CNHT ô tô của Thái Lan cũng rất phát triển đã cung cấp 80% linh phụ kiện, phụ tùng cho sản xuất xe tải, 50% linh kiện cho sản xuất xe khách và gần 100% cho sản xuất xe gắn máy [18].
Khác với Indonexia và Malaysia là những nước thiết lập các chương trình ô tô quốc gia theo hướng phát triển công nghiệp địa phương và giảm tỷ lệ phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài, Chính phủ Thái Lan kiên trì theo đuổi chiến lược hấp dẫn, lôi kéo các nhà sản xuất linh kiện và chi tiết ô tô toàn cầu vào sản xuất tại Thái Lan. Bên cạnh đó, chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên kết với các nhà sản xuất nước ngoài để sản xuất linh kiện ô tô nhằm cung cấp cho nhu cầu lắp rắp trong nước và xuất khẩu.
Mạng lưới các nhà sản xuất hỗ trợ về linh kiện ô tô của Thái Lan là một lợi thế, đóng góp sức mạnh giúp Thái Lan nổi lên như nhà cung cấp ô tô hàng đầu ở Đông Nam Á.
Viện Ô tô, Xe máy của Thái Lan vẫn đang cố gắng thu hút các nhà sản xuất linh kiện cao cấp nước ngoài vào sản xuất hệ thống phun nhiên liệu điện tử, khuôn và mẫu, đồ gá, hệ thống chống bó cứng phanh. Chính sách ưu đãi trong hoạt động đầu tư bao gồm miễn thuế tối đa 8 năm, miễn thuế nhập khẩu thiết bị và các lợi ích quan trọng khác như visa, giấy phép làm việc và quyền sử dụng đất. Ngoài ra, Ủy ban Đầu tư còn có khuyến khích đặc biệt trong các hoạt động phục vụ cho sự phát triển của các lĩnh vực mục tiêu cho công nghiệp ô tô như việc đầu tư xây dựng các trung tâm R&D, thiết kế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua việc liên tục thiết lập các nhà cung cấp và sản xuất các linh kiện chủ yếu tại Thái Lan, các hãng sản xuất ô tô đa quốc gia có thể giảm chi phí sản xuất, cung cấp vật tư và đưa Thái Lan từ vị trí hàng đầu trong ASEAN trở thành một trung tâm sản xuất ô tô ở Châu Á. Mạng lưới nhà cung cấp phụ tùng ô tô tại Thái Lan bao gồm các nhà cung
cấp cấp 1,2,3. Các nhà cung cấp cấp 1,2,3 thường đặt địa điểm gần nhau và tạo thành các cụm công nghiệp ô tô như sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Cụm công nghiệp ô tô Thái Lan
- Các nhà cung cấp cấp 1: Là những nhà cung cấp có khả năng thiết kế và phát triển các linh kiện, phụ tùng. Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp này ngày càng được phổ biến và thuận lợi hơn.
- Các nhà cung cấp cấp 2, cấp 3: Là những nhà cung cấp các phụ tùng đơn giản, sử dụng công nghệ không phức tạp trong quy trình nghiền kim loại, đúc khuôn. Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà cung cấp phụ tùng cấp 1 với các nhà cung cấp cấp 2, 3 có thể thực hiện thông qua các đợt tập huấn kỹ thuật tại nhà cung cấp cấp 2,3 hoặc tổ chức hội thảo tại nhà cung cấp cấp 1 hoặc thông qua các tài liệu hướng dẫn.
Thép Nhựa Cao su Điện tử Kính Da và vải Máy móc Công cụ Khuôn đúc Xe máy Ô tô khách Ô tô tải Các nhà sản xuất cung ứng cấp I
(Máy, bánh lái, phanh, bánh, lốp, thân xe, nội thất, hệ thống điện và
điện tử)
Các nhà sản xuất cấp 2 và cấp 3
(Nhựa, cao su, rèn, trang trí bên ngoài) Rèn Chính phủ Cơ sở giáo dục và hỗ trợ kỹ thuật Các hiệp hội Phân Phối Tài chính Thử nghiệm Tư vấn chuyên nghiệp Dịch vụ Hãng lắp ráp
Cạnh tranh toàn cầu
Canh tranh trong vùng Quan trọng Không quan trọng
Các hãng lắp ráp ô tô tải, ô tô khách có quan hệ chặt chẽ với các nhà sản xuất cung ứng cấp 1, gồm có: Máy, bánh lái, phanh, bánh, lốp, thân xe, nội thất, hệ thống điện và điện tử. Các nhà cung ứng cấp 1 lại có quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng cấp 2 và 3 sản xuất nhựa, cao su, rèn, trang trí bên ngoài. Các nhà sản xuất lắp ráp và cung ứng lại cần quan hệ chặt chẽ với các tổ chức phân phối, cơ quan tài chính, các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ. Các doanh nghiệp trong cụm cũng cần được hỗ trợ bởi Chính phủ, các hiệp hội, cơ sở hỗ trợ kỹ thuật.
Cấu trúc tổ chức mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan khác với cấu trúc này tại Nhật Bản. Tại Thái Lan, một nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng có thể cung ứng các linh kiện, phụ tùng cho một số hãng lắp ráp cấp 1 hoặc cấp 2, thậm chí có thể cung cấp thẳng cho các hãng lắp ráp chứ không chỉ cung cấp cho một người mua duy nhất, qua từng cấp như tại Nhật Bản.
Sơ đồ 1.5: Cấu trúc mạng lưới các nhà cung cấp phụ tùng trong ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan
Để phát triển các ngành CNHT trong đó có ngành ô tô, Thái Lan đã thành lập Cục Phát triển CNHT (Bureau of Supporting Industrise Development-BSID) vào năm 1994 thuộc Bộ Công nghiệp với các chức năng chính là: Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo các ngành CNHT, thiết kế và phát triển các sản phẩm mẫu thử nghiệm, phát triển công nghệ thầu phụ. Cục Phát triển CNHT đặc biệt tập trung vào CNHT ngành ô tô, điện tử.
Công ty cung cấp linh phụ kiện cấp 1
Công ty cung cấp linh phụ kiện cấp 2
Công ty lắp ráp