Định hướng phát triển CNHT ô tô đến năm 2020 được thể hiện cụ thể ở các tiêu chí sau:
* Về sản phẩm CNHT ô tô
Tập trung phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô theo cụm công nghệ gồm cabin, khung, vỏ, hệ thống treo, động cơ, cầu, các đăng, hộp số, hệ thống lái cho các loại xe tải, xe khách và xe chuyên dụng. Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ lắp ráp ô tô trong nước và tham gia xuất khẩu. Phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu các chi tiết hỗ trợ thông dụng, có thể sử dụng cho nhiều mác xe như ắc quy, bugi, pha đèn, kính, săm lốp, hệ thống dây điện, còi, giảm xóc,…
Định hướng cụ thể cho sản xuất CNHT ô tô tới năm 2020 như sau:
Cacbin xe tải đạt 92.000 cái; Khung xe tải đạt 92.000 cái; Khung xe khách đạt 56.000 cái; Vỏ xe khách đạt 56.000 cái; Hệ thống treo xe tải đạt 92.000 cái; Cụm động cơ các loại đạt 88.600 cái; hộp số và cầu xe, moay ơ bánh xe, Hệ thống lái và cầu trước đạt 109.500 cái. Các phụ tùng hỗ trợ khác như ắc quy, săm lốp, kính… sẽ được sản xuất tại những nhà máy hiện có thuộc các chuyên ngành công nghiệp đã được quy hoạch.
- Đến năm 2020, hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước là 75%, xe tải là 85% và xe con là 30%. Từng bước tham gia xuất khẩu một số linh kiện, phụ tùng.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất các phụ tùng theo vùng công nghệ tính theo % từ năm 2010 đến năm 2020 như sau: Cacbin xe tải từ 70% lên 95%; khung xe tải từ 90% lên 95%; khung xe khách từ 80% lên 90%; vỏ
lên 60%; hộp số và cầu xe từ 60% lên 75%; Moay ơ bánh xe, cát đăng từ 60% lên 75%; hệ thống lái và cầu trước từ 60% lên 65%.
- Hoàn thiện cơ bản các tiêu chuẩn linh phụ kiện cho ô tô sản xuất tại Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn chung của khu vực và ASEAN vào năm 2015 (Bộ Công nghiệp, 2007).
* Nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp CNHT ô tô
Theo nội dung đã phân tích trong Chương II thì hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT ô tô của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sản lượng của các doanh nghiệp này thường thấp, chất lượng sản phẩm không ổn định với công nghệ lạc hậu nên đã gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp lắp ráp có vốn FDI tại Việt Nam và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Các công ty FDI ở Việt Nam lại sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng chỉ ở quy mô nhỏ và dùng nhiều sức lao động như sản xuất dây dẫn điện, linh kiện điện tử, túi khí an toàn, các linh kiện bằng cao su như gioăng chịu nhiệt, yếm,... Định hướng về công nghệ của các doanh nghiệp CNHT trong thời gian tới là phải đáp ứng được yêu cầu của các công ty sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu. Hay nói cách khác, các công ty CNHT ô tô nên trang bị các công nghệ hiện đại để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hiện tại và linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu khi có sự thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước khuyến khích hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ với các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất linh phụ kiện ôtô. Các công nghệ mới cần được lựa chọn để đảm bảo không lạc hậu tối thiểu sau 15 năm [4].
* Củng cố và mở rộng thêm mối hệ giữa doanh nghiệp CNHT ô tô với khách hàng và nhà cung cấp
Theo như phân tích trong Chương II, một trong những lực cản của sự phát triển CNHT ô tô Việt Nam là sự liên kết khá lỏng lẻo giữa doanh nghiệp CNHT ô tô và các doanh nghiệp lắp ráp. Để CNHT ô tô phát triển thì một trong những định hướng được đặt ra trong giai đoan tới là tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp để chuyên môn hoá sản xuất các linh kiện, phụ tùng với khối
lượng lớn, bảo đảm yêu cầu chất luợng của nhà lắp ráp, tiến tới hoàn thiện các mẫu xe mang thương hiệu Việt Nam [4]. Cụ thể, cần củng cố và phát triển mối quan hệ giữa các doanh nghiệp CNHT ô tô với các doanh nghiệp lắp ráp ô tô bằng các hợp đồng dài hạn với những điều kiện, điều khoản được xác định ổn định. Bởi hợp đồng dài hạn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất để đáp ứng yêu cầu mà không lo ngại nhiều về biến động của thị trường.
* Tương quan giữa các nguồn cung cấp
Một trong những định hướng phát triển CNHT ô tô trong thời gian tới là tương quan giữa các nguồn cung cấp. Cụ thể:
- Nâng cao nguồn nội bộ của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là nâng cao tỷ lệ sử dụng các linh, phụ kiện mà doanh nghiệp có thể tự mình sản xuất được. Tuy nhiên, tỷ lệ này phải hết sức hợp lý bởi nếu quá cao sẽ thiếu đi sự liên kết với các doanh nghiệp khác.
- Nguồn nhập khẩu bao gồm các đầu vào mà doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong xu thế toàn cầu hóa, rõ ràng, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia không thể tự mình sản xuất mọi loại sản phẩm, mọi linh kiện. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nhập khẩu cao sẽ thể hiện sự yếu kém của lĩnh vực CNHT. Ngược lại, các quốc gia cần tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu, nhập khẩu những đầu vào mình không có lợi thế và sản xuất những đầu vào mình có lợi thế.
- Nguồn cung cấp trong nước bao gồm những đầu vào mà doanh nghiệp mua của những nhà cung cấp trong nước. Nguồn này có thể được chia nhỏ thành 2 nguồn cung cấp từ các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Nếu tỷ lệ đầu vào mua từ các doanh nghiệp FDI lớn sẽ thể hiện một sự phụ thuộc vào FDI của lĩnh vực CNHT. Chỉ khi nào có sự tác động giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, tiến tới nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước, giảm tỷ trọng mua từ các doanh nghiệp FDI và tăng dần tỷ trọng mua của các doanh nghiệp trong nước thì lĩnh vực CNHT mới phát triển. Mục tiêu trong thời gian tới, nhóm các doanh nghiệp trong nước tập trung sản xuất linh, phụ kiện cho lắp ráp các loại xe tải, xe khách nhiều chỗ ngồi. Cụ thể là các linh kiện sản phẩm như cabin,
Phát triển có chọn lựa một số loại động cơ, hộp số, bộ truyền động và phụ tùng với số lượng lớn phục vụ cho việc lắp ráp ô tô trong nước và xuất khẩu. Theo luận văn, đây là mục tiêu hoàn toàn có căn cứ bởi những linh kiện này có công nghệ chế tạo ít phức tạp, các thành phần kinh tế trong nước có thể đáp ứng được. Nhóm khác hướng đến sản xuất những chủng loại linh kiện ô tô có yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật cao, bằng cách thu hút đầu tư của các đối tác chiến lược nước ngoài.
* Về cung cấp thông tin
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng CNHT ô tô của Việt Nam chưa phát triển là do sự thiếu hụt thông tin giữa các doanh nghiệp CNHT ô tô và các nhà lắp ráp. Do vậy, để CNHT ô tô phát triển, nhà nước khuyến khích các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua Cổng thông tin điện tử thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển công nghiệp hỗ trợ và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Nhà nước đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Chủ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách về cung cấp thông tin, tư vấn theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.2. CÁC GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP