Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 119 - 126)

Kết quả bảng 3.18 cho thấy: bệnh nhân NMN sau giai đoạn cấp gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau (trẻ nhất là 50 tuổi và già nhất là 85 tuổi). Nhóm tuổi 60 – 69 chiếm tỷ lệ cao nhất (46,67% ở nhóm đối chứng và 37,78% ở nhóm nghiên cứu). Tuổi trung bình giữa nhóm đối chứng (65,89 ± 7,85) và nhóm nghiên cứu (65,07 ± 7,66) là tương đương nhau (p > 0,05). Phân bố các độ tuổi giữa hai nhóm có sự tương đồng (p > 0,05).

Kết quả này phù hợp với nhiều tác giả trong nước như theo Lê Văn Thính và cộng sự, tỷ lệ NMN gặp ở lứa tuổi từ 45 - 74 là 67%, NMN từ 50 tuổi trở lên chiếm 79,93% [56]; theo Trịnh Việt Thắng, NMN xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi từ 55 đến 74 (62,65%) [53]; Trương Mậu Sơn cho biết lứa tuổi NMN trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 58,3% [48] tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Vụ là 58,2% [72]. Theo Trần Thị Quyên nhóm tuổi trên 50 chiếm 73,3%, trong đó nhóm tuổi 50 – 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) [46].

Trong một số công trình nghiên cứu khác, các tác giả cũng cho rằng TBMN nói chung và NMN nói riêng hiện nay có xu hướng gia tăng theo lứa tuổi.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận của YHCT. Sách Nội kinh, một y văn kinh điển của YHCT viết: “Nữ 49 tuổi mạch xung nhâm kém, thiên

quý khô kiệt, kinh nguyệt cạn, hình thể suy yếu… Nam đến 56 tuổi can khí suy, gân cử động kém, thiên quý kiệt, tinh thiếu, thận suy, toàn thân mệt mỏi…” [25]. Sách Nội kinh cũng viết: “Con người ngoài 40 tuổi trở đi, chính khí bắt đầu suy, công năng tạng phủ suy giảm theo tuổi tác, 50 tuổi can khí suy, 60 tuổi tâm khí suy, 70 tuổi tỳ khí suy, 80 tuổi phế khí suy, 90 tuổi thận khí suy, 100 tuổi lục phủ ngũ tạng đều suy” [25], [62]. Theo Lý Đông Viên, người trên 40 tuổi khí đã suy hoặc vì lo nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng làm hư tổn chân khí thì dễ bị trúng phong hơn [35].

Như vậy theo YHCT, tuổi càng cao chính khí càng suy kém, bên trong khí huyết hư tổn, âm dương mất thăng bằng, nội phong dễ sinh ra, phong tà sẽ thừa cơ xâm nhập mà gây bệnh.

4.2.1.2. Gii tính

Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân NMN sau giai đoạn cấp, ở nam giới (47,78 %) thấp hơn so với nữ giới (52,22 %); tỷ lệ trung bình của số bệnh nhân nam so với nữ là 1/1,09. Tỷ lệ phân bố giới tính giữa hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tỷ lệ mắc NMN giữa nam và nữ trong nghiên cứu có thấp hơn so với các tác giả khác: Tôn Chi Nhân đưa ra tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/ nữ là 1,61 [44], theo Vũ Thường Sơn tỷ lệ nam/nữ là 1,41 [49], theo Lê Văn Thính tỷ lệ này là 2,23 [57], theo Đinh Văn Thắng tỷ lệ nam/nữ là 1,75/1 [51].

Về tỷ lệ này, còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Đa số các tác giả cho rằng tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ trong TBMN khác nhau không đáng kể. Nhưng có một số nghiên cứu khác cho rằng tỷ lệ TBMN ở nam bao giờ cũng cao hơn nữ. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nữ ở các nhóm đều nhiều hơn nam. Có thể do địa bàn và thời gian nghiên cứu chỉ trong phạm vi hẹp nên có sự khác biệt này.

Tuy nhiên để khẳng định điều này cần thiết phải điều tra trên cỡ mẫu lớn hơn.

4.2.1.3. Thi gian t khi mc NMN đến khi điu tr trong giai đon cp Kết quả bảng 3.19 cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân được điều trị sớm trong vòng ba ngày kể từ khi mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất và tương đương ở hai nhóm (66,67% ở nhóm đối chứng và 60,00% ở nhóm nghiên cứu). Ở những

ngày sau tỷ lệ này giảm dần.

