Trước năm 2002, Việt Nam chưa có khái niệm về CNHT ô tô. Ô tô sản xuất tại Việt Nam, theo quy định, đều là lắp ráp theo bộ linh kiện. Quy định về bộ linh kiện dựa trên hàm lượng nội địa trong sản phẩm lắp ráp cuối cùng dưới một trong số các hình thức tăng dần về tỷ lệ nội địa và mức độ ưu đãi: SKD, CKD1, CKD2, IKD. Tuy nhiên, không một công ty nào đáp ứng được yêu cầu lắp ráp xe dạng IKD, tỷ lệ nội địa của ô tô sản xuất tại Việt Nam rất thấp. Từ năm 2002 đến 2005, sau khi bãi bỏ các quy định cho phép lắp ráp xe dạng SKD và CKD1, xe ô tô sản xuất tại Việt Nam theo 2 hình thức CKD và IKD. Từ năm 2005, Bộ Tài chính ban hành biểu thuế mới, theo đó quy định cách tính thuế mới không dựa trên bộ linh kiện mà theo các chi tiết và linh kiện đơn lẻ. Việc ban hành biểu thuế mới đồng nghĩa với việc các quy định về tỷ lệ nội địa được bãi bỏ, đánh dấu sự ra đời của CNHT ô tô của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các công ty trong CNHT ô tô của Việt Nam vẫn rất ít, quy mô sản xuất nhỏ. Phần lớn các doanh nghiệp thường lựa chọn đầu tư sản xuất vào một số loại linh kiện có kích thước cồng kềnh hoặc chi tiết gia công cơ khí có yêu cầu độ chính xác không cao như khung gầm, vỏ, cửa xe, bộ ống xả, giảm xóc,...Đặc biệt, hầu hết các doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền sơn tĩnh điện, sơn điện ly với các qui mô khác nhau (Đào Mạnh Khang, 2009).
nghiệp này đã phát triển sản phẩm mới của mình là linh kiện, phụ tùng ô tô. Như vậy, hầu hết các cơ sở cung ứng linh kiện trong nước ngoài hoạt động sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô ra còn sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm khác hoặc có các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác. Đặc điểm chung hiện nay của các nhà cung cấp nội địa là thiếu sự đầu tư chuyên sâu thích đáng cho sản phẩm linh kiện ô tô của mình, vì thế chất lượng sản phẩm thiếu ổn định, sức cạnh tranh chưa cao, chưa tạo được lòng tin đối với các nhà lắp ráp. Tuy nhiên, cũng có một số cơ sở tích cực đầu tư kỹ thuật mới để sản xuất các linh kiện đạt chất lượng tốt, tương đương với linh kiện cùng loại nhập ngoại được các doanh nghiệp lắp ráp ô tô chấp nhận và trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước.
a. Số lượng doanh nghiệp và chủng loại sản phẩm
Trong những năm qua, lượng sản phẩm CNHT ô tô còn rất nhỏ so với nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, để có ngành công nghiệp ô tô thì nhất định phải hình thành được 5 cấp bậc sản xuất với hàng nghìn các doanh nghiệp tham gia vào quá trình này. Trong đó, nhiều nhất là các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, tiếp đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp linh kiện, phụ tùng và cuối cùng là các nhà lắp ráp. Những nền tảng đó ở Việt Nam đều thiếu và đang trong quá trình xây dựng. Hiện nay, các vật liệu như thép tấm, thép hình, thép đặc biệt... để cung cấp cho các công ty CNHT ô tô của Việt Nam chưa chế tạo được. Các vật liệu khác cũng tương tự, đều không có nhà cung cấp. Khi chưa có hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thì số lượng các nhà sản xuất linh, phụ kiện còn nhỏ là điều dễ hiểu và ngành công nghiệp ô tô khó có khả năng phát triển.
Đến nay, đầu tư vào sản xuất linh kiện ô tô nhìn chung chưa đáng kể, còn mang tính nhỏ lẻ; sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của CNHT sản xuất ô tô còn yếu, nhất là sản phẩm của các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước. Vì thế, ngành sản xuất ô tô Việt Nam hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn linh kiện, phụ tùng với giá trị nhập gần 2 tỷ USD. Các sản phẩm CNHT trong ngành ô tô của Việt Nam tập trung vào một số các nhóm mặt hàng như trong bảng sau.
