Quan điểm và định hướng phát triển CNHT ôtô Việt Nam đến 2020

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 78 - 82)

3.1.2.1. Quan điểm phát triển CNHT ô tô tại Việt Nam đến năm 2020

Có thể thấy CNHT ô tô có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng một chính sách toàn diện để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của CNHT ô tô. Việt Nam phải hoàn thành quá trình phát triển CNHT ô tô thông qua việc tham gia tích cực vào mạng lưới sản xuất khu vực và trở thành một mắt xích chủ chốt trong mạng lưới đó. Việt Nam không nên đề ra mục tiêu tự sản xuất và cấu trúc công nghiệp theo chiều dọc vì không một nước nào có thể thực hiện được quá trình sản xuất một mình. Cũng như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khả năng cạnh tranh là vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia. Khả năng cạnh tranh nên đạt được bằng cách củng cố một số lượng nhỏ các quá trình sản xuất trong nước có lợi thế so sánh. Việt Nam cần nghiên cứu những sản phẩm hỗ trợ mà mình có lợi thế, và có khả năng sản xuất để tập trung phát triển. Xác định một số mặt hàng mà dung lượng thị trường trong nước không đủ nhưng có tiềm năng xuất khẩu. Đối với các công ty sản xuất ô tô ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại, việc cạnh tranh trực tiếp với các công ty đa quốc

thâm nhập vào hệ thống các công ty đa quốc gia đó. Căn cứ vào nhu cầu và thực tế đất nước, Việt Nam xác định phát triển CNHT ô tô có chọn lọc dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của mình và phân công lao động quốc tế với những công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, ban đầu gắn với mục tiêu nội địa hóa, sau đó phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế của các công ty tập đoàn đa quốc gia.

Trong bối cảnh mới, khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn chiến lược 10 năm để hoàn thành mục tiêu trở thành một nước công nghiệp thì cần phải có những quan điểm và định hướng cụ thể cùng với những chính sách mới mang tính đột phá để phát triển CNHT nói chung và CNHT ô tô nói riêng. Cụ thể là:

(1) Phát triển công nghiệp hổ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020

Công nghiệp hỗ trợ không chỉ đơn thuần là việc cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu cho công nghiệp chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Sự phát triển của CNHT sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng trên tổng giá trị (VA/VO) và giảm tỷ suất đầu tư (ICOR). Kinh nghiệm của tất cả các nước đã khẳng định, nếu không phát triển CNHT thì nền kinh tế chỉ mang tính chất gia công không vượt khỏi “bẫy thu nhập thấp”. Từ kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy sự phát triển CNHT là một trong những tiên đề quan trọng để trở thành một nước công nghiệp phát triển [4].

(2) Phát triển CNHT ô tô cần đảm bảo tuân theo định hướng thị trường

Trong bối cảnh tự do hóa thương mại, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định của WTO và các thể chế quốc tế khác. Để phát triển CNHT ô tô thì những chính sách hỗ trợ phát triển CNHT là cần thiết. Tuy nhiên, những chính sách hỗ trợ này không được bóp méo tín hiệu thị trường, không được trái với các quy định quốc tế và cam kết của Việt Nam. Sự phát triển của CNHT ô tô cần tuân theo quy luật thị trường. Những hỗ trợ của Nhà nước chỉ là điều kiện cần, tạo điều kiện ban đầu còn chính những nỗ lực của các doanh nghiệp sẽ là điều kiện đủ cho sự phát triển của CNHT ô tô của Việt Nam [4].

(3) Phát triển CNHT ô tô cần dựa trên nguyên tắc phân công lao động quốc tế, khai thác lợi thế của quốc gia hướng đến mục tiêu xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Các lý thuyết kinh tế và thực tiễn phát triển của các quốc gia đều khẳng định rằng không có bất kỳ quốc gia nào có thể sản xuất được mọi thứ mà cần lựa chọn những lĩnh vực mình có lợi thế để tập trung, chuyên môn hóa. Đối với CNHT ô tô, Việt Nam cũng không thể tham gia mọi lĩnh vực, sản xuất mọi loại linh kiện. Chúng ta cũng cần sẵn sàng nhập khẩu những loại linh kiện mà Việt Nam không có lợi thế ví dụ các chíp điện tử, bộ điều khiển điện tử,…. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu khi sản xuất các sản phẩm như vành xe, lốp xe, gương, khung xe, ăc quy, thân xe ….đó là những sản phẩm mà chúng ta có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ và công nghệ sản xuất phù hợp với nền công nghiệp của Việt Nam.

