tại Việt Nam.
Theo như phân tích ở chương II, tham gia vào ngành công nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam có 12 doanh nghiệp nước ngoài nhưng doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật chiếm 75% (9 doanh nghiệp). Điều này có thể thấy vai trò quan trọng của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô Nhật Bản với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Các công ty lắp ráp ô tô của Nhật Bản thường xuyên sử dụng các linh kiện, phụ tùng của các công ty vệ tinh của Nhật Bản. Việc tạo điều kiện thuận lợi để các công ty lắp ráp ô tô của Nhật Bản tại Việt Nam phát triển sẽ thu hút được nhiều công ty cung cấp linh, phụ kiện ô tô của Nhật Bản vào Việt Nam và kích thích CNHT ô tô tại Việt Nam phát triển. Việc thu hút nguồn vốn FDI của Nhật Bản có thể tận dụng được công nghệ và khả năng quản lý tiên tiến của nước này. Sự chuyển giao công nghệ có ba loại: Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp (intra-firm transfer)-là hình thái chuyển giao giữa công ty ô tô đa quốc gia (MNCs) của Nhật Bản với công ty con tại Việt Nam; hình thái thứ hai là chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản và doanh nghiệp ô tô Việt Nam; hình thái thứ ba là chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp (vertical inter-firm transfer) trong đó doanh nghiệp ô tô Nhật Bản chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh sang các doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất sản phẩm trung gian nhằm cung cấp ngược lại cho các doanh nghiệp Nhật Bản, hoặc trường hợp doanh nghiệp Việt Nam dùng sản phẩm của doanh nghiệp ô tô Nhật Bản để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng. Tất cả các trường hợp kể trên, việc công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp ô tô của Nhật Bản sang doanh nghiệp Việt Nam đều rất quan trọng với sự phát triển của CNHT ô tô của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp CNHT ô tô của Nhật Bản nói riêng.
Để thu hút đầu tư của các công ty ô tô Nhật Bản vào thị trường Việt Nam, việc tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và mở, đặc biệt là một khuôn khổ chính
sách ổn định, là điều kiện quan trọng nhất bên cạnh những yêu cầu thông thường như chất lượng lao động cao, cơ sở hạ tầng phải được cải thiện và ưu đãi về thuế. Để nguồn vốn đầu tư FDI của Nhật Bản vào ngành công nghiệp ô tô và CNHT ô tô của Việt Nam hiệu quả, chúng ta cần có sự phân công lao động và kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và Nhật Bản.
Ngoài ra, chúng ta cần khuyến khích các công ty sản xuất CNHT ô tô có vốn FDI của Nhật Bản đầu tư cho năng lực nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Nhà nước có biện pháp khuyến khích thiết lập các tổ chức nghiên cứu và đào tạo giữa các công ty sản xuất CNHT ô tô của Nhật Bản và các trường đại học, cao đẳng nghề. Xây dựng và thực thi các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các công ty sản xuất CNHT ô tô của Nhật Bản nói riêng và các tập đoàn ô tô có công nghệ tiên tiến khác thiết lập cơ sở đào tạo tại Việt Nam.
