Thực trạng phát triển CNHT ôtô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 47 - 113)

2.2.2.1. Thực trạng hoạt động của các công ty có vốn FDI trong CNHT ô tô tại Việt Nam (tập trung vào các doanh nghiệp Nhật Bản)

a. Số lượng doanh nghiệp

Hiện nay, tham gia vào CNHT ô tô tại Việt Nam có các công ty trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến năm 2010, có 18 doanh nghiệp FDI đầu tư vào CNHT ô tô tại Việt Nam. Theo bảng 2.8, các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn (88%) trong tổng số các công ty sản xuất linh, phụ kiện ô tô tại Việt Nam. Có hiện tượng trên là do đặc điểm sản xuất theo ngành dọc của các công ty Nhật Bản. Do vậy, một công ty lắp ráp ô tô của Nhật Bản xuất hiện tại nước nào thì họ sẽ mời gọi các nhà cung cấp linh kiện đầu tư vào nước đó như là một vệ tinh của mình. Có thể nói đầu tư của các doanh nghiệp CNHT ô tô Nhật Bản gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp lắp ráp Nhật Bản và các khu cụm công nghiệp có vị trí và hạ tầng cơ sở thuận lợi.

Bảng 2.5: Một số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong CNHT ô tô tại Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD

STT Công ty Nước đầu tư Vốn

đầu tư

Sản phẩm

1 Toyota Nhật Bản - Linh phụ kiện

2 Toyota Boshoku Nhật Bản 60 Ghế và nội thất ô tô, túi khí

3 Harada Việt Nam Nhật Bản 6 Ăng ten

4 Sumi-Hanel Nhật Bản 64 Bộ dây điện

6 Tập đoàn Denso VN Nhật Bản 21,2 Bàn đạp, van điều kiển, thiết bị cảm biến

7 GS Ắc quy VN Nhật Bản 21,2 Ắc quy

8 Nagata Việt Nam Nhật Bản - Chắn bùn

9 Inoac Việt Nam Nhật Bản - Đệm cao su dán kính

10 Summit Auto Seats

Industry Hà Nội Nhật Bản - Tấm che nắng

11 Nidec Tosok Nhật Bản 90 Động cơ điện, quạt động

12 Nidec Tosok Akiba Nhật Bản 7 Van điều kiển, khóa tự

động, các sản phẩm đúc bằng kim loại

13 Okaya Việt Nam Nhật Bản 6,7 Linh kiện lắp ráp hộp số cho xe hơi

14 Toyoda Geiso Nhật Bản 75 Túi khí, tay lái ô tô

15 Nhà máy Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy Việt Nam-VAP

Nhật Bản, Thái Lan, Lào

15 Giá đỡ van điều khiển, mâm xe hơi, bộ dây điện 16 Công ty Sanyo-

Seisankusho Việt Nam Nhật Bản - Linh kiện hộp số tự động, giá đỡ van điện tử 17 Công nghiệp chính xác số

1 Đài Loan 25 Chi tiết dập

18 TNHH Quốc Tế Mâm xe

hợp kim nhôm Sài Gòn Đài Loan - Mâm xe hơi

Nguồn: [7]

Những công ty có vốn đầu tư nước ngoài được chia thành 4 nhóm sau đây: Nhóm 1: Các công ty 100% vốn nước ngoài tới Việt Nam theo lời mời gọi của các công ty lắp ráp ô tô có vốn FDI tại Việt Nam. Điển hình là công ty Toyota đã mời gọi được 11 nhà cung cấp tham gia vào hoạt động sản xuất của mình bao gồm: Harada VN, Denso VN, Toyota Boshoku Hà Nội (trước đây là Takanichi), Toyota Boshoku Hải Phòng, Yazaki VN, Sumi-Hanel, công ty GS Việt Nam, công ty Nagata VN, công ty Inoac Việt Nam, công ty Summit Auto Seats Industry Hà Nội và Toyota Gosei Hải Phòng. Các công ty này đã có mặt tại Việt Nam để sản xuất phụ tùng, linh kiện phục vụ cho Toyota Việt Nam và xuất khẩu ra toàn cầu. Số chi tiết mà các nhà cung cấp đã cung ứng cho Toyota lên tới hơn 300 chủng loại. Các công ty trên có sự phân công rõ rệt trong việc cung cấp các linh phụ kiện. Ví

