Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp CNHT

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 96 - 113)

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô

Mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, khi đầu tư vào một ngành công nghiệp còn quá mới mẻ như công nghiệp ô tô thì các công ty lắp ráp ô tô hầu như chưa thành công trong việc tìm kiếm lợi nhuận tại Việt Nam. Để có thể tồn tại lâu dài ở thị trường tiềm năng này buộc các công ty lắp ráp phải có chính sách đầu tư phù hợp, cụ thể là:

Thứ nhất, phải có kế hoạch nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc và tỷ mỷ. Đối với mỗi doanh nghiệp cần có những phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình, tránh tình trạng sử dụng số liệu báo cáo của các đơn vị bạn hay những báo cáo chỉ có tính định hướng của một số tổ chức trong nước.

Thứ hai, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô nên tiến hành nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch triển khai cụ thể các loại xe trở người dưới 15 chỗ ngồi, xe tải dưới

2 tấn vì những xe này có giá thành tương đối, phù hợp với điều kiện giao thông của Việt Nam.

Thứ ba, giá bán hiện nay còn quá cao so với giá xe tương tự trên thị trường quốc tế do phải nhập khẩu linh kiện, phụ tùng. Các doanh nghiệp nên nghĩ đến việc đầu tư cho dây chuyền sản xuất phụ tùng, linh kiện thay cho việc nhập khẩu từ công ty mẹ, hình thức liên kết trong đầu tư dây chuyền sản xuất một số bộ phận chính của ô tô sẽ là hiệu quả trong hoàn cảnh hiện nay. Việc đầu tư cho sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô vừa tranh thủ được sự ưu đãi từ phía nhà nước vừa giúp đơn vị hạ giá thành sản phẩm.

3.2.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNHT ô tô

Khi vấn đề dung lượng thị trường được giải quyết thì nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp CNHT ô tô là nguồn lao động có kỹ năng cao. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù Việt Nam có lực lượng lao động đông đảo nhưng chúng ta chưa khai thác được lực lượng lao động của mình. Trong thời gian tới nguồn nhân lực giá rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút FDI của Việt Nam khi các thỏa thuận về miễn giảm thuế nhập khẩu chính thức được thực hiện. Vấn đề lúc này cần phải quan tâm là làm thế nào để sản xuất được các sản phẩm CNHT ô tô vừa có chất lượng tốt, vừa có giá thành rẻ. Hoạt động của quy luật kinh tế thị trường cho thấy sản phẩm rẻ nhưng chất lượng kém hay sản phẩm tốt nhưng giá thành cao đều sẽ bị thị trường đào thải. Vì thế, điều cốt yếu hiện nay là cần phải đào tạo được nguồn nhân lực có khả năng quản lý, sản xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Thứ nhất, cần đào tạo có chọn lọc và tập trung nguồn nhân lực cho CNHT ô tô. Công tác đào tạo nhân lực phục vụ cho CNHT ô tô có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô. Để có thể đào tạo nguồn nhân lực tốt cần có sự quy hoạch rõ ràng đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề và giảng viên dạy học; đổi mới tài chính giáo dục; đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp lắp ráp ô tô; thành lập các Trung tâm đào tạo năng lực tại các khu công nghiệp,…

Tuy nhiên, để tránh lãng phí tài nguyên khi tiến hành đào tạo nhân lực cho CNHT ô tô, cần tránh đào tạo dàn trải trên mọi lĩnh vực. Chúng ta nên chọn cách tiếp cận “chọn lọc và tập trung” trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, nên tập trung đầu tư đào tạo vào những lĩnh vực mà Việt Nam đang thiếu và còn yếu.

Thứ hai, đối với việc đào tạo nghề: không chỉ dạy lý thuyết cho sinh viên mà cần tăng cường đào tạo thực hành ở các xưởng sản xuất thực tế. Nói cách khác, đẩy mạnh “hợp tác đào tạo giữa các trường đại học và doanh nghiệp” như kinh nghiệm phát triển CNHT ô tô của Nhật Bản như đã nghiên cứu tại chương I. Để xây dựng được hệ thống hợp tác đào tạo thực hành cho việc phát triển CNHT ô tô, các bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công thương cần có sự phối hợp chặt chẽ để đạt được thỏa thuận rõ ràng liên quan đến việc gửi và tiếp nhận sinh viên giữa các trường đại học và doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện trên phạm vi toàn quốc.