Bảng 2.7: Một số linh kiện, phụ tùng ô tô được sản xuất trong nước giai đoạn 2008-2012 Sản phẩm Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 Phanh 1.000 bộ 8.959,2 4.689 254,7 18.020,4 20.312 Vành, bánh xe 1.000 cái 2.581,5 519 774,2 113,2 213,4 Trục dẫn 1.000 cái 5.489 8.345,4 5.678 5.024 498 Ống xả 1.000 cái 218,9 10.340,9 15.728 122,6 234 Phụ tùng khác của xe có động cơ tấn 507.785,6 50.081,1 31.560,9 51.663,6 534,21 Nhíp lò xo 1.000 cái - 7.726 8.507 6.771 5.678 Bộ tản nhiệt 1.000 cái 676 0,5 - 8 9,4 Composite (đầu,
đuôi, sườn ô tô) tấn - 17,7 5,3 - -
Phụ tùng ô tô băng Composit
tấn - 3,6 - - -
Tấm vải bọc túi
khí tấn - 26,5 72,1 58,9 54,6
Vô lăng ô tô tấn - 546 1.179,5 - 1.894
Ghế ô tô tấn - 2639 - - 2.567
Mâm kẹp xe ô tô tấn - 282 539 689 768
Ruột két nước 1.000
cái - 6,3 - 7,9
Nguồn:[19]
Nhóm ngành sản xuất linh kiện sơn, nhựa, cao su, kính: Đây là nhóm đã đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp trong nước. Các Công ty cao su Sao vàng, Công ty cao su Miền Nam, Công ty cao su Đà Nẵng,… là những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam cung cấp yếm, săm-lốp ô tô, đệm nhíp, gioăng chịu nhiệt, phớt chịu dầu,….cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước. Tham gia sản xuất sơn ô tô còn có các doanh nghiệp trong nước như: Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty TNHH thương mại Sao Sơn Dương,….
Nhóm sản xuất linh kiện điện-điện tử chủ yếu được cung cấp bởi các doanh nghiệp FDI. Tham gia vào lĩnh vực này còn có một số các doanh nghiệp trong nước như Công ty Pin-Ăc qui miền Nam, Công ty Ăc qui Tia Sáng,…
Nhóm sản phẩm linh kiện kim loại được sản xuất trong nước bao gồm các chi tiết của khung gầm xe, thùng xe, vỏ ca bin, trục bánh răng, trục động cơ ô tô, bộ tản nhiệt, dây phanh, nhíp lò so, ống xả, ruột két nước, hộp số, vô lăng, van điều khiến trong hộp số tự động, điều khí trong động cơ, sơ mi xi lanh, bộ lọc nhớt ô tô bằng thép, linh kiện hộp số tự động, linh kiện trong động cơ, chi tiết kim loại của bộ ghế, giá đỡ van điện từ, vành xe con và một số sản phẩm đúc hợp kim,... Tuy nhiên, sản lượng của các doanh nghiệp không lớn, hiệu quả sản xuất chưa cao. Đặc biệt là các chi tiết quan trọng của động cơ ô tô chưa được chú trọng đầu tư sản xuất.
Nhóm sản xuất khuôn mẫu: Khuôn mẫu có vai trò rất quan trọng trong việc chủ động thiết kế và sản xuất các sản phẩm gia công áp lực. Nhìn chung, công nghệ sản xuất khuôn mẫu của Việt Nam phát triển chưa mạnh, chưa tương xứng với yêu cầu của các ngành công nghiệp nói chung, ngành công nghiệp ô tô nói riêng. Vật liệu để làm khuôn chủ yếu được nhập khẩu. Các nhà sản xuất khuôn mẫu đa phần có qui mô không lớn lại thiếu sự liên kết, phối hợp để phát triển, do đó khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn đòi hỏi về chất lượng, giá thành và thời gian giao hàng còn hạn chế. Tuy nhiên, gần đây đã có một số doanh nghiệp chú trọng đầu tư các thiết bị tiên tiến để phục vụ chế tạo khuôn mẫu. Trong nước đã thiết kế, chế tạo được những bộ khuôn khối lượng trên dưới 10 tấn có độ chính xác khá cao để dập vỏ ca bin, cánh cửa ô tô.... Một số doanh nghiệp trong nước cũng đã thuê các chuyên gia nước ngoài thiết kế, hướng dẫn và kèm cặp các kỹ sư để thiết kế, chế tạo khuôn mẫu.
