:Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của MB từ 2011-2015

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 50)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chi tiêu Kết quả 2011 Kết quả 2012 Kết quả 2013 Kết quả2014 Mục tiêu 2015

1 Tổng tài sản 138.831 175.610 180.381 200.489 Tăng 8-10% 2 Vốn điều lệ 7.300 10.000 11.256 11.594 16.000 3 Huy động vốn từ dân cư vàTCKT (riêng ngân hàng) 120.954 152.358 159.690 167.941 Tăng ˜ 8% 4 Dư nợ cho vay (riêng ngân

hàng) 59.045 74.479 87.743 100.571

Tăng 13- 15% 5 Tỷ lệ nợ xấu 1,59% 1,84% 2,45% 2,73% Dưới 3% 6 Lợi nhuận trước thuế 2.625 3.090 3.022 3.174 ˜ 3.250

Trong đó, riêng ngân hàng 3.003 3.150 Tỷ lệ chia cổ tức Khoảng

˜10%

Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo MB năm 2011-2014.

Năm 2015, MB dự kiến tăng trưởng tài sản từ 8-10%; huy động vốn dân cư, tổ chức kinh tế tăng trưởng khoảng 8%; Dư nợ cho vay 13-15%; lợi nhuận trước thuế khoảng 3,250 tỷ đồng (riêng ngân hàng là 3,150 tỷ đồng) và cổ tức 10%. Vốn điều lệ tăng từ 11.594 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (năm 2014 là 2,73%).

Đvt: Tỷ đồng

Hình 2.2: Tổng tài sản của MB năm 2011-2014

Năm 2013, tổng huy động vốn (thị trường 1 và thị trường 2) đạt 159.690 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012, trong đó huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư (riêng ngân hàng) đạt 136.654 tỷ, tăng 16% so với năm 2012, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2013. Chú trọng huy động vốn bền vững từ dân cư, tích cực triển khai các sản phẩm mới gia tăng tiện ích cho khách hàng “tiết kiệm tích lũy thơng minh”, “tiết kiệm cho con”, “tiết kiệm số”…

Quan hệ chặt chẽ các khách hàng truyền thống, khách hàng quân đội, phục vụ lực lượng vũ trang. Xây dựng sản phẩm chuyên biệt cho đối tượng quân nhân, cán bộ nhân viên Quốc phòng với nhiều sản phẩm đa dạng như: Tiết kiệm Quân nhân, cho vay Quân nhân… Tổ chức thành cơng các chương trình tri ân khách hàng, chương trình Hội thảo Khách hàng Quân đội tại khu vực miền trung, khu vực miền nam…

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Năm 2013, tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả, lấy chất lượng tín dụng quyết định tăng trưởng. Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 90.217 tỷ, tăng 18% so với năm 2012.

Năm 2014, phát triển tín dụng theo hướng tăng trưởng bền vững, chú trọng chất lượng, dịch chuyển mạnh theo hướng bán lẻ. Dư nợ cho vay đạt 100,569 tỷ, tăng 15% so với 2013. Trong đó, dư nợ cho vay riêng ngân hàng đạt 100.571 tỷ, tăng 14% so với 2013, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình qn ngành (˜13%). - Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân,

khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), duy trì hợp lý nhóm khách hàng, chú trọng khách hàng doanh nghiệp lớn tầm trung (CIB Midcorp).

- Phát triển tín dụng theo định hướng của Ngân hàng nhà nước ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao (Đồng hành cùng doanh nghiệp lúa gạo; Gói tín dụng ưu đãi cho khách hàng Midcorp, Chung sức cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ, VND lãi suất linh hoạt, Sản phẩm Cho vay VND Lãi suất ưu đãi)…

đạt 2,45% (luôn nhỏ hơn 2,5%). Triển khai quyết liệt nhiều giải pháp quản lý, cơ cấu, thu hồi nợ, bám sát mục tiêu xử lý nợ xấu trong năm.

