NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 42 - 45)

Chương 1. T ỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU

1.4.1. Một số nghiên cứu ở Trung Quốc

Hà Duyệt Mai dùng bài Linh liên thang sắc uống. Kết quả lâm sàng: đã trị 48 trường hợp, khỏi 25 trường hợp, hồi phục tốt 19 trường hợp, không kết quả 4 trường hợp [trích dẫn từ 39].

Bệnh viện Quảng Châu nghiên cứu cho thấy Hoa Đà tái tạo hoàn có tác dụng điều trị phục hồi sau NMN tốt hơn Nhân sâm tái tạo hoàn [18].

Khúc Nguyên Hải (1985) ở Bệnh viện Trung Y Cát Lâm, Trung Quốc, dùng “Địa long đan sâm thang” (gồm địa long 20g, đan sâm 30g, xích thược 15g, hồng hoa 15g, một dược 10g sắc uống) điều trị cho 32 bệnh nhân. Kết quả: tốt 4 trường hợp, khá 27 trường hợp, không kết quả 1 trường hợp, tỷ lệ đạt 96% [trích dẫn từ 39].

Tác dụng điều trị cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua của xuyên khung và aspirin trên 158 trường hợp, xuyên khung 111 trường hợp, aspirin 47 trường hợp, tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 89,2 và 61,7%, sự khác biệt trước và sau điều trị (p < 0,001) [80].

Thuốc cổ truyền chống huyết khối Xinmaining được bào chế từ đan sâm, xuyên khung và một số dược liệu khác điều trị NMN. Kết quả cho thấy thuốc có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, độ nhớt huyết thanh, tỷ lệ thể tích huyết cầu, làm tăng tốc độ điện di hồng cầu và làm giảm tỷ lệ kết tập tiểu cầu [trích dẫn từ 68].

Hà Tiếu Tiên (1989) ở Bệnh viện Tuyên Vũ Bắc Kinh đã điều trị cho 46 bệnh nhân bằng “Đào hồng thông mạch phương”. Kết quả như sau: 29 bệnh nhân phục hồi tốt (63,3%), 14 bệnh nhân phục hồi khá (30,4%), 3 bệnh nhân có tiến bộ (6,5%), sau điều trị có 13 bệnh nhân huyết áp trở về bình thường trong số 23 bệnh nhân có tăng huyết áp [trích dẫn từ 39].

1.4.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Năm 2002, Nguyễn Đức Vượng dùng “Kiện não hoàn” điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Kết quả theo thang điểm Rankin: 50% bệnh nhân phục hồi độ 1; 36,7% còn lại di chứng nhẹ; 10% di chứng vừa; 3,3% liệt độ 4 [73].

Tôn Chi Nhân (2004) đã “Nghiên cứu điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân TBMN bằng điện châm kết hợp thuốc YHCT nghiệm phương”. Kết quả: phục hồi hoàn toàn 68%; di chứng nhẹ 22%; và 10% di chứng vừa [44].

Năm 2005, Vũ Thu Thuỷ và cộng sự “Nghiên cứu tác dụng điều trị của Hoa Đà tái tạo hoàn đối với nhồi máu bán cầu đại não sau giai đoạn cấp”. Kết quả phục hồi mức độ tốt 23,7%; khá 39,5%; trung bình 36,8% [63].

Năm 2005, Nguyễn Văn Vụ điều trị 103 bệnh nhân bị NMN sau giai đoạn cấp bằng Kỷ cúc địa hoàng hoàn và Tứ vật đào hồng. Kết quả: 88,35% giảm độ liệt trong đó 11,7% hồi phục hoàn toàn; 18,3% đỡ nhiều và 58,3% đỡ ít [72].

Trần Thị Quyên (2005) “Đánh giá điều trị phục hồi chức năng vận động do NMN sau giai đoạn cấp bằng bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang kết hợp với điện châm”. Kết quả: 100% bệnh nhân cải thiện độ liệt, loại tốt 66,7%, khá 20,0% [46].

Trương Mậu Sơn (2006) đã “Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động do NMN sau giai đoạn cấp bằng thuốc Ligustan kết hợp với điện châm". Kết quả: cải thiện độ liệt Rankin: loại tốt và khá đạt 86,7% (tốt 26,7%

và khá 60%). Điểm trung bình Orgogozo từ 38,0 ± 11,3 điểm trước điều trị tăng lên 69,8 ± 20,4 điểm (p < 0,01) [48].

Nguyễn Bá Anh (2008) “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Nattospes trên bệnh nhân NMN sau giai đoạn cấp”. Kết quả: mức tăng điểm trung bình Barthel sau điều trị là 32,78 ± 10,0 so với trước điều trị (p < 0,05) [1].

Vương Thị Kim Chi (2009) “Nghiên cứu phương pháp xoa bóp – vận động kết hợp điện châm góp phần phục hồi chức năng vận động cho bệnh

nhân NMN”. Kết quả: tiến triển từ độ 4 xuống độ 1 và 2 theo thang điểm Rankin là 97,28%. Điểm trung bình Orgogozo tăng 61,68 điểm so với trước điều trị (p < 0,01) [11].

Nguyễn Công Doanh (2011) sử dụng bài Thông mạch dưỡng não ẩm và điện châm trên bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa sau giai đoạn cấp.

Kết quả: 86,5% chuyển dịch một độ, chuyển dịch hai độ là 13,5% theo thang điểm Henry. Điểm trung bình Barthel tăng được 41,58 ± 6,90 điểm [15].

1.5. TỔNG QUAN BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU “THÔNG MẠCH SƠ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của thuốc “thông mạch sơ lạc hoàn” trong điều trị nhồi máu não sau giai đoạn cấp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)