III. Bài học kinh nghiệm về xây dựng các yếu tố kích thích của marketing cho các thƣơng hiệu sản phẩm chăm sóc da của Việt Nam
4. Nâng cao hiệu quả quảng cáo và khuyến mãi 1 Đầu tƣ vào chất lƣợng quảng cáo
4.3 Đầu tƣ khuyến mãi hợp lý
Thêm một hoạt động không thể thiếu nữa để tiếp thị cho sản phẩm là khuyến mãi tại cửa hiệu, nhằm gia tăng độ bao phủ, giảm lượng hàng tồn kho và ứng phó với đối thủ cạnh tranh. Dĩ nhiên, việc khuyến mãi đối với kênh phân phối không dễ dàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải trả lời hàng loạt câu hỏi, như khuyến mãi vào lúc nào, khuyến mãi cái gì, khuyến mãi như thế nào, khuyến mãi để đạt doanh số bao nhiêu, làm thế nào để người tiêu dùng nhận biết được chương trình khuyến mãi, yếu tố nào giúp tăng doanh số, lợi nhuận, sản phẩm nào phù hợp với từng chương trình, chương trình khuyến mãi nào giúp tăng lượng khách hàng trung thành cho sản phẩm, các loại hình khuyến mãi nào cho khách hàng không thích giảm giá [35]. Có rất nhiều câu hỏi, hơn nữa tùy vào đặc điểm từng kênh phân phối mà có các hình thức và chương trình khuyến mãi khác nhau mà không thể áp dụng một chương trình tràn lan cho các kênh được.
Các thương hiệu ngoại nhờ có nguồn vốn mạnh mà các chương trình khuyến mãi tại điểm bán của họ rất mạnh mẽ và hấp dẫn. Chương trình khuyến mãi của họ thường kéo dài và giá trị khuyến mãi cũng rất ấn tượng như quà khuyến mãi cho giá trị cao, giảm giá mạnh. Họ thúc đẩy doanh số và tạo ra sự nhận biết thương hiệu từ khách hàng một phần cũng nhờ những chương trình khuyến mãi như thế. Tuy vậy, thực tế cho thấy, khuyến mãi là công cụ hiệu quả, nhưng đồng thời cũng là con dao hai lưỡi trong kinh doanh. Khuyến mãi có thể kích thích doanh số của sản phẩm tại
82
cửa hiệu tăng trưởng, nhưng cũng có thể làm cho sản phẩm hay giá bán trở nên tồi tệ hơn. Chưa hết, việc khuyến mãi về giá cho các sản phẩm nhiều khi lại làm cho sản phẩm trở nên rẻ tiền trong mắt khách hàng.
Theo kết quả nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập của phụ nữ Việt tại thành phố Hồ Chí Minh theo các loại hình khuyến mãi thì phụ nữ thích các chương trình khuyến mãi giảm giá trực tiếp nhất, sau đó là quà tặng khuyến mãi. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm nói chung và sản phẩm chăm sóc da nói riêng của Việt Nam, với ngân sách hạn hẹp cần tính toán kỹ lưỡng trong những bài toán khuyến mãi. Các doanh nghiệp khi làm khuyến mãi cần phải cân nhắc mức độ chiết khấu bao nhiêu cho phù hợp cũng như chọn quà khuyến mãi là gì để phù hợp với sản phẩm, với khách hàng mục tiêu mà vẫn trong phạm vi ngân sách cho phép của chương trình khuyến mãi. Tất nhiên, cần có sự kết hợp tỉ mỉ giữa chất lượng, thương hiệu sản phẩm, bao bì, địa điểm phẩm phối sản phẩm để đưa ra một chương trình khuyến mãi hợp lý và mang lại hiệu quả.
Sơ kết chƣơng III
Trong chương III, tác giả phân tích tiềm năng của thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới, bao gồm tiềm năng từ người tiêu dùng và tiềm năng từ các nhà sản xuất mỹ phẩm nói chung và các sản phẩm chăm sóc da nói riêng. Bên cạnh đó, những thách thức của những nhà sản xuất nội địa khi cạnh tranh trên thị trường Việt Nam cũng được phân tích. Sau cùng là những bài học kinh nghiệm rút ra cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da của Việt Nam về xây dựng những yếu tố Marketing nhằm kích thích hành vi tiêu dùng của phụ nữ Việt Nam tại thành phồ Hồ Chí Minh dựa trên những phân tích ở chương II.
