CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
1.6 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trên thế giới và bài học cho Việt
1.6.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở các ngân hàng của Việt Nam
Nam
Hiện nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã kéo theo sự phát triển các ứng dụng công nghệ và số lượng người sử dụng gia tăng nhanh chóng. Theo Vietnamnet, số lượng người sử dụng internet tại Việt Nam là 41 triệu người bao gồm cả người sử dụng kết nối qua mạng di động. Tài khoản mạng xã hội có 30 triệu ‘số liệu tính trên các tài khoản đang hoạt động’. Thuê bao di động là 128,3 triệu ‘số liệu chỉ tính trên các th bao trả trước, khơng phải tất cả các thuê bao’. Mạng xã hội trên di động là 26 triệu ‘số liệu tính trên các tài khoản đang hoạt động’.Về tỷ lệ số người sử dụng thiết bị internet: (1) Laptop và máy tính để bàn lượng truy cập web 67% và thời gian sử dụng internet mỗi ngày 5h10 phút. (2) Truy cập trên điện thoại di động: lượng truy cập web chiếm 29% tăng 50% so với năm trước, trong đó thời gian sử dụng internet mỗi ngày là 2h41 phút. (3) Máy tính bảng: lượng truy cập web chiếm 4% tăng 4% so với năm trước.
Sự cạnh tranh về dịch vụ NHĐT giữa các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng online như xem tỉ giá, lãi suất, số dư tài khoản, liệt kê các giao dịch phát sinh, thanh toán chuyển khoản… được các ngân hàng giới thiệu rầm rộ. Những dịch vụ NHĐT thơng qua tiện ích của Internet banking, mobile banking, home banking với các cam kết An ninh, bảo mật và tiện lợi được các ngân hàng xem như là lợi thế cạnh tranh của mình.
Ở Việt Nam hiện nay, NHĐT chỉ phát triển mạnh ở Ngân hàng ACB và Vietcombank, Đơng Á, Techcombank cịn một số Ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển là Sacombank, BIDV, SCB, chủ yếu các Ngân hàng vẫn phát triển theo kiểu giao dịch truyền thống. Sau đây là bảng so sánh giữa các sản phẩm của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu so với các Ngân hàng mạnh về E-banking.