Hoàn thiện chính sách phát triển CNHT ôtô

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 85 - 88)

Các thể chế và môi trường chính sách là điều kiện rất cần thiết cho sự phát triển CNHT ô tô ở mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Định hướng của Nhà nước sẽ quyết định các bước đi và tương lai của CNHT ô tô. Đặc biệt, khi ngành CNHT của Việt Nam còn chưa phát triển, thì việc hoàn thiện chính sách phát triển CNHT lại càng quan trọng. Các chính sách sẽ đóng vai trò như những cú hích cho các doanh nghiệp, cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, lao động, thông tin, từ đó đưa CNHT ô tô của Việt Nam phát triển. Các chính sách để phát triển CNHT

ô tô tại Việt Nam bao gồm: chính sách đầu tư phát triển CNHT ô tô, chính sách thuế, chính sách đẩy mạnh phát triển hạ tầng nền công nghiệp,…

Cho đến thời điểm gần đây, các cấp chính quyền đều không coi trọng đúng mức ngành CNHT nói chung và CNHT ô tô nói riêng, mà coi đó là ngành “phụ trợ”, lệ thuộc vào ngành khác, không quan trọng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngành CNHT ô tô đã không được chú ý đầu tư để phát triển. Do đó, để phát triển CNHT ô tô tại Việt Nam, Chính phủ cần ban hành những văn bản pháp quy mới đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức về công nghệ hỗ trợ để các ngành này có tiền đề hình thành và phát triển.

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan như đã phân tích trong Chương I, để phát triển CNHT ô tô các nước trên đều chú trọng tới chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành này. Đối với Việt Nam, khi nguồn vốn trong nước còn hạn chế, thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng đặc biệt là khi CNHT cũng đang thiếu vốn để phát triển. Ngoài ra, thị trường thế giới đối với linh phụ kiện ô tô là rất lớn. Tuy nhiên, để tham gia vào thị trường này đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm và các điều kiện về giao hàng. Do đó, Việt Nam cần có những chính sách hữu hiệu để thu hút các nhà đầu tư FDI vào CNHT ô tô của Việt Nam. Cụ thể là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có những dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

Trên cơ sở thực trạng về chính sách thuế đối với CNHT ô tô của Việt Nam như đã phân tích trong chương II, luận văn xin đề xuất các giải pháp sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần giảm thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu công nghiệp cao cấp mà trong nước chưa sản xuất được, giảm thuế mua sắm thiết bị của các doanh nghiệp CNHT tại Việt Nam.

Thứ hai, trước khi đưa ra chính sách liên quan tới CNHT ô tô cần phải trưng cầu ý kiến của các doanh nghiệp liên quan và dự báo những tác động không tốt đến

rõ ràng không gây bất ngờ đối với các doanh nghiệp. Khi xây dựng những chính sách trên, cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ ba, cần giảm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế mua sắm thiết bị dành cho các doanh nghiệp CNHT ô tô. Từ đó, CNHT ô tô có cơ sở pháp lý để xây dựng chiến lược, cơ cấu hợp lý trong nội bộ ngành.

Hạ tầng công nghiệp cho sự phát triển của CNHT ô tô là việc hình thành một cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại với sự xuất hiện của các ngành công nghiệp then chốt. Do vậy, trong các chính sách phát triển CNHT ô tô cần phải có chính sách phát triển cân đối giữa khu vực thượng nguồn bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất và cung ứng các nguyên vật liệu chủ chốt (sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su, …) và hạ nguồn bao gồm các ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo. Đây là điều kiện cần thiết để phát triển khu vực trung gian-CNHT ô tô. Ngoài ra, cần phải có các chính sách để khuyến khích các hoạt động công nghiệp cơ bản như luyện kim, khai thác cao su, hóa chất, nhựa, công nghiệp mạ, đúc, ….phát triển. Bởi những hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển CNHT ô tô. Đặc thù của ngành công nghiệp ô tô là có thể phát triển hợp lý, hiệu quả khi được xây dựng theo phương thức sản lượng lớn và ít chủng loại. Muốn vậy, trước mắt phải hạn chế số lượng kiểu xe nhằm tạo điều kiện cho nhà sản xuất đạt sản lượng cao, giá thành hạ và đưa công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong thời gian tới là ưu tiên tập trung lắp ráp, chế tạo các loại xe thương dụng nhỏ. Theo kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc lựa chọn một loại xe, sau đó tập trung đầu tư, phát triển công nghệ để cho ra đời các loại xe cải tiến, hiện đại hơn là phù hợp với những nước có nhiều hạn chế về nguồn lực như nước ta. Ưu thế của xe thương dụng là phù hợp với sức mua, trình độ công nghệ và điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém, có khả năng khai thác cả trong lĩnh vực sản xuất nên khả năng thu hồi tiền mua xe và nhu cầu mua xe mới là luôn tăng,

hạn chế được tình trạng xe cũ đã quá thời hạn sử dụng vẫn lưu thông như hiện nay. Do vậy, chúng ta nên có nhiều biện pháp khuyến khích và hỗ trợ sản xuất loại sản phẩm này.

Hiện nay, có nhiều cơ quan nhà nước cùng tham gia hoạch định chính sách cho ngành ô tô Việt Nam, nhưng các cơ quan này thường trong tình trạng mâu thuẫn về phương hướng phát triển. Chính phủ cần thể hiện quyết tâm phát triển thị trường để phát triển CNHT ô tô, theo đó các cơ quan nhà nước phải thực hiện theo đúng chủ trương đó. Sự mô thuẫn giữa các cơ quan nhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành, các chính sách thường mang tính cục bộ dựa trên quan điểm của cơ quan ban hành. Do đó, cần có một cơ quan thống nhất để phát triển CNHT ô tô tại Việt Nam. Đặc biệt, các quy định của pháp luật phải tương thích với các điều kiện của luật kinh doanh quốc tế để đảm bảo khả năng hội nhập của các doanh nghiệp CNHT ô tô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w