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ

Năm 2011, hoạt động dịch vụ có nhiều bước tiến với việc cho ra mắt rất nhiều sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như: phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử eMB, BankPlus, eCom; sản phẩm tài khoản MB VIP… Đặc biệt, đã khai trương và cung cấp cho khách hàng sản phẩm tư vấn tài sản (MB Private) với dịch vụ tài chính cao cấp…

- Bảo lãnh: số dư bảo lãnh 31/12 đạt 13.059 tỷ, tăng so với đầu năm 2.893 tỷ tương đương 28,4%.

- Thanh toán quốc tế của MB đạt kết quả khả quan: doanh số TTQT cả năm đạt 5,96 tỷ USD, chiếm 2.7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước và tăng 9% so với 2010.

- Thẻ: tổ chức phát hành chính thức thẻ Visa vào đầu năm 2011. Tổng số thẻ phát triển mới trong năm đạt 151.468 thẻ (trong đó VISA: 5.618 thẻ), lũy kế đến 31/12/2011 là: 534.719 thẻ, hoàn thành 116% kế hoạch năm.

- Kiều hối: doanh số cả năm đạt 220 triệu USD, hoàn thành 146% kế hoạch năm, tăng 176% so với 2010.

Năm 2012, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thông qua việc phát triển nhiều sản phẩm liên kết, ứng dụng công nghệ như: triển khai Bankplus cho chuỗi Vinamilk và đối tượng Smart Sim, tiết kiện số trên eMB, dịch vụ chuyển tiền online hợp tác với Viettel, sản phẩm tài khoản số đẹp…

- Doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.240 triệu USD, tăng 5% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch.

- Doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.240 triệu USD, tăng 5% so với năm 2011, đạt 105% kế hoạch.

- Doanh số kiều hối đạt 385 triệu USD, tăng 75% so với năm 2011, hoàn thành 110% kế hoạch.

- Thẻ số phát triển mới đạt 145.345 thẻ, lũy kế cuối kỳ đạt 680.064 thẻ, hoàn thành 83% kế hoạch. Phát triển mới 512 POS, lũy kế đạt 1.106 POS, hoàn thành 150% kế hoạch. Phát triển mới 61ATM, lũy kế cuối kỳ đạt 388 ATM, hoàn thành 61% kế hoạch. Tổng thu thuần dịch vụ đạt 733 tỷ đồng, tăng 14% so với 2011, chiếm tỷ trọng 9,38% trong tổng thu nhập hoạt động.

Năm 2013, tổng thu thuần dịch vụ đạt 739 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng thu nhập hoạt động:

- Các hoạt động đạt kết quả tốt. Số dư bảo lãnh đạt 19.082 tỷ đồng. Doanh số Thanh toán quốc tế khoảng 7,35 tỷ USD, tăng 18% so với 2012. Doanh số kiều hối đạt 885 triệu USD, tăng 130% so với năm 2012 (đứng Top đầu các ngân hàng thương mại cổ phần).

- Hoạt động ngân hàng điện tử và thẻ đều tăng trưởng tốt (thẻ ATM tăng khoảng 65%, Bankplus tăng 153%, eMB tăng 36%).

Năm 2014, Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 950 tỷ, tăng trưởng 29% so với 2013. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu của ngân hàng đạt kết quả tích cực: i) Số dư bảo lãnh đến 31/12/2014 đạt 27.913 tỷ tăng 47% so với cùng kỳ; ii) Doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.540 triệu USD, tăng 2% so với 2013; iii) Hoạt động thẻ, ngân hàng điện tử: Bankplus đạt 1.823.786 user (tăng 46%), eMB đạt 81.722 user (tăng 21%). Thẻ lũy kế đạt 1.622.539 thẻ ATM (tăng 45%)…

Năm 2012, MB có tổng tài sản đạt trên 175 nghìn tỷ đồng với Vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, các chỉ tiêu tăng trưởng về huy động và dư nợ cao gấp nhiều lần mức trung bình của ngành, lợi nhuận tăng trưởng 18%, đạt 3.090 tỷ đồng và đứng đầu trong nhóm NHTM cổ phần.