Trên đây là các giải pháp để phát triển CNHT ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản. Để các giải pháp trên có hiệu quả cần sự góp sức mạnh mẽ của chính phủ, các tổ chức có liên quan, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
* * *
Kết luận chương 3: Luận văn nêu rõ quan điểm, định hướng phát triển ngành CNHT ô tô ở Việt Nam và căn cứ vào các tồn tại cần khắc phục đã nêu ở chương 2, đề xuất với nhà nước 5 giải pháp và các doanh nghiệp 5 giải pháp để phát triển có hiệu quả ngành CNHT ô tô ở nước ta trong giai đoạn tới.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang tích cực hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển ngành công nghiệp ô tô sẽ góp phần tạo nên sự năng động cho nền kinh tế. Song hành với sự phát triển của ngành ô tô Việt Nam thì phát triển CNHT ô tô sẽ giúp các doanh nghiệp lắp ráp tại Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Phát triển CNHT ô tô sẽ tạo nền tảng vững chắc cho một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm của Việt Nam về giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ ô tô vẫn là vấn đề mới mẻ và phức tạp đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cá nhân. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển CNHT ô tô là vấn đề hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Qua việc nghiên cứu CNHT ô tô để đáp ứng nhu cầu của các công ty lắp ráp tại Việt Nam, luận văn rút ra một số kết luận sau:
1. Khái niệm CNHT được hiểu khác nhau giữa các nước, tùy thuộc vào ưu tiên trong chiến lược phát triển của từng quốc gia. Đối với Việt Nam, nên hiểu CNHT là tập hợp các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và linh kiện phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm. Ngành công nghiệp ô tô bao gồm sản phẩm cuối cùng (xe hoàn chính) và các sản phẩm trung gian thượng nguồn (các bộ phận và chi tiết xe). Các bộ phận và chi tiết của xe bao gồm rất nhiều yếu tố như: Ghế, điều hòa, ống xả, giảm sóc, bánh xe, kính, lốp túi khí,…. Nhóm doanh nghiệp sản xuất các bộ phận và các chi tiết này thuộc các ngành CNHT.
2. Lĩnh vực CNHT có những đặc điểm riêng và có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, chúng ta cần thay đổi suy nghĩ cho rằng ngành công nghiệp sản xuất những linh phụ kiện như ốc vít, phanh xe hay chân phanh…. là ngành sản xuất phụ trợ. Bởi một chiếc ô tô không thể hoàn chỉnh nếu không có những con ốc vít hay phanh xe. Từ việc đã có những nhận thức đúng đắn chúng ta mới có sự tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này.
3. Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan không chỉ thành công trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, mà còn là nơi cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng, động cơ, xăm lốp ô tô
lớn nhất trên thế giới và khu vực. Để đạt được những thành công đó, các nước đã có những quyết sách đúng đắn trong chiến lược phát triển công nghệ hỗ trợ ô tô của mình đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, đặt ra tiêu chuẩn cho quy trình sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành CNHT. Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNHT ô tô của Nhât Bản, Trung Quốc và Thái Lan có thể rút ra một số số bài học kinh nghiệm sau: (i) cần đổi mới tư duy về CNHT, (ii) phải có một chiến lược phát triển rõ ràng, có tính khả thi, (iii) cần định vị doanh nghiệp hỗ trợ, (iv) có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài phù hợp, (v) tăng cường liên kết ngành, (vi) hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, (vii) đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển CNHT.
4. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đây là những công ty tiên phong và mở đường cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển.
5. Hiện nay, các công ty lắp ráp ô tô tại Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn như: sức mua của thị trường trong nước hạn hẹp trong khi thị trường nước ngoài phần lớn cung đã vượt cầu, chính sách luôn thay đổi, cơ sở hạ tầng chưa thuận lợi cho việc phát triển của ngành ô tô, nguồn cung cấp sản phẩm hỗ trợ còn hạn hẹp,…Từ những khó khăn đó dẫn đến một số doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, thị phần còn nhỏ, tỷ lệ nội địa hóa chưa được thực hiện đúng như cam kết trong giấy phép đầu tư, chủng loại xe cung cấp cho thị trường Việt Nam nhiều nhưng số lượng mỗi chủng loại lại ít-điều đó khiến các doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế nhờ quy mô...
6. Để phát triển CNHT ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu của các công ty lắp ráp tại Việt Nam, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: (i) Mở rộng dung lượng thị trường (ii) phát triển nguồn nhân lực CNHT ô tô bao gồm đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý, (iii) thu hút FDI để thúc đẩy CNHT ô tô bằng cách tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và mở với chính sách ổn định, (iv) hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc hỗ trợ về vốn và công nghệ tiên tiến, hiện đại cũng như cơ hội được tiếp cận với thông tin thị trường, (v) cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng thông qua việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng theo hướng
tiếp cận với trình độ quốc tế. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các bên có liên quan tới tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm CNHT ô tô.
