Tại bất kỳ quốc gia nào, CNHT ô tô cũng là nền tảng để ngành công nghiệp lắp ráp ô tô phát triển. CNHT ô tô được ví như chân núi, tạo phần cứng để hình thành nên thân núi và đỉnh núi chính là ngành công nghiệp lắp ráp ô tô. Do vậy, thông thường CNHT ô tô phát triển trước, làm cơ sở để ngành lắp ráp ô tô phát triển sau.
Để tạo ra một chiếc ô tô, nhà sản xuất cần rất nhiều linh kiện như động cơ, hệ thống đèn, điện, ghế, kính, chi tiết nhựa nội và ngoại thất, cụm phanh, hộp số, vành bánh xe, thiết bị giảm xóc, ống xả, bộ tản nhiệt, trục dẫn, nhíp lò xo, thiết bị điện tử... Thông thường, các nhà lắp ráp ô tô không tự mình cung ứng tất cả các chi tiết đó, mà họ phải mua lại từ các nhà cung cấp khác. Các linh, phụ kiện thường chiếm 70%-75% tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Để lắp ráp được một chiếc ô tô hoàn chỉnh, các công ty lắp ráp cần phải có khoảng 25.000 linh, phụ kiện. Hiện tại, các doanh nghiêp lắp ráp ô tô tại Việt Nam đang cần một số lượng linh kiện, phụ tùng rất lớn. Ví dụ, để sản xuất được 31.209 chiếc xe ô tô các loại, năm 2010 công ty Toyota Việt Nam đã cần tới 780.225 linh kiện, phụ tùng. Công ty Toyota Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp lắp ráp ô tô có nhu cầu sử dụng các linh, phụ kiện ô tô lớn nhất tại Việt Nam. Kế tiếp theo là công ty cổ phần ô tô Trường Hải với nhu cầu khoảng 660.000 linh, phụ kiện các loại mỗi năm. Công ty Nissan Việt Nam với chiến lược nhập khẩu các linh, phụ kiện từ công ty mẹ và lắp ráp tại Việt Nam nên nhu cầu về linh, phụ kiện là rất lớn. Tuy nhiên, công ty sẽ tiến hành các hoạt động lắp ráp vào cuối năm 2010 nên số liệu cụ thể chưa được công bố. Nhà máy ô tô Veam Thanh Hóa (Tổng công ty Máy động lực & Máy nông nghiệp) đã chính thức ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ và linh kiện của tập đoàn ô tô Hyundai-Hàn
Quốc và tiến hành lắp ráp ô tô vào tháng 06 năm 2011. Số linh kiện được sử dụng của các doanh nghiệp lắp ráp khác được trình bày trong bảng sau đây:
Bảng 2.3: Số lượng linh kiện được sử dụng của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam năm 2012
STT Tên công ty Sản lượng
(xe/năm)
Số linh kiện ( 1.000 đơn vị )
1 Công ty ô tô Mekong 420 10.500
2 Công ty Liên doanh ô tô Vinastar 2.566 64.150
3 Công ty liên doanh Suzuki Việt Nam 3.289 82.225
4 Công ty ô tô Toyota VN 31.209 780.225
5 Công ty Isuzu Việt Nam 2.497 62.425
6 Công ty liên doanh ô tô Hino VN 2.301 57.525
7 Công ty Hon da Việt Nam (ô tô) 3.415 85.375
8 Công ty liên doanh ô tô Nissan VN - -
9 Công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình 876 21.900
10 Công ty Việt Nam Daewoo 9.800 245.000
11 Công ty Mercedes-Benz Việt Nam 3.099 77.475
12 Công ty Ford Việt Nam 6.686 167.150
13 Tổng công ty cơ khí giao thông Sài Gòn 482 12.050
14 Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam 12.384 309.600
15 Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam 256 6.400
16 Tổng công ty Máy động lực & Máy nông nghiệp (ô tô)-Nhà máy ô tô Veam Thanh Hóa
- -
17 Nhà máy ô tô Xuân Kiên 9.280 23.200
18 Công ty cổ phần ô tô Trường Hải 26.419 660.475
Tổng 115.080 287.700
Nguồn: [13], [21]
Theo bảng trên thì nhu cầu về các sản phẩm hỗ trợ của các công ty lắp ráp ô tô là rất lớn nhưng tỷ lệ nội địa hóa của các công ty này lại rất thấp. Do vậy, hàng năm các công ty lắp ráp ô tô của Việt Nam đã phải nhập khẩu một lượng lớn các linh, phụ kiện từ các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…Cụ thể:
Bảng 2.4. Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của các công ty lắp ráp ô tô tại Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Thái Lan 84 134 316 406 425 Trung Quốc 89 123 339 314 285 Indonexia 45 47 154 85 97 Philippin 24 34 37 49 65 Thị trường khác 135 147 173 572 659 Tổng 605 830 1.560 1.820 1.930 Nguồn: [20]
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, ngoài việc nhập khẩu tại chỗ từ các công ty vệ tinh tại Việt Nam, Toyota Nhật Bản đã phải nhập khẩu các linh, phụ kiện như: cánh cửa, tấm ốp trần xe, mặt táp lô, bình xăng, hệ thống điều khiển từ Indonesia và Thái Lan; động cơ, lốp xe từ Nhật Bản; gáo gương, tay nắm cửa,… từ Thái Lan.
