Ngay sau khi nước ta thực hiện chính sách “đổi mới”, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tích cực sang Việt Nam để nghiên cứu và tìm hiểu môi trường đầu tư. Một trong những ngành được Nhật Bản quan tâm nhiều nhất đó là ngành công nghiệp ô tô. Năm 1991, Công ty ô tô Mekong, với sự góp vốn của các bên là: Seilo Machinary Co,.Ltd. (Nhật Bản), Sea Young Intl’Inc. Ltd. (Hàn Quốc), Nhà máy cơ khí Cổ Loa (Việt Nam) và Nhà máy SAKYNO (Việt Nam) đã được thành lập và trở thành doanh nghiệp FDI đầu tiên trong lĩnh vực lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Điều này, khẳng định vai trò tiên phong của các công ty lắp ráp ô tô Nhật Bản đối với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.
Trong vòng 5 năm (từ năm 1991 đến năm 1996) đã có 12 công ty lắp ráp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam. Chín công ty trong số đó có vốn FDI của Nhật Bản bao gồm: Mekong, Vinastar, Daihatsu, Suzuki Việt Nam, Toyota Việt Nam, Isuzu Việt Nam, Hino Việt Nam, Nissan Việt Nam, VMC. Điều đó đã khẳng định sự đóng góp quan trọng của các hãng ô tô Nhật Bản trong sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Do vậy, khi nói tới ngành công nghiệp
ô tô của Việt Nam thông thường người ta hay nhắc tới các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có vốn FDI của Nhật Bản.
Ba công ty còn lại là: Ford, Mercedes, Daewoo là các công ty có vốn đóng góp của Mỹ và Hàn Quốc. Như vậy, hầu hết các hãng xe hàng đầu của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc đều đã có mặt ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư hơn 525 triệu USD.
Bảng 2.1. Các doanh nghiệp lắp ráp ô tô có vốn FDI tại Việt Nam năm 2012
Đơn vị: Triệu USD
STT Tên nhà sản xuất Năm cấp
phép đầu tưVốn Các bên góp vốn
1 Công ty ô tô Mekong (Mekong)
1991 36 Nhật Bản (51%); Hàn Quốc
(19%); Việt Nam (30%) 2 Công ty Liên doanh ô tô
Vinastar (Vinastar) 1994 53 Malaysia, Nhật Bản, Việt Nam
3 Công ty liên doanh Suzuki
Việt Nam (Visuco) 1995 21 Nhật Bản (70%); Việt Nam (30%) 4 Công ty ô tô Toyota VN
(TMV)
1995 90 Nhật Bản; Singapore; VN
5 Công ty Isuzu Việt Nam
(Isuzu) 1995 50 Nhật Bản (70%); Việt Nam (30%)
6 Công ty liên doanh ô tô Hino Việt Nam (Hino)
1996 17 Nhật Bản (67%), Việt Nam (33%)
7 Công ty Hon da Việt Nam
(Honda)-ô tô 2005
1 56 Nhật Bản ( 42%); Thái Lan
(28%); Việt Nam (30%) 8 Công ty liên doanh ô tô
Nissan Việt Nam (Nissan) 1996 10 Nhật Bản (26%); Đan Mạch (74%)
9 Công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC)
1991 58 Việt Nam (29%); Philipine (56%); Nhật Bản (15%)
10 Công ty Việt Nam Daewoo
(Vidamco) 1993 32 Mỹ (100%)
11 Công ty Mercedes-Benz Việt Nam (Mercedes)
1995 - Mỹ (70%); Việt Nam (30%)
12 Công ty Ford Việt Nam
(Ford) 1995 102 Mỹ (75%); Việt Nam (25%)
Như vậy, việc “lách” được thuế nhập khẩu nguyên chiếc và không phải đầu tư dây chuyền sản xuất sẽ giúp các sản phẩm ô tô Nissan có những lợi thế nhất định trong việc cạnh tranh trên thị trường. Việc một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động
trong lĩnh vực phân phối ô tô thuê một doanh nghiệp sản xuất ô tô khác đang có sẵn nhà xưởng để tiến hành lắp ráp như Nissan Việt Nam hiện nay, chỉ có thể diễn ra khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và thực hiện các cam kết mở cửa thị trường. Nissan Việt Nam, dù có 26% cổ phần của nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 Nhật Bản là Nissan Motor thì về bản chất vẫn chỉ là một công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Rõ ràng là Nissan Motor đã rất biết tận dụng những cam kết của Việt Nam để thâm nhập thị trường một cách có lợi nhất.