Với những cố gắng trên, tác giả hy vọng kết quả của luận văn sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển CNHT ô tô ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ đó, góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1 Từ Thúy Anh, Phát triển cụm công nghiệp chuyên ngành: Lý thuyết và thực tiễn thế giới, trong CNHT-Kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2010.
2 Lê Xuân Bá, Kinh tế Việt Nam trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển đến năm 2020, NXB Thống kê, 2010.
3 Bộ Công Thương, CNHT Việt Nam, thực tiễn và chính sách, NXB Lý luận Chính trị, 2007.
4 Bộ Công nghiệp, Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, tháng 7 năm 2007.
5 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với việc phát triển CNHT ô tô của Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Ngoại Thương 2008.
6 Hoàng Văn Châu (tuyển chọn), CNHT-Kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2010.
7 Hoàng Văn Châu, Chính sách phát triển CNHT của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thông tin và Truyền thông, 2010 .
8 Dự thảo quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam 2020, tầm nhìn 2030. 9 Đại học Ngoại thương và Công thương Hà Nội, Phát triển CNHT phục vụ các
doanh nghiệp FDI tại Hà Nội, Kỷ yếu hội thảo, tháng 7/2010.
10 Đại học Ngoại thương, Sở Công thương Hà Nội và Đại học Chuo, Phát triển CNHT tại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo, tháng 8/2010.
11 Fujimoto, Takahiro và Junichiro Shintaku, Phân tích dựa trên kiến trúc của các ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc, Tokyo Keizai Shimposha, 2005.
12 Hayashida Takayuki, Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm từ Nhật Bản,
Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 210, 211, 212, năm 2010, 2012.
13 Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Số liệu bán hàng hàng tháng, 2006-2010.
14 Phạm Trương Hoàng, Phạm vi và đặc điểm của CNHT, được đăng tảitrong CNHT- Kinh nghiệm từ các nước và giải pháp cho Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2010.
15 Nguyễn Hường, Doanh nghiệp làm CNHT còn quá ít, Tạp chí Đời sống và Pháp luật, ngày 19/11/2007
báo Kinh tế Sài Gòn, 27/04/2009.
17 Ichikawa, Kyoshiro, “Xây dựng và Tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam”, Cục Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, 2004.
18 Kennichi Ohno, Hoạch định chính sách công nghiệp ở Thái Lan, Malaisia và Nhật Bản, 2006.
19. Nguyễn Thị Huế, Luận án tiến sỹ “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô của Nhật Bản tại Việt Nam”,
năm 2012.
19 Niên giám thông kê năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, NXB Thông kê 20 Thống kê của Tổng cục Hải Quan 2008 - 2012
21 Thông kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việ Nam năm 2012 22 Vai trò của Chính Phủ trong xây dựng công nghiệp phụ trợ, VDF 2012
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
MỘT SỐ LINH, PHỤ KIỆN Ô TÔ ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