Sumi-Hanel, Yazaki Hải Phòng, Tập đoàn Denso VN (bàn đạp, van điều kiển, thiết bị cảm biến, kiểm soát lượng không khí vào động cơ), GS Ắc quy VN (ắc quy), Nagata Việt Nam (chắn bùn), Inoac Việt Nam (đệm cao su dán kính), Summit Auto Seats Industry Hà Nội (tấm che nắng), Nidec Tosok (động cơ điện, quạt động cơ), Nidec Tosok Akiba (van điều kiển, khóa tự động, các sản phẩm đúc bằng kim loại), Okaya Việt Nam (linh kiện lắp ráp hộp số cho xe hơi), Toyoda Geiso (túi khí, tay lái ô tô),...Thị trường xuất khẩu của các công ty gồm 13 vùng thuộc 10 nước là Thái Lan (4 vùng), Indonesia, Philipines, Malaysya, India, Argentina, South Africa, Venezuela, Đài Loan, Pakistan.

Ngoài ra, còn có các công ty khác cũng tham gia sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Ví dụ: Công ty Khải Thuận (Đài Loan) chuyên sản xuất bộ lọc nhớt ô tô bằng thép; công ty Sanyo Seisankusho Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện hộp số tự động và giá đỡ van điện tử; Công ty TNHH Quốc tế mâm xe hợp kim nhôm Sài Gòn (Đài Loan) chuyên sản xuất các loại mâm xe, vành xe con;....So với các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản, các công ty này có quy mô nhỏ hơn với công nghệ chủ yếu được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc.

Nhóm 2: Chính những công ty sản xuất các sản phẩm CNHT ô tô cũng nỗ lực mời gọi một số tập đoàn khác vào Việt Nam. Ví dụ như tập đoàn Nidec Tosok của Nhật Bản (tổng vốn đầu tư 6,7 triệu USD năm 2004, tăng thêm 2 triệu USD vào năm 2006) là tập đoàn chuyên sản xuất quạt động cơ điện và quạt động cơ ô tô cũng đã mời gọi thành công 5 công ty vệ tinh vào Việt Nam với tổng số vốn khoảng 10 triệu USD tính đến năm 2010. Sản phẩm của các công ty này có hàm lượng lao động cao, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa. Các chi tiết được sản xuất tạo giá trị lớn nhất là các chi tiết dập ép dùng làm thân vỏ, hoặc khung xe. Những sản phẩm này được sản xuất nhằm phục vụ cho các công ty lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu với giá trị đạt gần 270 triệu USD/năm. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp lại xuất khẩu toàn bộ hoặc hầu hết sản phẩm của mình ra nước ngoài. Có thể kể ra một số doanh nghiệp như: Công ty Sumidenso chuyên sản xuất hệ thống dây dẫn điện và thiết bị điện tử trong ô tô; Công ty Toyoda Gosei

chuyên sản xuất túi khí và tay lái; Công ty Lear Việt Nam chuyên sản xuất ghế và vỏ ghế ô tô;... Thị trường xuất khẩu của các công ty này chủ yếu là Thái Lan, Indonesia, Philippin, Malaysia, Ấn Độ, Argentina, Nam Phi, và Venezuela,... Các doanh nghiệp này quy mô không lớn nhưng được trang bị máy móc chuyên dụng hiện đại và được tổ chức quản lý tốt nên sản xuất đạt năng suất cao, có sản lượng lớn từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đơn vị sản phẩm/năm.

Tuy nhiên, một số công ty nước ngoài khi đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng ở Việt Nam bị hạn chế bởi chiến lược phát triển của công ty mẹ. Do vậy, việc đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn và có thể nói là không đáng kể so với nhu cầu thực tế.

