Kết quả điều trị theo thể bệnh Y học cổ truyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 149 - 156)

4.2.3.1. Kết qu theo trúng phong kinh lc - trúng phong tng ph

* Sự chuyển dịch độ liệt theo thang điểm Rankin

Kết quả ở bảng 3.32 cho thấy: sau 30 ngày điều trị bằng thuốc TMSLH, tỷ lệ bệnh nhân thể TPKL trong nghiên cứu này chuyển dịch một độ liệt ở

nhóm đối chứng là 78,44% và ở nhóm nghiên cứu là 72,22%, chuyển dịch được hai độ liệt là 5,44% ở nhóm đối chứng và 22,22% ở nhóm nghiên cứu.

Trong khi ở các bệnh nhân thể TPTP, tỷ lệ chuyển dịch một độ liệt là 87,5% ở nhóm đối chứng và 55,6% ở nhóm nghiên cứu, chuyển dịch được hai độ liệt ở nhóm nghiên cứu là 33,3% trong khi tỷ lệ này là 0% nhóm đối chứng.

Kết quả này thấp hơn so với của Nguyễn Công Doanh, tỷ lệ bệnh nhân có TPKL chuyển dịch một độ liệt là 65,63%, chuyển dịch được hai độ liệt là 34,37%. Tỷ lệ bệnh nhân có TPTP chuyển dịch một độ liệt là 95,0%, chuyển dịch hai độ liệt là 5,0% [15].

* Sự chuyển dịch độ liệt theo chỉ số Barthel

Sau điều trị tỷ lệ bệnh nhân thể TPKL chuyển dịch được một độ liệt ở nhóm đối chứng là 54,11% và ở nhóm nghiên cứu là 41,67%, chuyển dịch được hai độ liệt ở nhóm nghiên cứu (50,0%) cao hơn ở nhóm đối chứng (16,22%). Tỷ lệ bệnh nhân bị TPTP chuyển dịch được một độ liệt là 50,00%

ở nhóm đối chứng và 33,33% ở nhóm nghiên cứu, chuyển dịch được hai độ liệt ở nhóm nghiên cứu là 55,56% cao hơn nhóm đối chứng là 25,0%.

Kết quả này thấp hơn một chút so với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Công Doanh, tỷ lệ bệnh nhân bị TPKL chuyển dịch được một độ liệt là 25,0%, chuyển dịch được hai độ liệt là 75,0%. Tỷ lệ bệnh nhân bị TPTP chuyển dịch dược một độ liệt 35,0%, chuyển dịch được hai độ liệt là 65,0% [15].

*Sự chuyển dịch độ liệt theo thang điểm Orgogozo

Sau điều trị tỷ lệ bệnh nhân thể TPKL chuyển dịch được một độ liệt ở nhóm đối chứng là 75,67% và ở nhóm nghiên cứu là 63,89%, chuyển dịch được hai độ liệt ở nhóm nghiên cứu (30,55%) cao hơn ở nhóm đối chứng (13,51%). Tỷ lệ bệnh nhân có TPTP chuyển dịch được một độ và hai độ liệt ở nhóm nghiên cứu (88,89%) cao hơn nhóm đối chứng (62,50%).

Kết quả trên cho thấy thuốc TMSLH kết hợp XBBH có tác dụng phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân trúng phong sau giai đoạn cấp tốt

hơn so với nhóm chứng ở cả hai thể TPKL và TPTP. Sự chuyển dịch độ liệt theo cả ba thang điểm ở thể TPKL có xu hướng tốt hơn so với thể TPTP, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Có thể do cỡ mẫu nghiên cứu còn nhỏ nên cần nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn để khẳng định điều này.

4.2.3.2. Kết qu điu tr theo th hàn – th nhit ca YHCT

Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy, khả năng phục hồi của bệnh nhân ở thể nhiệt cao hơn thể hàn.

