Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 68 - 113)

Những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của CNHT ô tô Việt Nam là:

Nhận thức về CNHT: Đây là nguyên nhân quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của ngành CNHT. Cho đến thời điểm gần đây, ở các cấp chính quyền đều không coi trọng đúng mức ngành CNHT nói chung và CNHT ô tô nói riêng, mà coi đó là ngành “phụ trợ”, lệ thuộc vào ngành khác, không quan trọng. Do vậy, ngành CNHT ô tô đã không được chú ý đầu tư để phát triển. Điều này, Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước có CNHT ô tô phát triển như Trung Quốc, Nhập Bản, Thái Lan như đã nêu trong chương I.

Hạ tầng nền công nghiệp: Điều kiện đầu tiên về hạ tầng công nghiệp cho sự phát triển của CNHT ô tô là việc hình thành một cơ cấu công nghiệp theo hướng hiện đại với sự xuất hiện của các ngành công nghiệp then chốt. Nhưng tại thời điểm hiện tại, nền công nghiệp ô tô của Việt Nam đang mất cân đối về cơ cấu giữa công nghiệp chế tạo và công nghiệp lắp ráp. Điều này đã tạo ra những khó khăn cho việc phát triển các CNHT ô tô tại Việt Nam. Thêm vào đó, hệ thống công nghiệp không cân đối ở khu vực thượng nguồn (gồm các ngành công nghiệp sản xuất và cung ứng các nguyên vật liệu chủ chốt như sắt, thép, nhựa, hóa chất, cao su,…) và hạ nguồn (bao gồm các ngành công nghiệp lắp ráp và chế tạo) đã làm cho khả năng phát triển CNHT ô tô tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, các doanh nghiệp CNHT ô

nghiệp, …..Chính vì vậy, hạn chế khả năng cạnh tranh về giá và thời gian giao hàng so với các doanh nghiệp của Trung Quốc và các nước ASEAN khác. Đồng thời tình trạng này gây ra nguy cơ tiềm ẩn của sự phát triển không bền vững của các ngành CNHT vì còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thô phải nhập khẩu.

Ngoài ra, một số hoạt động công nghiệp cơ bản như luyện kim, khai thác cao su, hóa chất, nhựa, công nghiệp mạ, đúc của Việt Nam còn yếu. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành và phát triển CNHT ô tô. Bởi theo các điều kiện để phát triển CNHT ô tô như đã phân tích trong Chương 1 thì sự sẵn sàng về nguồn lực, công nghệ, nhân lực và vốn trong các khu vực này sẽ là điều kiện hết sức cần thiết để hình thành và phát triển CNHT ô tô của bất kỳ quốc gia nào.

Hơn nữa, năng lực sản xuất và tham gia phân công lao động quốc tế của CNHT ô tô của Việt Nam còn yếu. Việt Nam chưa có nền công nghiệp ô tô với năng lực sản xuất dồi dào về vốn, công nghệ, nhân lực; chưa thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế cao. Điều này là lực cản rất lớn đối với sự phát triển của CNHT ô tô tại Việt Nam.

Thị trường cho sản phẩm CNHT ô tô chưa lớn:

- Dung lượng thị trường nhỏ: Để có thể tham gia vào thị trường, CNHT ô tô đòi hỏi phải có một lượng đặt hàng tối thiểu tương đối lớn vì vậy dung lượng thị trường lớn đóng vai trò rất quan trọng đối với CNHT. Tuy nhiên, ngành ô tô của Việt Nam có quy mô cầu còn khiêm tốn. Trong hơn mười năm qua, sự phát triển của công nghiệp ô tô chủ yếu được phản ánh qua hoạt động của 12 liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài trong đó có 9 doanh nghiệp của Nhật Bản. So với các nước đang phát triển trong khu vực mà gần nhất là Thái Lan thì sản lượng ô tô của Việt Nam còn khá nhỏ. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản chỉ lắp ráp ô tô từ nguồn linh kiện nhập khẩu và ít sử dụng linh kiện được sản xuất trong nước (tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô chỉ khoảng từ 5-10%). Do đó, sản phẩm hỗ trợ cho ngành ô tô Việt Nam gần như không có động lực để phát triển.

Biểu đồ 2.1: So sánh quy mô sản xuất ô tô của Việt Nam với Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan

Đơn vị: 1.000 sản phẩm

Sản lượng ô tô của Việt Nam và Trung

Quốc

Sản lượng ô tô của Việt Nam và Đài Loan

Sản lượng ô tô của Việt Nam và Nhật Bản

Nguồn:[22]

Hơn nữa, bên cạnh tình trạng dung lượng thị trường trong nước hạn hẹp, thì dung lượng thị trường xuất khẩu (bao gồm xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấp linh kiện cho các nhà lắp ráp nội địa) của các sản phẩm CNHT ô tô của Việt Nam chưa cao. Điều này làm cho CNHT không có điều kiện để phát triển bởi đặc điểm của CNHT ô tô là loại hình công nghiệp có hiệu quả tăng dần theo quy mô. Các sản phẩm của CNHT là các sản phẩm máy móc linh kiện, phụ tùng khó có thể được làm thủ công. Các chi tiết, phụ kiện càng tinh xảo, phức tạp và chi phí càng cao, sau khi đã đầu tư, các doanh nghiệp càng sản xuất nhiều thì tỉ lệ giữa chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm càng giảm xuống, và điều này mang lại hiệu quả giúp mau chóng bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu. Nếu thị trường trong và ngoài nước đều nhỏ thì CNHT ô tô khó có khả năng phát triển.

- Khả năng liên kết doanh nghiệp: Khả năng liên kết lâu dài giữa các

lỏng lẻo điều này ảnh hưởng rất lớn tới thị trường linh, phụ kiện. Trên thực tế đã tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá bán cũng như thời gian giao hàng của các doanh nghiệp lắp ráp có vốn FDI so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam phàn nàn rằng, doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản hay quan trọng hóa các tiểu tiết và thường từ chối các linh kiện do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất với lý do chưa đạt yêu cầu. Một lý do quan trọng khác là các doanh nghiệp có vốn FDI đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản thường sản xuất theo mô hình tích hợp. Mô hình này luôn đòi hỏi sự cam kết hợp tác lâu dài và tính chính xác của sản phẩm. Điều này tương đối khác biệt với mô hình sản xuất modun đang rất phổ biến tại Việt Nam.

Các nhà cung cấp Việt Nam thường thiếu kiến thức về hệ thống hoạt động sản xuất của Nhật Bản. Ví dụ, họ chỉ gửi catalogue hoặc hàng mẫu với văn phòng JETRO hoặc các nhà lắp ráp Nhật Bản và hy vọng nhận được đơn hàng. Thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận cách liên hệ thiếu tính kế hoạch và không mấy trịnh trọng như vậy. Với ngành sản xuất ô tô, việc thiết kế một mẫu xe mới bắt đầu tại trung tâm nghiên cứu và triển khai ở Nhật Bản 3 năm trước khi doanh nghiệp tiến hành sàn xuất đại trà. Các nhà cung cấp linh kiện phải liên tục tham gia vào quá trình thiết kế, liên hệ chặt chẽ với nhà lắp ráp cũng như các nhà cung cấp linh kiện khác. Để tham gia vào hệ thống này, các doanh nghiệp Việt Nam cần gửi các kỹ sư biết tiếng Nhật của mình tới Nhật Bản làm việc 3 năm liên tục. Một nhà cung cấp linh kiện chỉ có thể được chấp nhận nếu công ty mẹ chấp thuận.

Nguồn nhân lực phục vụ cho CNHT ô tô còn yếu cả về số lượng và chất lượng:

Một trong những nguyên dẫn dẫn đến tình trạng CNHT ô tô của Việt Nam chưa phát triển đó là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho CNHT ô tô của Việt Nam còn yếu. Hiện tại, Việt Nam thiếu cả kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất, kỹ sư khuôn mẫu, người lắp ráp có trình độ cao. Điều này là làm cho CNHT ô tô của Việt Nam không thể phát triển lâu dài. Bởi nguồn nhân lực chất lượng cao trong CNHT ô tô sẽ quyết định việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và quản lý sản xuất. Và cũng chính nguồn nhân lực này đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến máy

móc, sáng tạo, tìm tòi những cái mới để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ngày càng cao của xã hội.

Thiếu hụt thông tin dành cho CNHT ô tô:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển của CNHT ô tô của Việt Nam là sự thiếu hụt thông tin. Để có thể phát triển CNHT, cần phải có một hệ thống cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và hiệu quả cho các doanh nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà lắp ráp ô tô có vốn FDI phải đi tìm các nhà cung cấp CNHT ô tô của Việt Nam. Họ không biết các nhà cung cấp Việt Nam đạt yêu cầu đang ở đâu. Rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang sử dụng niên giám điện thoại và các mối quan hệ cá nhân của nhân viên để tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng. Một công ty cho biết, họ đã phải tiếp cận với hàng trăm công ty Việt Nam khác nhau để tìm ra một nhà cung cấp đạt yêu cầu. Công việc đó tốn kém quá nhiều thời gian và tiền bạc đối với một doanh nghiệp tư nhân. Rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, các nhà cung cấp Việt Nam đã không thực sự năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận khách hàng. Các nhà cung cấp Việt Nam dường như không tin và cũng không có khái niệm “xây dựng quan hệ” trong kinh doanh, đặc biệt với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Thực tế đã cho thấy khả năng tiếp cận thông tin và sự sẵn sàng của các nguồn thông tin chính thống là một trong những điều kiện tối quan trọng cho sự phát triển của CNHT ô tô. Kênh thông tin tốt là cầu nối hữu ích giữa các nhà lắp ráp và các doanh nghiệp hỗ trợ ô tô. Hệ thống thông tin giữa các doanh nghiệp lắp ráp và các doanh nghiệp CNHT ô tô của Việt Nam còn yếu do vậy các doanh nghiệp CNHT ô tô của Việt Nam khó biết được các nhà lắp ráp đang có nhu cầu gì, số lượng sản phẩm là bao nhiêu, chất lượng sản phẩm như thế nào…. Kênh thông tin, mạng lưới các doanh nghiệp lắp ráp và các doanh nghiệp hỗ trợ ô tô của Việt Nam không chỉ yếu trên phạm vi quốc tế và yếu ngay cả trong phạm vi trong nước.