Nhóm 3: Ngoài các công ty chuyên sản xuất những sản phẩm hỗ trợ như đã nghiên cứu ở trên, các doanh nghiệp lắp ráp có vốn FDI cũng tham gia vào CNHT ô tô tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này thường lựa chọn đầu tư sản xuất vào một số loại linh kiện có kích thước cồng kềnh hoặc chi tiết gia công cơ khí có yêu cầu độ chính xác không cao như khung gầm, cửa xe, bộ ống xả, giảm xóc,... Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sơn tĩnh điện, sơn điện ly với các qui mô khác nhau. Điển hình là công ty Toyota đã xây dựng trung tâm sản xuất phụ tùng để phục vụ lắp ráp tại chỗ và xuất khẩu. Các sản phẩm CNHT cho ngành ô tô mà Toyota sản xuất bao gồm: Bộ dây điện, ống xả, tấm lót sàn, đệm cao su lót kính, bộ dụng cụ, khung xe, ống dẫn dầu phanh, thanh gia cường bảng táp lô, các chi tiết vỏ xe, ăng ten, ắc quy, chắn bùn, ghế, bàn đạp phanh, tấm che nắng, van chân không. Một số sản phẩm xuất khẩu bao gồm: chân ga, ăng ten, van chân không, cáp mở rộng, van lưu hồi khí xả. Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng hàng năm của Toyota Việt Nam đạt trung bình 20 triệu USD/năm.

Tóm lại, cả ba nhóm như đã phân tích ở trên đều có sản phẩm phục vụ một phần nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Philippin, Singapore, Canada,… với kim ngạch xuất khẩu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Tình hình xuất khẩu linh, phụ kiện ô tô của các công ty có vốn FDI tại Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD

Các nước nhập khẩu 2010 2011 2012 Nhật Bản 731,17 634,29 871,14 Mỹ 173,56 192,43 315,69 Trung Quốc 12,74 40,26 59,45 Thái Lan 36,99 31,65 52,36 Indonesia 16,94 19,46 28,60 Hàn Quốc 8,59 21,19 28,27 Liên hiệp Ả Rập thống nhất 2,63 9,22 18,68 Singapore 11,43 12,95 18,44 Canada 5,03 8,05 15,10 Các nước khác 106,69 124,55 200,07 Tổng cộng 1.098,10 1.076,77 1.574,01 Nguồn: [20]

Nhìn vào bảng trên, Nhật Bản là nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất khoảng 871,14 triệu USD chiếm khoảng 55,34%. Có hiện tượng trên là do số lượng các công ty sản xuất sản phẩm CNHT ô tô có vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam là nhiều nhất (88%). Với đặc điểm sản xuất theo ngành dọc của các công ty Nhật Bản nên hầu hết các sản phẩm của những công ty này nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô Nhật Bản tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ngược lại Nhật Bản. Ngoài ra, các công ty trên còn xuất khẩu sang một số nước có các công ty lắp ráp ô tô Nhật Bản đang hoạt động như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Philipine, Indonesia, ….

Nhóm 4: Các doanh nghiệp có vốn FDI chuyên nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc từ các nước trong khu vực sau đó bán lại cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô hoặc bán lẻ trên thị trường Việt Nam (Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược, 2010).

Thông qua số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này, có thể đánh giá mức độ phát triển của CNHT ô tô trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa cao. Bởi lĩnh vực CNHT ô tô sẽ chỉ phát triển nếu có nhiều doanh nghiệp sản xuất tham gia. Hơn nữa, sự tương quan so sánh giữa các công ty sản xuất sản

phẩm hỗ trợ ô tô và số lượng doanh nghiệp công nghiệp ô tô còn nhỏ. Thông thường một doanh nghiệp lắp ráp ô tô phải có hàng nghìn doanh nghiệp CNHT đi kèm và nằm ở nhiều lớp khác nhau. Như vậy, lĩnh vực CNHT ô tô tại Việt Nam xét trên tiêu chí này chưa thực sự phát triển bởi tỷ lệ số doanh nghiệp CNHT trên số doanh nghiệp lắp ráp ô tô chưa lớn.

b. Chủng loại sản phẩm

Nhóm các sản phẩm được sản xuất chủ yếu là sơn, nhựa, cao su, kính; điện- điện tử; linh kiện kim loại.

- Nhóm ngành sản xuất sơn, nhựa, cao su, kính có năng lực cạnh tranh mạnh nhất đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm nhóm sơn, nhựa, cao su, kính được sản xuất trên thiết bị và công nghệ đạt mức trung bình tiên tiến và tiên tiến của thế giới. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện nhóm sơn, nhựa, cao su, kính tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh. Công nghệ sơn phủ được đầu tư bài bản, hầu hết các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam đều đầu tư những dây chuyền sơn tĩnh điện, sơn điện ly hoàn chỉnh đảm bảo sơn phủ toàn bộ vỏ xe, thùng xe với chất lượng cao, lớp sơn bền, đẹp. Hiện tại, đầu tư thiết bị công nghệ cho sơn phủ có năng lực vượt quá nhu cầu trong nước.