Công ty Honda-Nhật Bản hàng năm cũng phải nhập khẩu máy động cơ từ Nhật Bản; các tấm ốp trần và ghế, mặt taplô, tay nắm cửa, và các đồ nhựa khác từ Thái Lan và Philippin; các chi tiết cánh cửa và thân xe được nhập từ Malaysia và Indonesia, sau đó về Việt Nam hàn lắp ghép.
Công ty Nissan Việt Nam hàng năm phải nhập khẩu các máy động cơ từ Nhật Bản, vỏ xe được nhập từ Philippin, ghế được nhập từ Thái Lan, lốp và một số phụ kiện nhỏ khác được nhập từ Trung Quốc.
Hiện tại, công ty Mishubishi Vinastar có tỉ lệ nội địa chỉ đạt khoảng 3%, do vậy các mặt hàng tấm ốp trần và ghế, mặt táplô, tay nắm cửa, và các đồ nhựa khác được nhập từ Trung Quốc; một số các chi tiết như cánh cửa và thân xe được nhập từ Nhật Bản sau đó về Việt Nam hàn và lắp ghép. Ngoài ra, công ty Mitshubishi Vinastar còn phải nhập khẩu máy móc được Nhật Bản và Indonesia.
Công ty Hino có tỉ lệ nội địa chỉ đạt khoảng 5% bao gồm các mặt hàng cung cấp tại Việt Nam như sơn cho thân xe do nhà cung cấp sơn Nippon Việt Nam cung cấp; bình ác quy đươc cung cấp bởi công ty GS. Còn lại các linh kiện khác hoàn toàn được nhập từ nước ngoài. Ví dụ như: Các tấm ốp trần và ghế, mặt táplô, tay nắm cửa và các đồ nhựa khác được nhập từ Thái Lan. Một số các chi tiết khác như động cơ ô tô, cánh cửa và thân xe được nhập khẩu từ Nhật Bản sau đó về Việt Nam hàn lắp ghép.
Nhìn vào bảng số liệu trên, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của các công ty lắp ráp ô tô tại Việt Nam đã tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam ngày càng lớn. Qua số liệu điều tra cho thấy, nhu cầu về các linh, phụ kiện của các công ty lắp ráp ô tô nói chung đặc biệt nhu cầu của các công ty lắp ráp ô tô Nhật Bản nói riêng là rất lớn. Bởi hiện nay, Nhật Bản đang phải đối diện với nhiều tác nhân ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển CNHT. Các tác nhân đó bao gồm:
Thứ nhất, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng “già hóa” dân số. Theo dự báo, dân số Nhật Bản sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2014 với 128 triệu người, đến năm 2030 giảm xuống còn 115 triệu người và đến năm 2055 giảm xuống còn 90 triệu người. Do vậy, nhân công tại Nhật Bản ngày càng khan hiếm và chi phí cao.
Thứ hai, sự trì trệ của các ngành xuất khẩu do đồng Yên tăng giá liên tục.
Thứ ba, sự sụt giảm năng lực cạnh tranh quốc tế của các thương hiệu Nhật so với một số quốc gia châu Á đang ngày càng phát triển mạnh.
Thứ tư, ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần vùng phía đông Nhật Bản năm 2011 nên Nhật Bản rất mong muốn có nhiều nhà máy sản xuất linh, phụ kiện ô tô ở nước ngoài để tránh rủi ro. Chính vì nhu cầu lớn như vậy nên Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc hội thảo về công nghệ hỗ trợ tại Việt Nam trong đó có hội thảo về CNHT cho ngành ô tô. Các cuộc hội thảo này được giới chuyên môn gọi là cuộc hội thảo ngược. Tức là các nhà lắp ráp ô tô của Nhật Bản đi tìm những nhà cung cấp linh, phụ kiện của Việt Nam.
Hơn nữa, hiện nay nếu các doanh nghiệp lắp ráp chưa quan tâm đến mức độ rời rạc được quy định trong cách tính thuế nhập khẩu linh kiện theo Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN để phân loại, khi tính thuế sẽ phát sinh nhiều vướng mắc. Theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô (VAMA), trong tổng số 18 doanh nghiệp thành viên có 05 doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện chưa đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN là: Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (kính gắn sườn xe, ống xả, ghế), công ty Ford Việt Nam (ghế,
(vành và lốp xe cho một số chủng loại xe), công ty GM Dawoo (ghế). Có 02 doanh nghiệp dự kiến sẽ nhập linh kiện có mức độ rời rạc thấp hơn quy định tại Quyết định số 05/2005/QĐ-BKHCN là công ty Hino motors Việt Nam (cabin), công ty Isuzu Việt Nam (cabin). Do vậy, các doanh nghiệp trên rất mong muốn mua được các sản phẩm CNHT trong nước để tránh những rắc rối liên quan đến việc đóng thuế gây lên.