Thứ ba, cần đào tạo kỹ sư có đủ trình độ về kỹ thuật thực hành và thực tiễn. Hiện nay, Việt Nam có lực lượng lao động khoảng 59 triệu người, chúng ta có thể cung cấp một lượng lao động lớn mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên, Việt Nam lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực để đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu. Một phần của thực trạng này là việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật trong các trường đại học còn rất yếu, vì thế đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này cũng thiếu. Sự thiếu nhiệt tình trong quá trình tiếp thu các kiến thức thực tế cũng là một vấn đề nảy sinh từ phía sinh viên các trường.

Thực trạng đó chỉ ra rằng cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng, đó là phần cứng (trang thiết bị), và phần mềm (chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy). Các chương trình đào tạo cần phải hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp lắp ráp ô tô chuyên nghiệp.

Để thực hiện được điều này cần phải xây dựng các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao trình độ tay nghề. Mặt khác, cần có chính sách hợp tác với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô FDI để thực hiện chế độ thực tập, hướng dẫn tại công xưởng, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ kỹ sư tại Việt Nam.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo quản lý ở bậc trung cấp. Hiện nay, Việt Nam thiếu một thế hệ cán bộ có thể quản lý ở bậc trung cấp. Các doanh nghiệp lắp ráp ô tô FDI thường khó tìm được những nhà quản lý bậc trung cấp có đủ khả năng làm việc. Vì thế, thông qua các chương trình đào tạo, thông qua chương trình học việc (OJT-On the Job training) dài hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp được lựa chọn từ một số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học. Hiệu quả của các chương trình này sẽ cao hơn rất nhiều nếu Chính phủ đứng ra tổ chức các khóa nhằm tăng cường trình độ quản lý ở bậc trung cấp. Ví dụ, các khóa đào tạo chính thức của Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật hải ngoại (AOTS) cần được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tham gia.

Thứ năm, cần phải chú trọng đến vấn đề đào tạo và hợp tác quốc tế để nâng cao uy tín, thương hiệu. Cần tăng cường hợp tác hướng dẫn tại xưởng sản xuất để nâng cao trình độ kỹ thuật CNHT ô tô cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là hướng dẫn vấn đề chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng-một vấn đề mà giữa yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản và nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn.

Tăng cường hợp tác với các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển, để họ cử chuyên gia kỹ thuật trình độ cao sang huấn luyện cho các công nhân kỹ thuật, kỹ sư tại Việt Nam hoặc có thể cử các cán bộ quản lý sang học tập tại nước ngoài theo chương trình hợp tác liên kết với nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển như Nhật Bản, Tây Âu.

Mặc dù, chương trình hợp tác Monozukuri Việt Nam-Nhật Bản từ khi triển khai đến nay đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của Chương trình Hợp tác này trong lĩnh vực CNHT ô tô cũng cần tăng cường các hoạt động hỗ trợ tu nghiệp tại Nhật Bản để có thể về nước triển khai thực

hiện và thành lập các doanh nghiệp hỗ trợ ô tô. Hoạt động hợp tác hai chiều của chương trình hợp tác Monozukuri Việt-Nhật nếu được tăng cường, mở rộng sẽ mang lại tác động rất lớn đối với việc nâng cao khả năng và trình độ kỹ thuật CNHT cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó là hạt nhân để mở rộng và hình thành các mô hình thành các mô hình hợp tác với các quốc gia khác trong việc phát triển CNHT ô tô cho Việt Nam.

Thứ sáu, một điểm mấu chốt nữa đó là cần có chiến lược vĩ mô trong việc đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT ô tô. Đây có thể nói là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khóa để phát triển CNHT ô tô ở Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư xây dựng các khu công nghiệp cao, công nghiệp ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực lắp ráp ô tô,…Xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp trong CNHT ô tô cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.2.3. Tăng cường liên kết doanh nghiệp

Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây các doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng từ cấp trên và được bao tiêu sản phẩm đầu ra nên các doanh nghiệp này hầu như không phải nỗ lực trong việc xúc tiến bán hàng, tìm kiếm đối tác. Thậm chí ngay cả bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thụ động làm theo các đơn đặt hàng có sẵn chứ không nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm của mình. Trong CNHT ô tô Việt Nam, sự liên kết giữa các nhà lắp ráp và nhà cung cấp, cũng như giữa các nhà cung cấp nội địa với các nhà cung cấp có vốn FDI là rất lỏng lẻo và rời rạc.