Bên cạnh đó, kênh thông tin giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp được thực hiện chưa hiệu quả. Điều này làm cho việc hoạch định chính sách dành cho CNHT ô tô, cũng như sự phối hợp giữa các bộ ngành liên quan gặp nhiều khó khăn.

trò chủ chốt, đặc biệt là các công ty tư nhân và các doanh nghiệp FDI. Nếu không có các kênh thông tin hiệu quả để trao đổi thông tin và các mối quan tâm giữa cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách thì chính sách được hoạch định sẽ không hiệu quả, thiết thực và có vai trò tốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNHT.

Môi trường chính sách không ổn định:

Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và đánh giá cao vai trò của ngành CNHT đối với nền kinh tế. Chính phủ và Bộ Công thương đã có nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự hiệu quả và chậm được thực thi. Ngoài ra, chiến lược phát triển ngành sản xuất ô tô vừa sai về mục tiêu vừa sai về phương pháp và lộ trình đã làm cho ngành công nghiệp ô tô nói chung và CNHT ô tô nói riêng.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa giảm thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu công nghiệp cao cấp mà trong nước chưa sản xuất được cũng như chưa áp dụng chính sách ưu đãi về thuế như: miễn giảm thuế thu nhập, giảm thuế mua sắm thiết bị,….Điều này là một trong những nguyên nhân mà một số doanh nghiệp FDI có xu hướng chuyển nhà máy sang Thái Lan và Malaysia, nơi có sẵn linh kiện hỗ trợ và sản xuất đạt quy mô lớn.

Chính sách ở Việt Nam hay thay đổi và khó dự báo được tác động không tốt đến sự phát triển của các doanh nghiệp CNHT ô tô. Những bất ổn của chính sách ở Việt Nam là do thiếu sự trao đổi với giới doanh nghiệp, mục đích của chính sách chưa thực sự rõ ràng và thực hiện bất ngờ. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô tiếp tục gây ra sự lộn xộn và làm nản lòng các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp Nhật Bản cảm thấy Chính phủ Việt Nam vẫn không rút kinh nghiệm từ các vấn đề trên. Họ sợ các vấn đề tương tự sẽ xuất hiện trong tương lai.

Không giống như các doanh nghiệp lắp ráp, các nhà cung cấp linh kiện của Nhật Bản thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với khả năng về vốn và kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường quốc tế còn hạn chế. Các nhà cung cấp này cũng chưa có kinh nghiệm làm việc trong môi trường chính sách luôn thay đổi. Do vậy, họ rất lo sợ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, và những

rủi ro này có thể dẫn tới sự phá sản của công ty mẹ. Soạn thảo một bản quy hoạch phát triển CNHT ô tô tốt là biện pháp tối ưu để thực hiện việc này.

Các liên kết khu vực, toàn cầu trong lĩnh vực CNHT ô tô của Việt Nam còn yếu:

Mạng lưới phân công lao động ngày càng chặt chẽ khiến cho khái niệm ngành công nghiệp ô tô của một nước đang mờ dần và bị thay thế bởi khái niệm ngành công nghiệp của khu vực và cao hơn là châu lục. Tuy nhiên, các sản phẩm CNHT ô tô của Việt Nam chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang một số công ty mẹ. Việc mở rộng thị trường ra cả khu vực hay thế giới còn rất nhỏ. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất mang tính toàn cầu với chiến lược phát triển và thương hiệu thống nhất. Việt Nam cũng khó có thể tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng để khai thác lợi thế của đất nước mình.

* * *

Kết luận chương 2: Luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng về tình hình cung cấp các sản phẩm CNHT tại Việt Nam. Để phát triển CNHT ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật Bản, nêu rõ các tồn tại cần khắc phục, các đòi hỏi của giai đoạn tới cần đáp ứng.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

LẮP RÁP Ô TÔ TẠI VIỆT NAM

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ CỦA VIỆT NAM

3.1.1. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp ô tô

3.1.1.1. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô là việc lâu dài

Công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp rất quan trọng cần được ưu tiên phát triển để góp phần phục vụ có hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng tiềm lực an ninh, quốc phòng của đất nước.

Phát triển nhanh ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới; lựa chọn các bước phát triển thích hợp, khuyến khích chuyên môn hoá-hợp tác hoá nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của đất nước; đồng thời tích cực tham gia quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô.

Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải gắn kết với tổng thể phát triển công nghiệp chung cả nước và chiến lược phát triển các ngành liên quan đã được phê duyệt, nhằm huy động và phát huy tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt.

Phát triển ngành công nghiệp ô tô phải phù hợp với chính sách tiêu dùng của đất nước và phải bảo đảm đồng bộ với việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông; các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường.

Để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô, các nước Tây Âu phải mất hơn 100 năm, Nhật Bản hơn 50 năm, Hàn Quốc hơn 30 năm. Vì thế, căn cứ

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 68 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w