Khái niệm thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế Nhập môn thuế (Trang 109 - 112)

Khái niệm:

Sản xuất hàng hố ngày càng phát triển dẫn đến các quan hệ mua bán trao đổi hàng hố giữa các quốc gia diễn ra ngày càng tăng. Mỗi một quốc gia độc lập cĩ chủ quyền đều sử dụng một loại thuế thu vào hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới nước mình. Thuế này được gọi chung là thuế quan (Custom duty).

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng quốc tế hĩa thì pháp luật của các nước về thuế quan ngày càng cĩ xu thế hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi tồn thế giới.

Thuế quan ở Việt Nam cĩ tên gọi là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hố mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nhà nước ta ban hành vào năm 1951, thời điểm này thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cơng cụ để nhà nước thực hiện chức năng quản lý việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố giữa vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, bảo vệ và phát triễn kinh tế vùng tự do, xúc tiến việc giao lưu các loại hàng hố là nhu yếu phẩm cần thiết cho quân đội và nhân dân. Phương châm đấu tranh kinh tế với địch là đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu các loại hàng hố cần thiết cho kháng chiến, sản xuất và đời sống nhân dân. Do đĩ, nhà nước miễn thuế xuất khẩu cho tất cả các loại hàng hố của vùng tự do. Mặt khác, hạn chế nhập khẩu hàng hố từ vùng địch. Thuế suất áp dụng đối với hàng hố nhập khẩu là từ 30 % trở lên.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được Quốc hội nước ta ban hành ngày 29 -12 -1987. Ðạo luật này chỉ điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch. Do đĩ cĩ sự phân biệt trong áp dụng chế độ thu thuế giữa hàng hố mậu dịch với các loại hàng hố phi mậu dịch khác.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thơng qua ngày 26 -12 -1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được Quốc hội thơng qua ngày 5 -7- 1993. Luật này được Quốc hội thơng qua ngày 20 -5 1998 và cĩ hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1- 1999.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành cĩ phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hố mậu dịch ban hành năm 1987. Theo đĩ, Nhà nước thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khơng phân biệt tính chất hàng hố là xuất khẩu, nhập khẩu mậu dịch hay phi mậu dịch.

Ðối tượng điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các tổ chức và cá nhân cĩ hàng hố được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hố từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước. Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hố mậu dịch mang tính chất gián thu. Cịn đối với các loại hàng hố khác thì tùy theo từng trường hợp mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cĩ tính chất gián thu hoặc tính chất trực thu.

Tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cơng cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ vào từng giai đoạn lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước mà thuế quan được sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, ở gĩc độ chung nhất cĩ thể nhận thấy rằng tính chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Mục tiêu chung của các quốc gia là sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ðồng thời thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế dễ thu nhất, ít bị phản ứng từ phía trong nước, thậm chí cĩ khi cịn được sự ủng hộ của nhiều người.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cấu thành trong giá cả hàng hố, làm tăng giá hàng hố, do đĩ cĩ tác dụng điều tiết xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn tiêu dùng; bởi vì lượng hàng hố xuất khẩu hay nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ hàng hố, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả hàng hố cao hay thấp sẽ quyết định việc giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hố đĩ trên thị trường. Thơng qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhà nước điều tiết việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố . Hơn nữa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ hạn chế việc tiêu dùng hàng hố xa xỉ hoặc các loại hàng hố khơng được khuyến khích sử dụng như thuốc lá, rượu, bia...

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cĩ tác dụng bảo hộ nền sản xuất trong nước. Việc đánh thuế cao vào hàng hố nhập khẩu sẽ giúp các nhà sản xuất trong nước cĩ thể cạnh tranh được với hàng hố nhập khẩu. Ðặc biệt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giúp cho các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành cịn non trẻ trong nước cĩ thời gian trưởng thành và sinh lời để từ đĩ cĩ thể cạnh tranh với hàng hố nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cĩ tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì việc đánh thuế nhập khẩu cao thì hàng hố nhập khẩu sẽ giảm; để bù vào lượng hàng hố nhập khẩu đĩ nhà nước ta phải mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho người lao động từ đĩ gĩp phần giải quyết nạn thất nghiệp trong nước.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cơng cụ để nhà nước thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với các nước. Chẳng hạn Mỹ địi EU phải giảm từ 30 - 50% trợ cấp cho nơng nghiệp, nếu khơng Mỹ sẽ tăng mức thuế đánh vào hàng hố nơng sản của EU nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gĩp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngọai giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơng cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và nâng cao hiệu qủa hoạt động xuất nhập khẩu trong cả nước.