Để giải quyết tình trạng này, trước hết cần phải xúc tiến thành lập một cơ quan đầu mối về CNHT ô tô trên cả nước nhằm cung cấp thông tin về mọi mặt cho doanh nghiệp hỗ trợ nội địa khi cần thiết. Việc thiếu vắng một cơ quan đầu mối thống nhất

động sản xuất của mình do thiếu thông tin. Kết nối các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có vốn FDI với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu cung cấp và sử dụng sản phẩm hỗ trợ của hai bên là hết sức cần thiết.

Thông qua các chương trình như hội chợ, triển lãm,…các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam có thể chủ động giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm của mình. Đặc biệt, để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế thì cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp, các sản phẩm hỗ trợ cần ưu tiên. Cơ sở dữ liệu này phải tương thích với những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp linh kiện của các công ty lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty Nhật Bản thường chọn nhà cung cấp theo tiêu chí là thái độ giám đốc, chất lượng, giá thành sản phẩm, khả năng giao hàng và quy mô sản xuất. Do vậy, để đáp ứng được những tiêu chí trên bên cạnh những thông tin cơ bản của công ty như tên công ty, địa chỉ liên hệ…còn phải thêm vào các thông tin về chính sách, thương hiệu của công ty, trang thiết bị sản xuất, ….

Tăng cường hợp tác với các trường đại học hoặc dạy nghề của nước ngoài đặc biệt là của Nhật Bản để có thể mời các chuyên gia kỹ thuật có trình độ cao sang huấn luyện cho các công nhân kỹ thuật, các kỹ sư thực hành của CNHT ô tô Việt Nam. Đồng thời, cử công nhân kỹ thuật, kỹ sư cán bộ quản lý sang học tập tại nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm phát triển CNHT ô tô. Sau khi được đào tạo, các công nhân kỹ thuật, các kỹ sư sẽ trở về Việt Nam phục vụ cho các công ty sản xuất CNHT ô tô có vốn FDI hoặc tại các công ty của Việt Nam. Nhưng dù làm ở công ty nào thì sự liên kết này cũng giúp cho CNHT ô tô của Việt Nam phát triển.

Nên chú trọng nhiều hơn các giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác cụ thể giữa các doanh nghiệp sản xuất CNHT ô tô của Việt Nam và các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có vốn FDI theo nhóm ngành công nghệ. Ví dụ như công nghệ khuôn mẫu, công nghệ đúc, công nghệ rèn, cán kéo kim loại….Các cơ quan xúc tiến nên làm đầu mối để kêu gọi chuyên gia của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc hợp tác với các doanh nghiệp

sản xuất CNHT ô tô của Việt Nam để hoàn thiện, nâng cấp các công nghệ và sản phẩm cụ thể đang có nhu cầu cao trên thị trường.

Theo như phân tích ở chương II thì các SMEs Nhật Bản trong lĩnh vực CNHT ô tô thường có nguồn lực hạn chế và ít thông tin về thị trường Việt Nam. Họ không có điều kiện để thuê mặt bằng rộng, xây dựng nhà xưởng lớn, vì vậy cần phải có sẵn nhà xưởng với diện tích khoảng 1.000 m2 với giá thuê hợp lý. Bất đồng ngôn ngữ, thiếu hụt lao động là một trở ngại lớn cần phải được giải quyết tốt khi kêu gọi đầu tư nước ngoài. Những đặc điểm trên cần được tính đến khi kêu gọi thu hút đầu tư từ SMEs Nhật Bản vào CNHT ô tô tại Việt Nam.

3.2.2.4. Cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng

Chất lượng và sự đồng bộ của các linh, phụ kiện đóng vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng chủ yếu là do các công ty sản xuất linh, phụ kiện và các lắp ráp ô tô thực hiện. Trên khía cạnh pháp lý, các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lượng và phân tích mẫu do Trung tâm Kiểm định Chất lượng (QUATEST) thực hiện dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường-Chất lượng tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng trên thực tế, việc phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý chất lượng và nhà sản xuất còn khá lỏng lẻo và chưa thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện.

Ngoài ra, để tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, chúng ta cũng cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng theo hướng tiếp cận với trình độ hiện đại của nước ngoài để làm căn cứ cho việc định hướng và phát triển. Do vậy, Tổng Cục tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng (STAMEQ) cần tăng cường hoạt động của mình nhằm giúp các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng và các cơ quan quản lý chất

lượng các cấp cũng cần đổi mới cơ cấu tổ chức và trình độ quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.2.2.5. Phát triển các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có vốn FDI của Nhật Bản tại Việt Nam. tại Việt Nam.

Theo như phân tích ở chương II, tham gia vào ngành công nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam có 12 doanh nghiệp nước ngoài nhưng doanh nghiệp có vốn FDI của

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 96 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w