Tác động cộng gộp của các yếu tố marketing

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của phụ nữ VN tại tp HCM đối với sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập và bài học kinh nghiệm cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da của việt nam (Trang 60 - 64)

III. Phân tích hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập của phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh theo các yếu tố Marketing

5. Tác động cộng gộp của các yếu tố marketing

Mỗi yếu tố marketing đều có tác động kích thích đến hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập của phụ nữ Việt Nam và tạo nên những phản ứng đáp lại của họ. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố khác nhau, tùy thuộc không

63% 4,5% 4,5% 30,3% 2,2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Giảm giá trực tiếp Rút thăm trúng thưởng Tặng quà Khác

61

chỉ ở đặc điểm của chính yếu tố đó mà cịn phụ thuộc vào đặc điểm bên trong mỗi người tiêu dùng. Đặc điểm của điểm bán như sự uy tín, tiện lợi, cơ sở vật chất, dịch vụ, kết hợp với các đặc điểm của sản phẩm như thương hiệu, chất lượng, bao bì, cộng với giá cả của sản phẩm và các chương trình khuyến mãi tạo nên tác động cộng gộp và kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Theo như kết quả khảo sát, chất lƣợng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất khi phụ nữ Việt Nam chọn lựa một sản phẩm chăm sóc da cho mình. Có 71,1%

phụ nữ được khảo sát chọn chất lượng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu khi mua sản phẩm chăm sóc da. Các sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập từ trước đến nay vẫn dẫn đầu về chất lượng do công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Đây là lý do tại sao các sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Yếu tố đóng vai trị quan trọng thứ hai là thƣơng hiệu sản phẩm, có 52,7%

phụ nữ được khảo sát đồng ý với ý kiến này. Có nhiều yếu tố quyết định đến hình ảnh thương hiệu của sản phẩm như kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, sự am hiểu thị trường và người tiêu dùng, kinh phí xây dựng thương hiệu… Có nhiều thương hiệu sản phẩm ngoại nổi tiếng, có vị trí cố hữu trong trí nhớ của người tiêu dùng như những sản phẩm phổ thơng như Pond’s, Olay,… hay những dịng cao cấp hơn như Shiseido, DeBon, Lacơme… Những hình ảnh của thương hiệu đó có nhiều tác động kích thích đến hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da của phụ nữ Việt.

Yếu tố quan trọng thứ ba là giá cả, có 52,7% phụ nữ được khảo sát đồng ý

về điều này. Phụ nữ Việt Nam đối với việc tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da thì trọng chất lượng, ưa chuộng thương hiệu những đồng thời cũng nhạy cảm với giá. Nhiều sản phẩm chăm sóc da có thương hiệu nổi tiếng, tất nhiên chất lượng đã được đảm bảo được bán với giá rất cao và nhiều phụ nữ Việt Nam vẫn sẵn sàng mua và sử dụng những sản phẩm đó. Tâm lý sính hàng ngoại là một yếu tố tác động thuộc bên trong của phụ nữ. Tuy nhiên, các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da nước ngồi cũng khơng ngại định giá cao vì phụ nữ Việt Nam thường liên tưởng giá đến chất lượng của sản phẩm. Theo họ, giá cao đồng nghĩa với chất lượng vượt trội và được đảm bảo. Phụ nữ Việt Nam lại rất quan trọng chất lượng sản phẩm, cho nên giá cao vẫn kích thích hành vi mua hàng của phụ nữ Việt Nam đối với những sản

62

phẩm ngoại nhập có thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, việc giá sản phẩm tăng lên cũng khiến họ suy nghĩ cho việc lựa chọn một nhãn hiệu sản phẩm chăm sóc da khác. Tóm lại, giá cả có tác động kích thích quan trọng đến hành vi tiêu dùng của phụ nữ Việt Nam.