* Sự chuyển dịch độ liệt theo thang điểm Rankin

Đối với thể nhiệt: chuyển một độ liệt có 87,10% ở nhóm đối chứng và 66,67% ở nhóm nghiên cứu, chuyển hai độ liệt ở nhóm nghiên cứu (33,33%) cao hơn ở nhóm đối chứng (3,23%) (p < 0,05); đối với thể hàn: chuyển một độ liệt ở nhóm đối chứng là 64,29% và nhóm nghiên cứu là 73,33%, chuyển hai độ liệt có 7,14% ở nhóm đối chứng và 6,67% ở nhóm nghiên cứu.

Ở nhóm nghiên cứu, kết quả điều trị thể nhiệt tốt hơn thể hàn với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này tương tự như của Trương Mậu Sơn, thể nhiệt có 20,0% chuyển được hai độ liệt và 46,7% chuyển một độ liệt và thấy tiến triển của thể nhiệt tốt hơn thể hàn [48].

* Sự chuyển dịch độ liệt theo chỉ số Barthel

Ở nhóm nghiên cứu: đối với thể nhiệt: chuyển một độ liệt có 12 bệnh nhân (40,0%), chuyển hai độ liệt có 18 bệnh nhân (60,0%); ở thể hàn:

chuyển một độ liệt có 6 bệnh nhân (40,0%), hai độ liệt có 5 bệnh nhân (33,33%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

* Sự chuyển dịch độ liệt theo thang điểm Orgogozo

Ở thể nhiệt: nhóm nghiên cứu có 63,33% chuyển một độ liệt và 36,67%

chuyển hai độ liệt; ở thể hàn: chuyển một độ liệt có 66,67%, chuyển hai độ liệt có 13,33%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Như vậy, TMSLH có tác dụng với thể nhiệt tốt hơn thể hàn. Theo

YHCT, nhồi máu não thuộc chứng trúng phong, nguyên nhân gây chứng trúng phong thường gặp ở người cao tuổi, hoạt động của các tạng tâm can thận bị giảm sút gây ra các hiện tượng âm hư, sinh đàm, phong động gây co giật, hôn mê [62]. Theo tính chất của trúng phong thì có hai loại là trúng phong thuộc thể hàn và trúng phong thuộc thể nhiệt.

Trúng phong thuộc thể hàn gồm các chứng: bán thân bất toại, sợ lạnh, thích ấm, miệng nhạt không khát, sắc mặt xanh trắng, tay chân lạnh, nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì [7].

Trúng phong thuộc thể nhiệt gồm các chứng: bán thân bất toại, thích mát, mặt đỏ, tay chân ấm, nước tiểu vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch trầm sác [152].

Nguyên nhân của chứng trúng phong chủ yếu là do nội phong và ngoại phong trong đó nội phong là quan trọng [9]. Thể nhiệt tiến triển tốt hơn thể hàn phù hợp với lý luận của y học cổ truyền. YHCT cho rằng gốc của các nhân tố nội phong đều do nhiệt cho nên đầu tiên phát ra thường thể hiện là nhiệt chứng, chính khí chưa bị hao tổn nhiều nên bệnh hồi phục tốt hơn. Thể hàn ở đây là chứng hư hàn cụ thể là chứng thận dương hư hàn. Theo lý luận YHCT thận là gốc của tiên thiên, ở giữa có mệnh môn hoả, chân hoả là chân dương, phần dương của năm tạng có được đều phải nhờ vào nguyên dương trong thận mới sinh phát được, bệnh tật phát đến giai đoạn thận dương suy nghĩa là bệnh tình đã sâu, nặng [10], [62]. Như vậy thể hàn chứng trong chứng trúng phong là giai đoạn người bệnh chính khí đã suy giảm cho nên sự phục hồi khó khăn hơn thể nhiệt.

KẾT LUẬN

1. TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG CỦA THÔNG MẠCH SƠ LẠC HOÀN TRÊN THỰC NGHIỆM

1.1. Độc tính cấp

Chưa xác định được độc tính cấp và chưa tính được LD50 của Thông mạch sơ lạc hoàn trên chuột nhắt trắng theo đường uống với liều lên tới 229g dược liệu/kg thể trọng trên chuột nhắt trắng theo đường uống (gấp 33 lần liều điều trị trên chuột).