Năm 2013, MB có lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 3.022 tỷ, trong đó riêng ngân hàng đạt 2.940 tỷ. Các chỉ số hiệu suất sinh lời ROA đạt 1,28%, ROE đạt 16,31%, EPS đạt 2.145 đồng/cổ phiếu.

Năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp MB giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP về lợi nhuận và các chỉ tiêu chất lượng (ROA, ROE). Các chỉ số hiệu suất sinh lời ROA đạt 1,31%, ROE đạt 15,8%, EPS đạt 2.136 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB các năm từ 2011-2014

Lợi nhuận trước thuế của MB

3.2 3 2.8 2.6 2.4 2.2

Lợi nhuận trước thuế của MB

2011 2012 2013 2014

an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 10,07%. Lãi trước thuế MB group đạt 3.174 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận riêng ngân hàng đạt 3.003 tỷ đồng, đứng đầu các ngân hàng TMCP.

Bảng 2.4: Một số chỉ số tài chính giai đoạn 2011-2014 Đvt: Tỷ đồng

Năm Năm Năm Năm

Các chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 2.625 3.090 3.022 3.100 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1.915 2.320 2.286 2.503

ROE % 20,67% 20,62% 16,31% 15,8%

ROA % 1,54% 1,48% 1,28% 1,31%

Điểm giao dịch Số điểm 176 182 209 224

Số cán bộ nhân viên (ngân hàng và công ty

con) Người 5.098 5.806 6.128 6.939

EPS Đồng/cổphiếu 2.913 2.457 2.145 2.136

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Vốn CSH bình quân (%) ROA: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân (%)

Nhìn chung, qua 4 năm từ 2011 đến 2014, các chỉ tiêu ROA và ROE tiếp tục nằm trong tốp dẫn đầu NHTM tại Việt Nam.

Hình 2.3: Lợi nhuận trước thuế của MB từ năm 2011-2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB các năm từ 2011-2014

Năm 2014, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB đạt 3.174 tỷ đồng, vượt 2,38% kế hoạch. Tổng tài sản đạt 200.489 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động vốn tăng 23%. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở

mức 2,73% - thấp hơn so với trần 3,5% được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông 2014.

Như vậy, năm 2014, MB đã nỗ lực hoàn thành cơ bản cam kết đã đưa ra trong Đại hội cổ đơng 2014, trong đó đã hồn thành cơ bản mục tiêu kinh doanh, hồn thiện về thể chế, tổ chức, kinh doanh an toàn, bảo toàn và phát triển vốn, chia cổ tức cho các cổ đông như kế hoạch đã đề ra.

Trong năm 2014, một số nội dung công việc đã được Đại hội đồng cổ đông quyết định nhưng chưa đạt được tiến độ đề ra do vướng những vấn đề về pháp lý như việc triển khai các thủ tục tăng vốn điều lệ cho cổ đơng chiến lược trong và ngồi nước, đưa MIC trở thành công ty con của MB. Việc triển khai Đề án kênh liên kết với Viettel và các sáng kiến chiến lược trọng yếu cần đẩy mạnh hơn nữa. Hội đồng Quản trị MB cam kết sẽ chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ các vấn đề trên trong năm 2015 và mong nhận được sự ủng hộ của các cơ quan quản lý, các Quý vị cổ đơng để hồn thành các mục tiêu này.

Mục tiêu trong năm 2015 của MB là hoàn thành chỉ tiêu chiến lược 5 năm từ 2011-2015 đảm bảo nằm trong top 5 trong hệ thống ngân hàng thương mại. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.250 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ 3.150 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 10%, tương đương năm 2014. Đồng thời phát triển thêm 3 triệu khách hàng mới trên nền tảng mối quan hệ hợp tác với cổ đông chiến lược Viettel để cùng phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại.