Theo tiêu chí đánh giá sự phát triển của CNHT ô tô thì số lượng các doanh nghiệp tham gia vao lĩnh vực này phải lớn. Thực tế đã cho thấy, để tránh khỏi cảnh lắp ráp giản đơn, thì một doanh nghiệp ô tô cần tối thiểu 20 nhà cung cấp với nhiều loại linh kiện khác nhau. Nhưng cho đến nay chưa doanh nghiệp lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Ngay cả những liên doanh ô tô tên tuổi như Toyota,... có hệ thống các nhà cung cấp linh kiện lớn cũng không
đủ các linh kiện để lắp ráp tại Việt Nam. Ví dụ với dòng sản phẩm Innova, Toyota Việt Nam đang sử dụng khoảng 10% linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại Việt Nam và chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào tham gia vào chuỗi sản xuất này. Ngoài Toyota, các doanh nghiệp lắp ráp ô tô khác cũng chỉ có 2-3 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Trong khi đó, ở Nhật Bản chỉ có một nhà sản xuất nhưng cần tới 24.800 nhà cung cấp các loại, Thái Lan cũng tới 1.500 doanh nghiệp hỗ trợ, còn Đài Loan cũng có khoảng trên 2.000 nhà đầu tư sản xuất linh kiện và phụ tùng thay thế. Hay nói cách khác, số lượng doanh nghiệp tham gia chế tạo linh phụ kiện ô tô của Việt Nam còn nhỏ, chủng loại sản phẩm CNHT còn quá ít trong khi nhu cầu về sản phẩm CNHT của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam lại ngày càng tăng lên.
b. Quy mô doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ô tô là một lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn để mua máy móc, thiết bị, thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng và thực hiện các thử nghiệm sản phẩm trước khi đi vào sản xuất chính thức. Ngay cả đối với các công ty đang tồn tại, nó cũng đòi hỏi những khoản đầu tư mang tính dài hạn, không thể thu hồi được trong vòng vài năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), cho hoạt động marketing nhằm giới thiệu sản phẩm mới để duy trì và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, các công ty sản xuất CNHT ô tô của Việt Nam đều gặp phải một khó khăn chung đó là thiếu vốn để kinh doanh.
Các doanh nghiệp trên chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điểm chung của các doanh nghiệp này là năng lực tài chính còn nhiều hạn chế, khả năng huy động vốn kém. Tất nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ hỗ trợ có thể yêu cầu các ngân hàng cấp tín dụng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn từ ngân hàng như khả năng thẩm định, quy định liên quan đến tài sản thế chấp, khả năng đảm bảo nguồn vốn của các tổ chức tín dụng cũng như khả năng và trình độ hạn chế của các doanh nghiệp CNHT.
Lĩnh vực sản xuất ô tô mang đặc trưng rõ nét về tính kinh tế của quy mô (Economic of scale) và tính kinh tế của sự đa dạng hóa (Economic of scope). Một
đơn vị. Đối với các cơ sở sản xuất, các bộ phận và chi tiết của ô tô, cũng đều có những ngưỡng tối thiểu để có thể hoạt động một cách có hiệu quả. Trong đó, đáng chú ý là hoạt động R&D chỉ hiệu quả khi sản lượng đạt đến mức 5.000.000 đơn vị. Theo các phân tích này, rõ ràng hầu hết các nhà sản xuất ô tô ở Việt Nam hiện nay là không hiệu quả. Họ hoặc chưa đủ lớn để sản xuất đạt mức hiệu quả hoặc chưa đủ khả năng để đa dạng hóa mẫu sản phẩm của mình. Do vậy, để đứng vững trên thị trường ngoài sự trợ giúp của Chính phủ thì việc nâng vốn là nhân tố cần thiết (Đỗ Hưng, 2009).
c. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp CNHT trong nước
Các dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng của các doanh nghiệp CNHT ô tô nội địa là rất kém và lạc hậu vì vậy các sản phẩm chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các công ty lắp ráp. Phần lớn máy móc thiết bị đều nhập khẩu từ nước ngoài trong tình trạng cũ kỹ, lạc hậu, việc bảo trì máy móc thiết bị cũng chưa tốt. Do đó, các sản phẩm của CNHT ô tô có hàm lượng kỹ thuật thấp, chất lượng không đảm bảo và tính ổn định không cao. Cụ thể:
- Công nghệ tạo phôi và chi tiết đúc: Số lượng các doanh nghiệp sản xuất phôi và chi tiết đúc cho ngành lắp ráp ô tô hiện không nhiều do chi phí tốn kém và yêu cầu chất lượng sản phẩm khá cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay đã có một số doanh nghiệp đầu tư các thiết bị tiên tiến như lò điện với các thiết bị kiểm tra thành phần hợp kim hiện đại, máy đúc áp lực, thiết bị làm khuôn vỏ mỏng.... để tạo phôi và chi tiết đúc cho ngành sản xuất ô tô. Ví dụ: năm 2010, Tổng công ty Máy động lực máy nông nghiệp đã khánh thành nhà máy đúc có công nghệ khá hiện đại để sản xuất các chi tiết động cơ ô tô.
- Công nghệ nhiệt luyện: Tương tự công nghệ đúc, công nghệ nhiệt luyện phát triển chưa mạnh, chưa thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản. Hiện nay, chỉ những doanh nghiệp tương đối lớn mới được đầu tư các thiết bị nhiệt luyện hiện đại với qui trình công nghệ được lập trình cho từng sản phẩm cụ thể. Ở các cơ sở nhỏ của Việt Nam thường có chất lượng sản phẩm nhiệt luyện kém ổn định hơn do còn hạn chế về thiết bị và con người.
- Công nghệ mạ, sơn: Nhìn chung công nghệ mạ chưa phát triển, sản phẩm mạ chất lượng chưa cao, dễ bị han rỉ, bong tróc.
- Công nghệ tạo phôi và chi tiết bằng gia công áp lực: Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư thiết bị gia công áp lực hiện đại với các qui mô khác nhau, thậm trí có cả dây chuyền cấp phôi và dập tự động để sản xuất các linh kiện, chi tiết thép dạng tấm như chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin - cửa xe, bộ tản nhiệt, nhíp lò so, chi tiết ống xả....Sản phẩm của các doanh nghiệp này chất lượng tốt và ổn định.
- Công nghệ gia công cơ khí: Đây là lĩnh vực nhiều doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị hiện đại, dây chuyền thiết bị gia công đồng bộ với những phần mềm thiết kế chế độ gia công sản phẩm. Các dây chuyền thiết bị này, hiện nay chủ yếu gia công các loại chi tiết kích thước nhỏ, có khối lượng trên dưới 1 kg. Thêm vào đó, thiết bị, dụng cụ kiểm tra độ chính xác cao cũng được đầu tư tương ứng. Tổng thể, sản phẩm gia công cơ khí được sản xuất ra có độ ổn định cao về chất lượng.
- Công nghệ hàn: Được các nhà lắp ráp ô tô đầu tư mạnh nhất. Tại đây có các dây chuyền hàn tự động để hàn khung gầm xe và ghép thân xe. Hầu hết các cơ sở cung ứng linh kiện, phụ tùng ô tô cũng đầu tư máy hàn bấm, máy hàn có khí bảo vệ. Điều này cũng dễ hiểu vì thiết bị hàn điện và hàn hơi có nhiều chủng loại và giá không đắt.
Tóm lại, công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất CNHT ô tô của Việt Nam chưa cao nên không đủ khả năng cung cấp một sản phẩm hoàn chỉnh cho các công ty lắp ráp ô tô. Sản phẩm chủ yếu là các bán linh kiện, hoặc nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất linh kiện có hàm lượng kỹ thuật thấp, vừa thiếu về số lượng, đơn điệu về chủng loại vừa yếu kém về chất lượng. Chúng ta mới chỉ cung cấp được những sản phẩm phụ trợ giản đơn còn lại phải nhập khẩu.
Về chất lượng sản phẩm thì tình trạng không đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp ô tô và tình trạng “tam sao thất bản” diễn ra khá phổ biến. Các sản phẩm lắp ráp bởi các sản phẩm phụ trợ này tại các công ty nhà nước không có sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp nước ngoài trên thị