83 KẾT LUẬN KẾT LUẬN
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển trong tương lai. Mức sống của người dân Việt ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về chăm sóc sắc đẹp của người Việt tăng lên, đặc biệt là phái đẹp. Hơn nữa, ngày càng nhiều phụ nữ năng động, tham gia nhiều công việc và giữ nhiều vai trò trong xã hội. Họ rất quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình. Đây trở thành cơ hội lớn cho các doanh nghiệp đầu tư và khai thác thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam.
Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập, phụ nữ Việt có rất nhiều lựa chọn cho làn da của mình. Họ ưa chuộng những sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập vì chất lượng uy tín của sản phẩm, thương hiệu sản phẩm mang lại cho họ hình ảnh mà họ mong muốn. Ngoài ra, phụ nữ Việt lựa chọn sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập vì bao bì hấp dẫn và mang đậm phong cách của thương hiệu. Họ lựa chọn cho mình những sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên và có kích cỡ nhỏ gọn phù hợp với nhu cầu về sự tiện lợi của họ.
Phụ nữ Việt rất quan trọng chất lượng và thương hiệu khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc cho làn da của mình. Tuy vậy, họ cũng là những người tiêu dùng rất nhạy cảm về giá. Khi giá tăng, đa số phụ nữ Việt sẽ cân nhắc đến việc lựa chọn sản phẩm mới phù hợp hơn. Với phụ nữ Việt, giá cả của sản phẩm ngoại nhập làm họ liên tưởng đến chất lượng của sản phẩm đầu tiên, sau đó là thương hiệu của sản phẩm. Đó là lý do tại sao với mức giá đắt hơn nhiều so với sản phẩm nội, nhưng các sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập vẫn thu hút phụ nữ Việt.
Phụ nữ Việt Nam ưa chuộng sự uy tín và tiện lợi ở những điểm bán. Những doanh nghiệp ngoại nhanh chóng nắm bắt được xu thế này nên họ thực hiện chiến dịch bao phủ người tiêu dùng ở hầu hết các kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là ở siêu thị. Họ thích nhất hình thức quảng cáo truyền hình, sau đó là báo và tạp chí. Về hình thức khuyến mãi, phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh thích nhất loại hình giảm giá trực tiếp, sau đó là hình thức tặng quà.
84
Từ việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập của phụ nữ Việt tại TP. Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm về xây dựng các yếu tố marketing nhằm kích thích hành vi tiêu dùng của phụ nữ Việt.
Phụ nữ Việt khi mua sản phẩm chăm sóc da thường liên tưởng giá cả đến chất lượng và thương hiệu của sản phẩm. Các doanh nghiệp nội cần rút kinh nghiệm để có chiến lược định giá phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu và phù hợp với việc đinh vị sản phẩm. Các doanh nghiệp nội địa cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào các kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là kênh siêu thị. Ở các điểm bán, rất cần thiết phải đầu tư vào việc trưng bày sản phẩm sao cho bắt mắt và hấp dẫn với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cũng cần đầu tư nhiều hơn vào chất lượng quảng cáo trên các kênh quảng cáo ưa thích của phụ nữ Việt như tivi, báo và tạp chí. Người tiêu dùng phải được bao phủ bởi thông tin của sản phẩm, có như vậy mới nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu từ người tiêu dùng. Sau cùng, hiểu được hình thức khuyến mãi được phụ nữ Việt ưa thích, các thương hiệu Việt Nam cần cân nhắc để có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Với những kết quả nghiên cứu về hành vi tiêu dùng sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập của phụ nữ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và những bài học kinh nghiệm đưa ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả hy vọng khóa luận sẽ là một tài liệu khoa học hữu ích cho các tác giả nghiên cứu về hành vi tiêu dùng say này. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn các doanh nghiệp nội địa sản xuất sản phẩm chăm sóc da có thêm tài liệu tham khảo và có được những bài học kinh nghiệm cho riêng mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Việc nghiên cứu sẽ có những sai sót không thể tránh khỏi, tác giả mong rằng quý thầy cô và quý độc giả có thể bỏ qua những sai sót. Tác giả rất mong muốn được tiếp thu những phản hồi và đóng góp của quý thầy cô và độc giả để nội dung nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện khóa luận
85