Bảng 2.5. Khả năng thanh khoản của MB

STT Chỉ tiêu (của riêng ngân hàng) 2011 2012 2013 2014

1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 9,59% 11,15% 11,00% 10,7% 2 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụngđể cho vay trung và dài hạn 15,80% 10,90% 12,80% 19,03%

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB năm 2011-2014

Năm 2013, MB tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 11%. Tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung, dài hạn là

12,8%. Thanh khoản ngân hàng được duy trì tốt. Nợ xấu kiểm soát chặt chẽ (<2,5%).

Năm 2014, MB cũng là ngân hàng tuân thủ tốt các quy định của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn đạt 10,07% và tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để vay trung, dài hạn chỉ ở mức 19,03%.

2.2 Tổng quan dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội

2.2.1Cơ sở pháp lý điều chỉnh về dịch vụ Ngân hàng điện tử

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 3 năm 2006. Luật giao dịch điện tử ra đời tạo ra hành lang pháp lý cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Các giao dịch điện tử trong đó có các dịch vụ NHĐT được triển khai ứng dụng.

Ngày 09 tháng 06 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định số 57/2006/NĐ- CP về thương mại điện tử để hướng dẫn sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động liên quan đến thương mại. Trong nghị định quy định các chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chứng từ truyền thống trong mọi hoạt động thương mại, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia. Nghị định cũng là căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Vì vậy, Nghị định này được xem là một bước tiến lớn trong việc tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử và khuyến khích thương mại điện tử phát triển.

Nghị định 26/2007/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định quy định về chữ ký số và các nội dung liên quan đến việc sử dụng chữ ký số bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là cơ sở để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh, an toàn và sự tin tưởng của các giao dịch điện tử.

Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.

Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2007 nhằm dẫn giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Nghị định tập trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động ngân hàng cụ thể và đảm bảo những điều kiện cần thiết về môi trường pháp lý để các dịch vụ NHĐT phát triển một cách an toàn hiệu quả.

Quyết định số 04/2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2006 về việc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng. Quyết định đưa ra nhằm hạn chế rủi ro trong các giao dịch NHĐT.

Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT. Điều này là cơ sở để các ngân hàng xây dựng cho mình một quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT.

2.2.2 Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội

2.2.2.1 Giới thiệu về ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Quân Đội (eMB)

Trong vòng 5 năm trở lại đây, dịch vụ NHĐT tại Việt Nam trở nên thân thuộc với các khách hàng trong nước. Sự dấn thân của cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính khơi nguồn cho những yêu cầu ngày càng cao của các khách hàng trẻ, để tiết kiệm những chi phí về khơng gian và thời gian trong giao dịch hàng ngày. Ngày càng nhiều các ngân hàng chuyển hướng đầu tư cho các dịch vụ NHĐT để có thể song hành lâu dài hơn với khách hàng. Vì vậy, việc lựa chọn ra đâu là dịch vụ NHĐT lý tưởng đối với các khách hàng không hề đơn giản.

MB đã cho ra mắt dịch vụ NHĐT gọi là eMB từ cuối năm 2009, với nhiều ứng dụng mới được khai thác trên nền tảng của hệ thống công nghệ trên. Tiên phong tại Việt Nam trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ngân hàng trên nền tảng viễn thông, trong thời gian qua, MB và Viettel đã và đang mang lại nhiều giải pháp giao dịch tài chính tối ưu cho khách hàng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ

có hàm lượng cơng nghệ cao đã được hai bên phối hợp triển khai như gói Bank Plus với 3 dịch vụ chính là tài khoản Bankplus, thẻ Bankplus và Mobile Bankplus. Dưới đây là 10 tiện ích mà dịch vụ eMB dành cho các khách hàng:

- Chỉ cần vài thao tác đơn giản với chiếc máy tính được nối mạng internet, eMB cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 50)