Đa dạng hóa danh mục sản phẩm 1 Mở rộng phân khúc thị trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của phụ nữ VN tại tp HCM đối với sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập và bài học kinh nghiệm cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da của việt nam (Trang 67 - 68)

III. Bài học kinh nghiệm về xây dựng các yếu tố kích thích của marketing cho các thƣơng hiệu sản phẩm chăm sóc da của Việt Nam

1.1 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm 1 Mở rộng phân khúc thị trƣờng

1.1.1 Mở rộng phân khúc thị trƣờng

Với lời kêu gọi người Việt dùng mỹ phẩm Việt, ngày 9 tháng 12 năm 2009, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Người Việt dùng mỹ phẩm Việt an toàn". Tuy nhiên, trên thực tế, muốn dùng mỹ phẩm nói chung và các sản phẩm chăm sóc da nói riêng của chính các doanh nghiệp Việt Nam thì người tiêu dùng lại khơng có nhiều sự lựa chọn. Giữa hàng ngàn những thương hiệu sản phẩm chăm sóc da trên thị trường mà trong đó đa phần là các thương hiệu ngoại, các công ty mỹ phẩm Việt Nam chỉ nổi lên vài cái tên như công ty Mỹ phẩm Sài Gòn, Lan Hảo, Lana, Ngọc Lan nhưng đều tập trung vào phân khúc người tiêu dùng có thu nhập thấp hoặc có thu nhập trung bình. Trong đó, Mỹ phẩm Sài Gịn chỉ mạnh về nước hoa, về chăm sóc da chỉ có thương hiệu dưỡng môi Essy. Mỹ phẩm Thorakao dù có 58 chủng loại [7] nhưng cũng chỉ nhắm vào

68

khách hàng có mức thu nhập thấp và trung bình. Cũng nhắm vào nhgười có thu nhập trung bình, Mỹ phẩm Lana thì tập trung phát triển dịng sản phẩm chăm sóc da nhưng chủng loại sản phẩm cũng chưa đa dạng. Thuộc loại cao cấp nhất hiện nay trong các cơng ty nội địa có Mỹ phẩm Orient Tea, với ngun liệu chính là tinh dầu, có hơn 70 loại [7], nhưng chủ yếu tiêu thụ trong các thẩm mỹ viện, hoặc mua bán trên mạng. Cịn lại những cơng ty khác chỉ có vài chủng loại sản phẩm.

Thực tế, các thương hiệu chăm sóc da của Việt Nam chưa thể cạnh tranh được với các thương hiệu chăm sóc da nước ngoài về chủng loại. Phân khúc thị trường mỹ phẩm Việt nói chung và ngành chăm sóc da nói riêng là hàng trung bình và bình dân với danh mục sản phẩm rất hạn chế. Trong khi đó mỗi thương hiệu chăm sóc da nước ngồi đều liên tục tìm cơ hội mở rộng thị trường mục tiêu và chiếm thêm các phân khúc khách hàng. Họ liên tục đầu tư đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình hướng đến nhiều thị trường mục tiêu khác nhau để khai thác triệt để thị trường mỹ phẩm Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của phụ nữ VN tại tp HCM đối với sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập và bài học kinh nghiệm cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da của việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)