Các giải pháp mở rộng dung lượng thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 88 - 90)

CNHT ô tô thường đòi hỏi đầu tư nhiều vốn hơn công nghiệp lắp ráp-ngành thường đòi hỏi nhiều lao động. Đặc điểm của CNHT là loại hình công nghiệp có hiệu quả tăng dần theo quy mô. Đây chính là lý do tại sao các nhà sản xuất linh, phụ kiện cần được đảm bảo dung lượng thị trường phải đủ lớn (hoặc dung lượng thị trường sẽ lớn trong tương lai gần) trước khi quyết định đầu tư vào. Mở rộng dung lượng thị trường CNHT ô tô theo hai hướng: Mở rộng dung lượng thị trường nội địa và xuất khẩu. Để mở rộng dung lượng thị trường nội địa của sản phẩm CNHT ô tô trước hết cần mở rộng dung lượng thị trường ngành ô tô. Bởi lượng ô tô được tiêu thụ nhiều đồng nghĩa với việc các sản phẩm CNHT ô tô sẽ có thị trường để tiêu thụ. Để phát triển thị trường nội địa ngành công nghiệp ô tô cần có các chính sách làm nền tảng như sau:

Thứ nhất: Cải thiện cơ sở hạ tầng bao gồm việc mở rộng hệ thống đường giao thông, xây dựng các điểm đỗ xe, quy hoạch lại giao thông nhất là ở các thành phố lớn. Một trong những khó khăn hiện nay ảnh hưởng đến việc tăng cầu tiêu dùng

gian tới, cần thiết phải cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Các biện pháp cải thiện nên theo hướng tiếp tục khôi phục, nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đó là các tuyến Bắc-Nam, các tuyến nối các vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến hành lang Đông-Tây, các trục nan quạt đến các cửa khẩu, các tuyến vành đai và các trục hướng tâm tại bốn thành phố lớn. Ưu tiên đầu tư cho giao thông nông thôn và miền núi.

Ngành giao thông công chính cùng một số ngành khác như cấp thoát nước, điện, điện thoại, môi trường đô thị,…cần phải liên tục thông tin cho nhau, phối hợp thực hiện các dự án liên ngành, lập kế hoạch đào bới, lắp đặt, san lấp lòng đường một cách khoa học, tiết kiệm, khẩn trương trả lại nguyên trạng, tránh để tình trạng mặt đường bị đào bới hay san lấp cẩu thả.

Thứ hai: Có chính sách nhất quán, rõ ràng đối với thị trường ô tô. Thị trường nội địa được mở rộng là một trong những điều kiện cần thiết để phát triển công nghiệp ô tô.

Thứ ba, điều chỉnh các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế mua sắm thiết bị,..giúp các doanh nghiệp lắp ráp ô tô giảm chi phí, dẫn đến giảm giá xe, người dân có nhiều cơ hội để sở hữu ô tô.

Song song với chính sách mở rộng thị trường nội địa cần có những chính sách bảo vệ thị trường trước sự phát triển nhanh chóng của xe nhập khẩu. Cần kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc quản lý xe nhập khẩu nhất là hạn chế gian lận thương mại. Tăng cường nghiệp vụ cho cơ quan hải quan trong việc định giá xe ô tô nhập khẩu, đồng thời xem xét lại chính sách quản lý ngoại hối. Đối với xe cũ nhập khẩu cần xây dựng những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời rà soát lại biểu thuế nhập khẩu các loại xe cũ. Thị trường ô tô trong nước phát triển tạo lực cầu nội địa ổn định cho ngành CNHT ô tô phát triển. Các giải pháp đối với ngành ô tô cần hướng vào việc đáp ứng nhu cầu nội địa của các công ty lắp ráp trong nước. Từ đó tạo cơ sở phát triển ổn định và mở rộng sản xuất tiến tới xuất khẩu các sản phẩm CNHT ô tô.

Cần xây dựng và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị, quảng bá sản phẩm CNHT ô tô. Các trung tâm này sẽ tập hợp và giới thiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các công ty lắp ráp. Đây cũng là nơi cung cấp các thông tin chi tiết về năng lực, trình độ, khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp, qua đó các công ty lắp ráp trong nước, hoặc các công ty sản xuất linh kiện hàng đầu có thể tìm kiếm đối tác để đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm tại Việt Nam. Các trung tâm này sẽ đẩy mạnh tiếp thị CNHT ô tô Việt Nam ra nước ngoài. Việc này sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm CNHT cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới. Các công ty Việt Nam có thể là nhà cung cấp cho các công ty này hoặc có thể trở thành đối tác tham gia vào chuỗi cung toàn cầu cho ngành ô tô.

Hiện nay, dung lượng thị trường trong nước còn hạn hẹp, vì vậy để phát triển CNHT ô tô, Việt Nam cần phải mở rộng thị trường nước ngoài thông qua việc xuất khẩu linh kiện hoặc tiến hành gián tiếp thông qua việc cung cấp linh kiện cho các nhà lắp ráp nội địa có khả năng xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng.

Để có thể xuất khẩu trực tiếp linh, phụ kiện ô tô, thì các sản phẩm CNHT của Việt Nam phải mang tính cạnh tranh quốc tế. Để làm được điều này, các doanh nghiệp CNHT ô tô cần tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu-đó là lợi thế về giá lao động, giá nguyên liệu rẻ. Ngoài ra, hệ thống các dịch vụ hậu cần của Việt Nam cần phải hoàn thiện nhằm tối thiểu hóa chi phí và thời gian vận chuyển.

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w