Sau nhóm ba yếu tố được phụ nữ Việt Nam ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da cho mình thì các yếu tố cịn lại có sự ưu tiên khơng rõ ràng lắm. Tuy nhiên, có thể thấy vị trí thứ tư là yếu tố khuyến mãi, với 37,4% phụ nữ được khảo sát đồng ý. Khuyến mãi có tác động kích thích trực tiếp tại điểm bán khi người tiêu dùng mua hàng. Điểm bán hàng được xem là yếu tố quan tâm sau khuyến mãi và sau đó là bao bì sản phẩm được xếp sau cùng trong mức độ ưu tiên khi mua sản phẩm chăm sóc da của phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sơ kết chƣơng II

Trong chương II, tác giả đã giới thiệu tổng quan về thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Trong đó, tác giả đã nêu lên một số đặc điểm vĩ mô của Việt Nam và những điểm chính trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam như: tình hình tăng trưởng, cạnh tranh trên thị trường, đặc điểm các kênh phân phối, quảng cáo trên thị trường mỹ phẩm và xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng mỹ phẩm nói chung và sản phẩm chăm sóc da nói riêng. Sau đó tác giả thiết kế kế hoạch nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập của phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Phần cuối cùng là phân tích những kết quả thu được làm nền tảng để rút ra bài học kinh nghiệm ở chương III.

63

CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC THƢƠNG HIỆU CHĂM SÓC DA VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ KÍCH THÍCH CỦA SĨC DA VIỆT NAM VỀ XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ KÍCH THÍCH CỦA

MARKETING ĐẾN HÀNH VI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG I. Ngành mỹ phẩm Việt Nam với tiềm năng lớn cho sự phát triển I. Ngành mỹ phẩm Việt Nam với tiềm năng lớn cho sự phát triển 1. Nhu cầu của thị trƣờng nội địa

Thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ duy trì vị trí của một thị trường mỹ phẩm sơi động trong những năm tới. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để khai thác như dân số trẻ (64,1% dân số có độ tuổi trên 19 và gần 60% dân số dưới 30 tuổi) [22]. Ngoài ra, đời sống của người dân Việt Nam ở các vùng nông thôn cũng đang phát triển không ngừng và chuẩn bị góp mặt vào thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, lực lượng tiêu thụ mỹ phẩm chủ yếu vẫn là dân cư tại các vùng thành thị với nhu cầu về mỹ phẩm ngày càng phức tạp hơn và có xu hướng ngày càng gần với xu hướng làm đẹp trên thế giới [24].

Phụ nữ Việt Nam thời hiện đại ngày càng thể hiện rõ vai trị và vị trí của mình trong xã hội. Số lượng phụ nữ làm việc ở công sở không ngừng tăng lên và phụ nữ ngày càng thành đạt hơn ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Họ thường quan tâm nhiều hơn đến vẻ bề ngồi của mình. Đây là một đặc điểm tiềm năng khác của người tiêu dùng Việt [24].

Thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên theo từng năm, phụ nữ Việt Nam cũng vậy. Họ tham gia nhiều lĩnh vực và hoạt động trong xã hội và là những đối tượng người tiêu dùng độc lập về tài chính. Thu nhập cao hơn thì chi tiêu của họ cho việc chăm sóc sắc đẹp sẽ nhiều hơn. Đây trở thành những đối tượng tiềm năng tạo nên sự phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt.

Phụ nữ Việt Nam ngày càng hiểu biết hơn về việc làm đẹp cho bản thân mình, từ phương pháp cho đến các loại sản phẩm và cách sử dụng. Cùng với nhiều mối quan tâm từ môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội mà sự lựa chọn của họ đối với sản phẩm chăm sóc da cho mình trở nên phức tạp hơn. Theo đó, nhu cầu của phụ nữ về sản phẩm chăm sóc da cũng đa dạng hơn và cấp thiết hơn. Với những nhu cầu đó,

64

phụ nữ Việt tạo nên một môi trường tiềm năng để ngành mỹ phẩm Việt Nam phát triển và lớn mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của phụ nữ VN tại tp HCM đối với sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập và bài học kinh nghiệm cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da của việt nam (Trang 60 - 64)