số APTT (Activated partial thromboplastin time), INR (International nornalised Ratio), fibrinogen).
Xét nghiệm hóa sinh máu (urê, glucose, creatinin, cholesterol, triglycerid, cholesterol HDL, cholesterol LDL, AST, ALT).
Chụp CLVT sọ não tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Xanh - Pôn (lúc vào viện để chẩn đoán xác định).
• Tác dụng không mong muốn của thuốc nghiên cứu.
+ Kỹ thuật đánh giá các chỉ số:
• Huyết áp
Theo dừi chỉ số huyết ỏp: HAtt, HAttr, HAtb. Huyết ỏp được đo hàng ngày vào buổi sáng, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi trước đó ít nhất 15 phút, đo bằng huyết áp kế đồng hồ ALP K2 của Nhật bản.
Huyết áp trung bình =
3 tt ttr ΗΑ − ΗΑ
+ HAttr
Đánh giá phân loại huyết áp theo JNC - VI (1997) [121].
Tiêu chuẩn đánh giá huyết áp: Theo phân loại JNC - VI Phân loại huyết áp Huyết áp tâm thu
(mmHg)
Huyết áp tâm trương (mmHg)
Tối ưu < 120 < 80
Bình thường 120 – 129 80 – 84
Bình thường cao 130 – 139 85 – 89
Độ 1 140 – 159 90 – 99
Độ 2 160 – 179 100 – 109
Tăng huyết áp
Độ 3 ≥ 180 ≥ 110
• Thang điểm Rankin [129]
Thang điểm này được Rankin đề xuất từ năm 1957 nhằm lượng giá mức độ tổn thiệt (handicap) của bệnh nhân sau các trường hợp chấn thương, bệnh lý mạch máu, phẫu thuật, các bệnh tật khác.
Nội dung và cách đánh giá như sau (Phụ lục 3a) Độ 1: Phục hồi hoàn toàn.
Độ 2: Di chứng nhẹ, tự sinh hoạt được.
Độ 3: Di chứng vừa, sinh hoạt cần người giúp đỡ.
Độ 4: Di chứng nặng, sinh hoạt cần phục vụ hoàn toàn.
Độ 5: Di chứng rất nặng, có nhiều biến chứng.
• Chỉ số Barthel [116]
Chỉ số này được đề xướng sử dụng trong lâm sàng từ 1965, để nhận định bệnh nhân dựa vào khả năng hoạt động độc lập của họ về các chức năng hàng ngày như: Khả năng độc lập hay phụ thuộc trong ăn uống, tự ăn được hay cần trợ giúp, có khả năng bưng được bát cơm, cầm đũa hay không cầm được. Bệnh nhân có tự ngồi dậy, có tự ngồi xe lăn, di chuyển từ xe lên giường... Vệ sinh cá nhân tại chỗ hay tự vào được nhà tắm, công việc đánh răng rửa mặt hàng ngày. Có tự mặc quần áo hay phải trợ giúp. Đi lại được trong phòng hoặc không đi lại được hay chỉ đứng được tại chỗ...
Bảng chỉ số Barthel có tổng số mười tiêu chí nhận định về chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân với tổng số điểm là 100 (Phụ lục 3b).
Cách đánh giá: Dựa trên kết quả cho điểm theo bảng chỉ số Barthel, bệnh nhân được phân làm bốn độ như sau:
Độc lập hoàn toàn: 76 đến 100 điểm (Độ I).
Phụ thuộc một phần: 51 đến 75 điểm (Độ II).
Phụ thuộc phần lớn: 26 đến 50 điểm (Độ III).
Phụ thuộc hoàn toàn: 0 đến 25 điểm (Độ IV).
• Thang điểm Orgogozo [124]
Là phương thức đánh giá trạng thái chức năng thần kinh của bệnh nhân sau TBMN. Thang điểm này gồm mười mục kiểm tra dựa trên quan sát và thăm khám chức năng cơ bản về ý thức, giao tiếp và vận động tứ chi.
Bảng thang điểm Orgogozo có tổng số mười tiêu chí nhận định về chức năng thần kinh, kiểm tra dựa trên quan sát và thăm khám chức năng cơ bản về ý thức, giao tiếp và vận động tứ chi với tổng số điểm là 100 (Phụ lục 3c).
Cách đánh giá: dựa trên kết quả cho điểm theo bảng thang điểm Orgogozo, bệnh nhân được phân làm bốn độ như sau:
Độ I (Tốt): 90 - 100 điểm.
Độ II (Khá): 70 - 89 điểm.
Độ III (Trung bình): 50 - 69 điểm.
Độ IV (Kém): < 50 điểm.
2.3.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả, so sánh trước và sau điều trị
- Đánh giá kết quả theo YHHĐ: huyết áp, liệt thần kinh VII, chức năng ngôn ngữ, đánh giá phục hồi theo thang điểm Rankin, đánh giá mức độ liệt và sự phục hồi qua chỉ số Barthel và thang điểm Orgogozo.
- Các chỉ số huyết học, hóa sinh.
- Đánh giá kết quả điều trị theo YHCT: hai thể TPKL và TPTP, thể hàn và thể nhiệt biến đổi theo thang điểm Rankin, Barthel và Orgogozo.
- Tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng
+ Cỏc chỉ tiờu theo dừi: nhức đầu, chúng mặt, rối loạn tiờu hoỏ, buồn nôn, nổi mề đay, các triệu chứng không mong muốn khác.
+ Cỏch theo dừi: thống kờ cỏc loại và thời gian xuất hiện của cỏc tỏc dụng không mong muốn.
- Thời điểm theo dừi:
• Lõm sàng: cỏc bệnh nhõn nghiờn cứu đều được theo dừi ghi chộp hàng ngày và đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu nghiên cứu tại ba thời điểm như sau: ngày bắt đầu tiến hành nghiên cứu (N0), sau 15 ngày điều trị (N15), sau 30 ngày điều trị (N30).
• Cận lâm sàng: các chỉ số cận lâm sàng được đo lường vào thời điểm N0,N30 của quá trình điều trị.
- Đánh giá kết quả điều trị:
+ Cách đánh giá:
Đánh giá tiến triển độ liệt của bệnh nhân trên từng thang điểm Rankin, Barthel và Orgogozo (dựa vào sự dịch chuyển độ liệt) sau điều trị
Loại A: chuyển được hai độ liệt trở lên.
Loại B: chuyển lên một độ liệt.
Loại C: không chuyển độ liệt hoặc nặng lên.
Giá trị trung bình chỉ số Barthel và Orgogozo trước và sau điều trị.
Đánh giá tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của bài thuốc nghiên cứu: nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nổi mề đay, các triệu chứng không mong muốn khác.
+ Thời gian đỏnh giỏ: so sỏnh cỏc thời điểm theo dừi của từng nhúm và so sánh giữa hai nhóm dựa trên tỷ lệ % và giá trị trung bình (X ).