Các công ty liên doanh Yokohama, Inoe là những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam cung cấp yếm, săm-lốp ô tô, đệm treo bô, đệm nhíp, đệm su thùng ben, gioăng chịu nhiệt, phớt chịu dầu,…cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong và ngoài nước. Tham gia sản xuất sơn ô tô có 10 doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài như ICI, Nippon, Jotun, Toa,... Công ty Matsuo Industries Việt Nam chuyên sản xuất và xuất khẩu khuôn nhựa linh kiện, nhựa bọc kim loại trong bộ chế hòa khí động cơ ô tô....

- Trong nhóm ngành sản xuất linh kiện điện-điện tử, các doanh nghiệp có vốn FDI là những nhà cung cấp chính, phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai. Các doanh nghiệp FDI này là những nhà cung ứng nằm trong hệ thống cung ứng toàn cầu của các công ty mẹ nên sản phẩm làm ra chủ yếu xuất khẩu theo

những hợp đồng trong hệ thống cung ứng chung, chỉ một phần nhỏ cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đại diện những công ty này là Công ty Yazaki Việt Nam, Công ty Sumideso Việt Nam chuyên sản xuất hệ thống dây dẫn điện và thiết bị điện tử trong ô tô.

- Các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện kim loại là lực lượng đông nhất, điều này dễ hiểu vì trong ô tô các chi tiết kim loại chiếm đại đa số và công nghệ chế tạo các chi tiết kim loại phức tạp hơn, đa dạng hơn. Đa số các chi tiết, phụ tùng được sản xuất ở đây là khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin-cửa xe, bộ tản nhiệt, trục dẫn, ống xả, ruột két nước, hộp số... Các nhà cung cấp linh kiện kim loại có mặt khắp cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Phía bắc tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định....; miền trung tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Phú Yên; phía nam tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Một hạn chế lớn của các cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô là phân bố ít tập trung, phân tán ở nhiều vùng miền, do đó chi phí vận chuyển cũng góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

c. Quy mô doanh nghiệp

Tổng vốn đầu tư của các công ty trên còn khá khiếm tốn, ước tính khoảng 400 triệu USD. Xét theo tiêu chí tại Nghị định 56/2009 thì hầu hết đều là những xí nghiệp vừa và nhỏ, lại không chỉ sản xuất linh kiện ô tô mà còn sản xuất những loại sản phẩm khác. Sản phẩm của nhóm các nhà cung cấp này có chất lượng khá cao, đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam và xuất khẩu.

Không như những doanh nghiệp lớn, để đi vào sản xuất phải mất một thời gian đầu tư mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị, tuyển dụng công nhân, lợi thế của các SMEs khi đầu tư mới là họ có thể triển khai sản xuất nhanh, linh hoạt và gắn kết với thị trường tại chỗ. Dù quy mô nhỏ, nhưng họ được đánh giá là có khả năng quản trị tốt, dễ ứng phó với biến động thị trường. Sản xuất thường không đòi hỏi các thao tác nặng nhọc mà đòi hỏi sự khéo tay, cần cù, tỷ mỉ nên rất phù hợp với tố chất lao động Việt Nam.

Những năm gần đây, việc thu hút các SMEs Nhật Bản vào phát triển CNHT ô tô đã và đang được Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện. Học tập phương pháp quản lý, công nghệ và hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp Nhật Bản đang là mục tiêu đặt ra cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là các SMEs.

d. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp CNHT

Nhật Bản được đánh giá là cường quốc hàng đầu thế giới về CNHT ô tô, đặc biệt là CNHT quy mô vừa và nhỏ. Dù là quy mô nhỏ, nhưng điểm mạnh của SMEs Nhật Bản trong lĩnh vực CNHT ô tô là có truyền thống lâu đời, đang sở hữu các kỹ thuật cao, có bí quyết công nghệ riêng, độc đáo khó bắt chước nên không bị các tập đoàn lớn chi phối.

Có thể nói, các doanh nghiệp CNHT ô tô của Nhật Bản đang nắm giữ nhiều kỹ thuật công nghệ đứng hàng đầu thế giới. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tiếp thu ngay từ phía Nhật Bản các công nghệ sản xuất khó và phức

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 47 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w