Tỷ lệ này cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả khác: theo Lê Văn Thính và cộng sự từ khi bệnh khởi phát đến khi vào viện của nhóm NMN từ 1 đến 7 ngày là 67,03%, 6 giờ đến 24 giờ là 11,81%, 8 đến 14 ngày là 10,44%

[55]. Theo Vũ Thu Thủy đa số bệnh nhân vào viện sau ba ngày kể từ khi phát bệnh (52,6%) [63]. Theo Nguyễn Công Doanh bệnh nhân có thời gian từ khi bị bệnh đến khi điều trị dưới 5 ngày là 78,84%, từ 6 ngày đến 10 ngày là 11,54% [15]. Theo thống kê của Khoa Thần kinh Bệnh Viện Bạch Mai, số bệnh nhân được đến cấp cứu điều trị trong năm ngày đầu chiếm tỷ lệ cao, nhưng tỷ lệ từ một đến sáu giờ đầu còn thấp [23]. Việc chẩn đoán và điều trị sớm TBMN giúp giảm tỷ lệ tử vong và di chứng. Do đó, tổ chức tuyên truyền hiểu biết về TBMN trên thông tin đại chúng là cần thiết để bệnh nhân được đến khám và điều trị kịp thời vì “Thời gian là Não”.

4.2.1.4. Các bnh đồng din

* Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch, nguy cơ này sẽ giảm khi đưa lipid máu trở về bình thường [30]. Lê Đức Hinh và cộng sự qua nghiên cứu 126 trường hợp tử vong tại Bệnh Viện Bạch Mai thấy xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây TBMN [23]. Theo Lê Văn Thính [56], xơ vữa động mạch ở người dưới 40 tuổi là 27%, còn trên 40 tuổi là 100%.

Nguyễn Đạt Anh, Mai Duy Tôn nhận thấy bệnh nhân NMN có rối loạn lipid máu là 26,7% [2]. Theo Nguyễn Công Doanh bệnh nhân có tiền sử rối loạn lipid máu là 28,84% [15].

Kết quả bảng 3.21 cho thấy đa số bệnh nhân có tiền sử rối loạn lipid máu, ở cả hai nhóm tỷ lệ này là 93,33%. Kết quả này cao hơn so với các tác giả trên. Lý do là căn cứ theo tiêu chuẩn chọn bệnh nhân, nghiên cứu này đã chủ định chọn những bệnh nhân có rối loạn lipid máu để đánh giá thêm tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của thuốc TMSLH.

* Tăng huyết áp

Theo bảng 3.21 tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp ở cả hai nhóm là 51,11%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác như của Lê Văn Thính và cộng sự tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân NMN là 48,3% [56]; theo Hoàng Khánh là 59,64% [30]; theo Nguyễn Văn Vụ là 61,6% [72]; theo Nguyễn Công Doanh là 50% [15].

Như vậy tăng huyết áp là bệnh đồng diễn thường gặp nhất ở bệnh nhân TBMN. Tăng huyết áp thực sự là yếu tố nguy cơ quan trọng của TBMN nói chung và NMN, nếu được dự phòng tốt sẽ giúp công tác phòng ngừa và điều trị TBMN hiệu quả hơn.

* Cơn thiếu máu não thoáng qua

Nguy cơ xảy ra TBMN sau cơn thiếu máu não thoáng qua là 10% trong năm đầu tiên; sau đó trong năm năm tiếp theo, mỗi năm có tỷ lệ 5% [14]. Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua là yếu tố nguy cơ chắc chắn gây nhồi máu não. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua ở nhóm nghiên cứu là 11,11% thấp hơn kết quả của Lê Văn Thính (22,73%) [56]. Theo Phạm Thắng và Đỗ Phương Vịnh triệu chứng hay gặp nhất của cơn thiếu máu não thoáng qua là liệt nửa người và mù mắt đột ngột, thời gian xảy ra các triệu chứng thường ngắn từ hai đến năm phút, thời gian trước khi xảy ra tai biến NMN trung bình mười ngày [52]. Như vậy, có thể thấy thời gian thực sự “quí báu” nếu bệnh nhân biết được sự nguy hiểm sắp xẩy ra với mình để đến viện khám bệnh. Do đó việc tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết được các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua nhằm hạn chế sự hình thành của một NMN là hết sức cần thiết.

4.2.1.5. Mt s đặc đim tn thương bnh lý

* Bán cầu tổn thương

Bảng 3.22 cho thấy, NMN ở bán cầu trái chiếm tỷ lệ cao, ở nhóm đối chứng là 80,0% và nhóm nghiên cứu là 66,67%. Theo Vũ Thường Sơn tổn thương hai bán cầu là như nhau (50%) [49]. Còn theo Trần Văn Chương

NMN ở bán cầu não trái là 50,5%, bán cầu não phải là 49,5% [13].