1.2. Độc tính bán trường diễn

Mẫu thuốc thử TMSLH không gây độc tính bán trường diễn trên thỏ khi cho thỏ uống liều 13,61g/kg/ngày (liều tương đương với liều dùng trên người) và liều gấp ba lần (40,82g/kg/ngày) trong bốn tuần liên tục.

1.3. Tác dụng dược lý trên tim mạch

TMSLH có tác dụng hạ huyết áp thông qua tác dụng trên hệ adrenergic (làm giảm một phần tác dụng của adrenalin), không ảnh hưởng gì đến hệ cholinergic. TMSLH có tác dụng giãn mạch tai thỏ cô lập ở nồng độ 0,9%.

2. TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA THÔNG MẠCH SƠ LẠC HOÀN KẾT HỢP XOA BểP BẤM HUYỆT TRấN LÂM SÀNG

Kết quả điều trị bằng TMSLH với liều dùng 10g x 6 viên/ngày kết hợp XBBH trong 30 ngày liên tục trên 45 bệnh nhân nhồi máu não sau giai đoạn cấp có đối chứng với 45 bệnh nhân dùng thuốc giả dược theo phương pháp mù đơn cho phép rút ra một số kết luận thuốc TMSLH kết hợp với XBBH có tác dụng:

2.1. Phục hồi chức năng vận động

- Cải thiện độ liệt theo thang điểm Rankin với tỷ lệ dịch chuyển độ liệt sau điều trị là 93,33%. Trong đó, tỷ lệ đạt loại A của nhóm nghiên cứu là 24,44%

cao hơn so với nhóm đối chứng (4,44%) (p < 0,05).

- Cải thiện chỉ số Barthel với mức chênh tăng giá trị trung bình sau điều trị so với trước điều trị ở nhúm nghiờn cứu là 34,22 ± 11,28 cao hơn rừ rệt so với nhóm đối chứng (23,44 ± 12,29) (p < 0,05).

- Cải thiện thang điểm Orgogozo với mức chênh tăng trung bình sau điều trị so với trước điều trị ở nhúm nghiờn cứu là 33,56 ± 11,36 cao hơn rừ rệt so với nhóm đối chứng (22,89 ± 12,68) (p < 0,05).

- Cải thiện độ liệt theo phân loại YHCT đối với thể trúng phong kinh lạc và trúng phong tạng phủ là tương đương nhau. Thuốc có tác dụng tốt hơn ở thể nhiệt so với thể hàn (p < 0,05).

2.2. Làm cải thiện huyết áp với giảm HAtt trước điều trị (133,44mmHg ± 11,91) so với sau điều trị ở nhóm nghiên cứu là 130,02mmHg ± 7,49 và HAttr trước điều trị (84,89mmHg ± 6,44) so với sau điều trị là 82,44mmHg ± 4,60 (p < 0,05).

2.3. Điều chỉnh rối loạn lipid máu với hàm lượng cholesterol, triglycerid, LDL - cholesterol sau điều trị (5,13 mmol/l ± 0,57; 1,85 mmol/l ± 0,43; 2,69 mmol/l ± 0,45) giảm rừ rệt so với trước điều trị (5,42 mmol/l ± 0,66; 1,98 mmol/l ± 0,38; 3,02 mmol/l ± 0,61) (p < 0,01), hàm lượng HDL - cholesterol (1,56 mmol/l ± 0,62) tăng rừ rệt so với trước điều trị (1,39 mmol/l ± 0,45), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THÔNG MẠCH SƠ LẠC HOÀN Thuốc TMSLH kết hợp XBBH chưa gây ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào trên lâm sàng, đồng thời cũng chưa thấy sự thay đổi theo hướng bất lợi đối với một số chỉ số huyết học và chức năng gan, thận trên cận lâm sàng.

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục triển khai nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân lớn hơn và trên phạm vi rộng hơn làm cơ sở cho ứng dụng rộng rãi thuốc “Thông mạch sơ lạc hoàn” vào công tác điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp trên lâm sàng.

2. Tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu tác dụng giảm lipid máu và chống đông máu của thuốc “Thông mạch sơ lạc hoàn” trên thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 149 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)