Trong nền kinh tế kế hoạch trước đây các doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng từ cấp trên và được bao tiêu sản phẩm đầu ra nên các doanh nghiệp này hầu như không phải nỗ lực trong việc xúc tiến bán hàng, tìm kiếm đối tác. Thậm chí ngay cả bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ thụ động làm theo các đơn đặt hàng có sẵn chứ không nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cho sản phẩm của mình. Trong CNHT ô tô Việt Nam, sự liên kết giữa các nhà lắp ráp và nhà cung cấp, cũng như giữa các nhà cung cấp nội địa với các nhà cung cấp có vốn FDI là rất lỏng lẻo và rời rạc.
Để giải quyết tình trạng này, trước hết cần phải xúc tiến thành lập một cơ quan đầu mối về CNHT ô tô trên cả nước nhằm cung cấp thông tin về mọi mặt cho doanh nghiệp hỗ trợ nội địa khi cần thiết. Việc thiếu vắng một cơ quan đầu mối thống nhất
động sản xuất của mình do thiếu thông tin. Kết nối các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có vốn FDI với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu cung cấp và sử dụng sản phẩm hỗ trợ của hai bên là hết sức cần thiết.
Thông qua các chương trình như hội chợ, triển lãm,…các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam có thể chủ động giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm của mình. Đặc biệt, để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế thì cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu và website về danh mục các doanh nghiệp, các sản phẩm hỗ trợ cần ưu tiên. Cơ sở dữ liệu này phải tương thích với những tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp linh kiện của các công ty lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đặc biệt, các công ty Nhật Bản thường chọn nhà cung cấp theo tiêu chí là thái độ giám đốc, chất lượng, giá thành sản phẩm, khả năng giao hàng và quy mô sản xuất. Do vậy, để đáp ứng được những tiêu chí trên bên cạnh những thông tin cơ bản của công ty như tên công ty, địa chỉ liên hệ…còn phải thêm vào các thông tin về chính sách, thương hiệu của công ty, trang thiết bị sản xuất, ….
Tăng cường hợp tác với các trường đại học hoặc dạy nghề của nước ngoài đặc biệt là của Nhật Bản để có thể mời các chuyên gia kỹ thuật có trình độ cao sang huấn luyện cho các công nhân kỹ thuật, các kỹ sư thực hành của CNHT ô tô Việt Nam. Đồng thời, cử công nhân kỹ thuật, kỹ sư cán bộ quản lý sang học tập tại nước ngoài để học hỏi các kinh nghiệm phát triển CNHT ô tô. Sau khi được đào tạo, các công nhân kỹ thuật, các kỹ sư sẽ trở về Việt Nam phục vụ cho các công ty sản xuất CNHT ô tô có vốn FDI hoặc tại các công ty của Việt Nam. Nhưng dù làm ở công ty nào thì sự liên kết này cũng giúp cho CNHT ô tô của Việt Nam phát triển.
Nên chú trọng nhiều hơn các giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác cụ thể giữa các doanh nghiệp sản xuất CNHT ô tô của Việt Nam và các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có vốn FDI theo nhóm ngành công nghệ. Ví dụ như công nghệ khuôn mẫu, công nghệ đúc, công nghệ rèn, cán kéo kim loại….Các cơ quan xúc tiến nên làm đầu mối để kêu gọi chuyên gia của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc hợp tác với các doanh nghiệp
sản xuất CNHT ô tô của Việt Nam để hoàn thiện, nâng cấp các công nghệ và sản phẩm cụ thể đang có nhu cầu cao trên thị trường.
Theo như phân tích ở chương II thì các SMEs Nhật Bản trong lĩnh vực CNHT ô tô thường có nguồn lực hạn chế và ít thông tin về thị trường Việt Nam. Họ không có điều kiện để thuê mặt bằng rộng, xây dựng nhà xưởng lớn, vì vậy cần phải có sẵn nhà xưởng với diện tích khoảng 1.000 m2 với giá thuê hợp lý. Bất đồng ngôn ngữ, thiếu hụt lao động là một trở ngại lớn cần phải được giải quyết tốt khi kêu gọi đầu tư nước ngoài. Những đặc điểm trên cần được tính đến khi kêu gọi thu hút đầu tư từ SMEs Nhật Bản vào CNHT ô tô tại Việt Nam.