Tuy nhiên, có một số tác giả khác cho rằng tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người bên phải cao hơn liệt nửa người bên trái. Sự khác nhau này có thể do cỡ mẫu trong các nghiên cứu còn hạn chế, vì thế cần phải có những thống kê dịch tễ cỡ mẫu lớn hơn để đưa ra kết luận chính xác.

* Liệt nửa người: là triệu chứng thường gặp nhất trong TBMN.

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy 100% bệnh nhân có liệt nửa người.

Trong đó tỷ lệ liệt nửa người phải là 80,00% ở nhóm đối chứng và 66,67% ở nhóm nghiên cứu, điều này phù hợp với tổn thương trên phim chụp CT Scanner, tổn thương bán cầu trái là 80,00% (nhóm đối chứng) và 66,67%

(nhóm nghiên cứu).

Theo Nguyễn Đạt Anh, Mai Duy Tôn liệt nửa người là 90% [2]. Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thính cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân NMN có liệt nửa người chiếm 98,3%, trong đó liệt nửa người phải là 56,45%, liệt nửa người trái là 43,55% [56]. Theo Phan Thị Nhung liệt nửa người phải là 56,7%, liệt nửa người trái là 43,3% [45]. Nguyễn Thuỳ Hương cho biết liệt nửa người phải là 51%, liệt người trái là 49% [28]. Tỷ lệ này theo Nguyễn Văn Trịnh là 51,5% và 48,5% [66].

Nhận xét về tỷ lệ liệt nửa người trái và liệt nửa người phải qua các nghiên cứu, tôi đồng quan điểm với Trần Văn Chương [13]: sự khác nhau có thể do cỡ mẫu nghiên cứu, cách chọn đối tượng nghiên cứu của mỗi tác giả không giống nhau. Để có nhận định chính xác về tỷ lệ này, cần điều tra dịch tễ học trên diện rộng và cỡ mẫu đủ lớn.

* Tình trạng ý thức

Rối loạn ý thức cũng là một triệu chứng thường gặp trong NMN. Theo Doãn Thị Huyền, Lê Văn Thính trong NMN động mạch não giữa giai đoạn toàn phát, tỷ lệ bệnh nhân có điểm Glasgow trên 12 điểm là 51,9%, từ 8 đến 12 điểm là 36,6% [29]. Theo Nguyễn Đạt Anh, Mai Duy Tôn tỷ lệ rối loạn ý thức giai đoạn toàn phát của NMN là 56,7% [2].

Trong nghiên cứu này, 100% bệnh nhân không có rối loạn ý thức (Điểm

Glasgow là 15 điểm). Đó là do một tiêu chí chọn bệnh nhân của nghiên cứu này là chỉ nhận bệnh nhân đã tỉnh táo, nghe và hiểu lời nói.

* Liệt thần kinh VII trung ương

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân có liệt thần kinh VII trung ương ở hai nhóm đều cao (nhóm đối chứng là 84,44% và nhóm nghiên cứu là 88,89%). Kết quả này tương tự như các nghiên cứu của Trịnh Việt Thắng [53]

là 93,37%, Vũ Thường Sơn [49] là 92,5% và Nguyễn Văn Vụ [72] là 91,7%.

* Rối loạn ngôn ngữ

Số bệnh nhân có rối loạn ngôn ngữ trong nghiên cứu này là 75,56% ở nhóm đối chứng và ở nhóm nghiên cứu là 64,44%.

Theo Doãn Thị Huyền, Lê Văn Thính tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ là 59,93%

trong NMN động mạch não giữa, trong đó thất ngôn toàn bộ là 29,47%, thất ngôn Broca là 17,86%, thất ngôn Wernicke là 11,61% [29].

Hensius và cộng sự nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ chiếm trên 80% trong số bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa [95]. Theo Hoàng Đức Kiệt nhồi máu não thuộc khu vực động mạch não giữa thường có liệt nửa người, kèm theo mất ngôn ngữ nếu tổn thương bán cầu não trái [34]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Công Doanh trên 52 bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa, tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ là 50% [15]. Trong nhồi máu não động mạch não giữa, tổn thương các nhánh động mạch nông trước ở bán cầu ưu thế thường thất ngôn Broca, tổn thương các nhánh nông sau bán cầu ưu thế thường thất ngôn Wernicke, tổn thương ở các nhánh sâu bán cầu ưu thế gây khó nói, còn tổn thương ở gốc động mạch não giữa bán cầu ưu thế gây thất ngôn hoàn toàn [24], [57].