Mã số thuế:

Danh mục mặt hàng chịu thuế cuả biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu hiện hành, về cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở bảng danh mục hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu cuả Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (Hamorid System), đồng thời cĩ biến đổi một số phần cụ thể cho phù hợp với hoạt động xuất, nhập khẩu cuả Việt Nam. Hàng hố trong bảng danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu hiện hành được chia thành 21 phần, 97 chương ( trừ chương 77 được để trống để dự phịng). Trong mỗi chương cuả biểu thuế chia ra các nhĩm hàng (cấp độ 4 chử số), trong mỗi nhĩm hàng cĩ thể phân chia thành các phân nhĩm hàng ( cấp độ 6 chử số), và trong mỗi phân nhĩm hàng cĩ thể phân chia thành các mặt hàng ( cấp độ 8 chử số) .Tuỳ theo đặc điểm, tính chất cấu tạo cuả từng chương, nhĩm, phân nhĩm và mặt hàng mà một chương cĩ thể được chia thành một hay nhiều nhĩm hàng, một nhĩm hàng cĩ thể khơng chia hoặc được chia thành nhiều phân nhĩm hàng, một phân nhĩm hàng cĩ thể khơng chia hoặc chia thành nhiều mặt hàng khác nhau.

Ðể thuận tiện trong việc tra cứu biểu thuế và làm thủ tục hải quan đối với hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu, về cơ bản tất cả các nhĩm hàng, phân nhĩm hàng, mặt hàng đều được mã hố theo số thứ tự cuả mặt hàng đĩ trong chương, nhĩm và phân nhĩm. Trong đĩ: Mỗi nhĩm hàng trong chương được xác định bằng 4 chử số. Ví dụ nhĩm trâu, bị sống được mã hố bằng mã hiệu 0102, trong đĩ 2 chử số đầu (01) là mã hiệu cuả chương (chương 1), hai chử số sau (02) là mã hiệu xác định vị trí cuả nhĩm đĩ trong chương (nhĩm thứ 2 cuả chương).

Mỗi phân nhĩm hàng trong nhĩm được xác định bằng 6 chử số. Cĩ hai cách phân loại và mã hiệu cho các phân nhĩm hàng, gọi l;à phân nhĩm cấp 1 và phân nhĩm cấp

Một số nhĩm hàng khơng được phân chia thành nhiều phân nhĩm hàng khác nhau thì sẽ được thêm hai chử số 00 vào sau cùng.

Một số phân nhĩm hàng trong biểu thuế được phân chia tiếp thành nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi mặt hàng trong phân nhĩm được xác định bằng 8 chử số.

Tuy nhiên cũng cĩ một số trường hợp các phân nhĩm hàng được phân chia tiếp thành nhiều mặt hàng khác nhau nhưng khơng xác định mã số cho chúng.

Theo cách sắp xếp danh mục và mã số cuả nhĩm hàng, phân nhĩm hàng, mặt hàng nĩi trên thì biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành được phân thành 3 cột, trong đĩ: Cột thứ nhất là cột mã số của nhĩm hàng, phân nhĩm hàng và mặt hàng.

Cột thứ hai là cột mơ tả tên nhĩm hàng, phân nhĩm hàng và mặt hàng.

Cột thứ 3 là cột quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho nhĩm hàng; hoặc cho phân nhĩm hàng; hoặc cho mặt hàng. Do đĩ khi tra cứu mã số và mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cuả một mặt hàng cụ thể nào đĩ cần xem nhĩm hàng và mặt hàng này nằm trong đĩ được chia chi tiết đến mức độ nào: Nhĩm , phân nhĩm cấp 1, phân nhĩm cấp 2 hay mặt hàng để xác định chính xác mức thuế cuả mặt hàng này trong biểu thuế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế Nhập môn thuế (Trang 109 - 112)