Như vậy, phát triển công nghệ hỗ trợ ô tô không phải là việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, cung cấp các đầu vào cho ngành công nghiệp ô tô trong nước mà là lựa chọn và sản xuất những sản phẩm hỗ trợ phù hợp với khả năng của Việt Nam. Để khai thác tính kinh tế theo quy mô, trên cơ sở lựa chọn các thế mạnh của mình, CNHT ô tô của Việt Nam cũng cần hướng đến việc xuất khẩu các sản phẩm CNHT cho các công ty nước ngoài [4].

(4) Phát triển CNHT ô tô cần thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là của các tập đoàn đa quốc gia

CNHT ô tô có mối quan hệ chặt chẽ với ngành công nghiệp ô tô cả về công nghệ và thị trường. Do đó, để phát triển CNHT ô tô cần chú ý đến việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Kèm theo vốn đầu tư, các tập đoàn đa quốc gia có thể chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm công nghiệp hỗ ô tô của Việt Nam.

Để khuyến khích sự phát triển của CNHT ô tô, Nhà nước cần xây dựng cơ chế độc lập về CNHT và có những chính sách ưu tiên phát triển CNHT. Những chính sách phát triển của Nhà nước sẽ không phải là cung cấp vốn, tín dụng hay đầu tư công nghệ cho doanh nghiệp mà cần hướng đến việc thu hút và khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước. Sự phát triển CNHT ô tô đòi hỏi sự kết hợp giữa Nhà nước và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong đó, vai trò quan trọng nhất của Nhà nước là tạo ra một cơ chế thông thoáng, thuận lợi để thu hút vốn, công nghệ của các doanh nghiệp vào phát triển CNHT.

(6) Chính sách phát triển CNHT ô tô cần xác định rõ ưu tiên trong từng giai đoạn, có trọng tâm, trọng điểm

Việc lựa chọn các sản phẩm CNHT ô tô cần đảm bảo tính phân kỳ trong quá trình phát triển. Ở mỗi giai đoạn, căn cứ vào thực trạng và mục tiêu phát triển, cần tập trung vào những sản phẩm và CNHT phù hợp. Trong giai đoạn đầu, cần chú ý đến những sản phẩm đơn giản, công nghệ trung bình; trong giai đoạn tiếp theo, tiến tới những sản phẩm phức tạp và công nghệ hiện đại hơn.

Việc lựa chọn các sản phẩm CNHT ô tô cần xác định rõ trọng tâm trọng điểm từng thời kỳ. Chính sách phát triển CNHT ô tô cũng cần xác định ưu tiên đầu tư phát triển một loại linh kiện, phụ tùng đầu vào trên cơ sở lợi thế của quốc gia. Các thành phần kinh tế trong nước tập trung sản xuất linh phụ kiện cho lắp ráp các loại xe tải (trong đó có xe vận tải quân sự) và xe vận chuyển hành khách nhiều chỗ ngồi do công nghệ chế tạo linh kiện, phụ tùng và khả năng lắp lẫn ít phức tạp. Thu hút đầu tư của các đối tác chiến lược nước ngoài để phát triển hệ thống sản xuất hỗ trợ cho việc lắp ráp các loại xe du lịch.

(7) Phát triển CNHT ô tô cần tranh thủ sự hỗ trợ của nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản

Khi tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, bên cạnh việc tận dụng các nguồn lực của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn nước ngoài, cần chú ý đến sự hỗ trợ của chính phủ nước ngoài. Hiện nay, chính phủ và doanh nghiệp các nước đang rất quan tâm đến vấn đề phát triển CNHT ô tô của Việt Nam. Mặc dù có ưu

thế về công nghệ hiện đại và độc đáo, vốn và kinh nghiệm nhưng Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với vấn đề dân số già. Do đó, với lợi thế về lực lượng lao động, Việt Nam sẽ là một đối tác chiến lược của Nhật Bản trong hợp tác phát triển CNHT nói chung và CNHT ô tô nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển CNHT trong ngành ô tô tại việt nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w