Sản phẩm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Phanh* 1000 Bộ 5308,5 8959,2 4689 254,7 18020,4 Vành bánh xe* 1000 Cái 13056,4 2581,5 519 774,2 113,2 Trục dẫn* 1000 Cái 5675,8 5489 8345,4 5678 5024 Ống xả* 1000 Cái 620,5 218,9 10340,9 15728 122,6 Phụ tùng khác của xe có động cơ* Tấn 77577 507785,6 50081,1 31560,9 51663,6 Nhíp lò xo 1000 Cái - - 7726 8507 6771 Bộ tản nhiệt 1000 Cái 139 676 0,5 8 Composite (đầu, đuôi, sườn ô tô)
Tấn - - 17,7 5,3 -
Phụ tùng ô tô băng Composit
Tấn - - 3,6 - -
Tấm vải bọc túi khí Tấn - - 26,5 72,1 58,9
Vô lăng ô tô Tấn - - 546 1179,5 -
Ghê ô tô Tấn - - 2639 _
Mâm kẹp xe ô tô Tấn - - 282 539 689
Ruột két nước 1000 Cái - - 6,3 -
Phụ lục 2:
CÁC CÔNG TY LẮP RÁP Ô TÔ CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM ST T (1) Tên gọi (2) Số, ngày cấp giấy phép (3) Địa điểm Vốn đầu tư (1) Lao động (2)
Các bên liên doanh
1
(1) Công ty ô tô Mekong (2) 208/GP, 26/6/1991 (3) Huyện Đông Anh, Hà Nội; thành phố HCM
(1) 35.995.000 $ (2) 304 người
-Seilo Machinary Co,..Ltd. (Nhật Bản)-51%
-Sea Young Intl’Inc. Ltd. (Hàn Quốc)-19%
-Nhà máy cơ khí Cổ Loa (Việt Nam)-12% vốn
-Nhà máy Veam (Vietnam)- 18%
2 (1) Công ty Liên doanh ô tô VINASTAR (2) 847/GP, 23/4/1994 ( 3) Bình Dương (1) 53.000.000 $ (2) 231 người -Proton (Malaysia) -Mitsubishi Corp. (Nhật Bản) -Mitshubishi Motor Corp (Nhật Bản)
-Vietrancimex (Việt Nam) góp 25% vốn
3 (1) Công ty liên doanh DAIHATSU Việt Nam (2) 1260/GP, 14/4/1995 (3) Sóc Sơn, Hà Nội
(1) 33.000.000 $ (2) 133 người
-Công ty Transico (Việt Nam) góp 33% vốn bằng quyền sử dụng đất -Daihatsu (Nhật Bản)-26% -PT Astra International, Tbk và PT Mitra Andasantika (Malaysia)-39% -Kanematsu Corp (Nhật Bản)- 2%
SUZUKI Việt Nam (2) 1212/GP, 22/4/1995 (3) Biên Hòa, Đồng Nai
(2) 166 người Bản)
-Nissho Iwai Co.,Ltd (Nhật Bản)
-Vikyo (Việt Nam) góp 30% vốn
5 (1) Công ty ô tô Toyota VN
(2) 1367/GP 5/9/1995 (3) Mê Linh, Vĩnh Phúc
(1) 89.609.490 $ (2) 1300 người
-Toyota Motor Corp-Nhật Bản -Kuo (Asia) Pte.Ltd (Singapore)
-Tổng công ty Máy Động Lực, Máy Nông Nghiệp (Việt Nam) góp 20% vốn
6 (1) Công ty Isuzu Việt Nam (2) 16/GPĐT, 19/10/1995 (3) TP. Hồ Chí Minh (1) 50.000.000 $ (2) 124 người -Isuzu Copr. (Nhật Bản)-35% -Itchu Corp (Nhật Bản)-35% -Samco (Việt Nam)-20% -Govimex (Việt Nam)-10% 7 (1) Công ty liên doanh ô tô
HINO Việt Nam
(2) 1599/GP, 18/6/1996 (3) Thanh Trì, Hà Nội (1) 17.030.000 $ (2) 100 người -Hino Motor Ltd. (Nhật Bản) -Sumitomo Corp, (Nhật Bản) -Nhà máy sửa chữa ô tô số 1 (Việt Nam) góp 33%
8 (1) Công ty liên doanh ô tô NISSAN Việt Nam
(2)188/GP, 30/9/1996 (3) Đà Nẵng
(1) 10.000.000 $ (2) 15 người
-Nissan Nhật Bản (26%) -Kjaer Group A/S Đan Mạch (74%), từ tháng 11 năm 2010 chuyển nhượng lại cho tập đoàn Tan Chong Holding Berhad -Malaysia
9 (1) Công ty Hon da Việt Nam
(2) Số 1521/GP 22/3/1996: Sản xuất lắp ráp xe máy, nhận Giấy phép đầu tư
(1) 56.000.000$ (2) 200 người
-Công ty Honda Motor Nhật Bản ( 42%)
-Công ty Asian Honda Motor Thái Lan (28%)
bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô ngày 15 tháng 3 năm 2005
(3) Vĩnh Phúc
Nam (30%)