Sự khác biệt về tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ trong nghiên cứu này so với một số nghiên cứu trên có thể do các bệnh nhân trong nghiên cứu có tổn thương NMN ở các vị trí khác nhau chứ không đơn thuần chỉ có nhồi máu não động mạch não giữa.

* Dấu hiệu Babinski

Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu Babinski dương tính là 100%. Tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Công Doanh (86,54%) [15].

* Rối loạn cảm giác

Đồng thời với liệt vận động là rối loạn về cảm giác ở các mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn cảm giác là 60,0% ở nhóm đối chứng và 75,56% ở nhóm nghiên cứu. Kết quả này tương tự như của Doãn Thị Huyền và Lê Văn Thính nhồi máu não động mạch não giữa rối loạn cảm giác chiếm 82,14% [29].

* Rối loạn cơ tròn

Bệnh nhân bị rối loạn cơ tròn có tỷ lệ 15,56% ở nhóm nghiên cứu, tương đương với kết quả của Nguyễn Công Doanh 19,23% [15] nhưng thấp hơn số liệu của Lê Văn Thính, Nguyễn Văn Chương, Hoàng Quốc Hải là 29,03%

[56]. Số bệnh nhân có rối loạn cơ tròn thường nặng độ III, độ IV biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn đại tiểu tiện. Có thể do trong nghiên cứu này như đã đề cập ở trên chỉ chọn những bệnh nhân có các chỉ số sinh tồn đã trở về ổn định.

*Phân bố bệnh nhân trước điều trị theo độ liệt Rankin, chỉ số Barthel và thang điểm Orgogozo

Kết quả các bảng 3.23 về phân bố độ liệt theo thang điểm Rankin, bảng 3.24 về phân bố mức độ di chứng theo chỉ số Barthel, bảng 3.25 trình bày phân bố mức độ hoạt động theo thang điểm Orgogozo cho thấy không có sự khác biệt giữa bệnh nhân hai nhóm về mức độ bệnh trên lâm sàng (p > 0,05).

* Phân bố thể bệnh theo Y học cổ truyền

Kết quả biểu đồ 3.4, 3.5 cho thấy: trong 90 bệnh nhân nghiên cứu, số bệnh nhân bị TPKL ở nhóm đối chứng (82,22%) và nhóm nghiên cứu (80,0%) đều chiếm tỷ lệ cao, số bệnh nhân bị TPTP chiếm tỷ lệ 17,78% ở nhóm đối chứng và 20,0% ở nhóm nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân trúng phong thuộc thể nhiệt chiếm tỷ lệ cao, 68,89% ở nhóm đối chứng và 66,67% ở nhóm nghiên cứu, và tỷ lệ bệnh nhân trúng phong thuộc thể hàn ở nhóm đối chứng chiếm 31,11%, nhóm nghiên cứu chiếm 33,33%. 72 bệnh nhân thuộc thể đàm

thấp hoặc can thận âm hư và đàm thấp hoặc can dương vượng và đàm thấp chiếm 80%. Như vậy, TPKL chiếm tỷ lệ cao hơn TPTP, thể nhiệt chiếm tỷ lệ cao hơn thể hàn, tỷ lệ bệnh nhân có yếu tố đàm thấp chiếm đa số trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu. So sánh thể TPKL và TPTP, thể hàn chứng và nhiệt chứng và phân loại theo hội chứng bệnh của hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

TPKL là lúc phát bệnh trong giai đoạn cấp không có hôn mê, điều này tương đồng với các triệu chứng lâm sàng của NMN nói chung, chỉ có một số bệnh nhân hôn mê là do NMN diện rộng. Nghiên cứu này tiến hành trên bệnh nhân có NMN sau giai đoạn cấp nên đa số thuộc thể TPKL.

Phân biệt thể bệnh hàn nhiệt để biết được tính chất của bệnh, trên cơ sở đó để phối ngũ các vị thuốc có tính hàn lương hay ôn ấm một cách phù hợp nhằm điều chỉnh cân bằng âm dương cho bệnh nhân [6].

Bệnh nhân có chứng đàm thấp người thường nặng nề, chất lưỡi nhạt, rêu trắng nhị, mạch tế hoạt. Chứng này có các triệu chứng tương đối tương đồng với nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao trong TBMN nói chung là rối loạn lipid máu. Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân được lựa chọn đa số có yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu, có thể do vậy mà tỷ lệ có chứng đàm thấp khá cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 119 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)