Quảng cáo trên thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của phụ nữ VN tại tp HCM đối với sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập và bài học kinh nghiệm cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da của việt nam (Trang 32)

I. Tổng quan thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam 1.Một số đặc điểm vĩ mô của Việt Nam

2. Thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam 1 Tăng trƣởng của ngành mỹ phẩm

2.4 Quảng cáo trên thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những tác động khác nhau đối với các nhà quảng cáo, khiến bức tranh quảng cáo năm 2009 có sự phân hóa rõ rệt. Theo đó, các ngành hàng phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống không những không giảm mà còn tăng, trong khi một số ngành khác lại giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người tiêu dùng bắt đầu cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, người tiêu dùng chỉ cắt giảm nhiều khoản chi tiêu như

33

mua sắm xe, đồ điện máy hay cho các hoạt động du lịch, giải trí, còn việc chi cho các mặt hàng như sữa, nước uống, bột giặt, sữa tắm, dầu gội hay dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân vẫn không giảm.

Theo khảo sát của TNS Media, những ngành tăng chi quảng cáo nhiều nhất gồm: thức uống tăng 107%, các sản phẩm gia dụng tiêu dùng nhanh tăng 59%, các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân tăng 39%, thực phẩm tăng 36%, dược phẩm tăng 19%[33]. Các số liệu trên cho thấy, các công ty vẫn đang chi nhiều tiền hơn cho các hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình trên thị trường chăm sóc cá nhân nói chung và thị trường mỹ phẩm nói riêng.

Theo dự đoán truyền hình vẫn và sẽ là kênh quảng cáo hàng đầu ở Việt Nam trong những năm tới [1]. Ngoài ra, radio sẽ nhanh chóng trở thành phương thức quảng cáo thay thế mới, đặc biệt ở đô thị Việt Nam. Với trên 80% sở hữu điện thoại di động, trong đó gần 60% người dùng để nghe nhạc, radio là phương pháp mới để kết nối với người tiêu dùng [26]. Hàng năm có thêm 180.000 chiếc xe hơi xuất hiện trên đường phố Việt Nam và sự tắc nghẽn giao thông, radio lại một lần nữa đạt được lượng thính giả tiềm năng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của phụ nữ VN tại tp HCM đối với sản phẩm chăm sóc da ngoại nhập và bài học kinh nghiệm cho các thương hiệu sản phẩm chăm sóc da của việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)