CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tạ
2.3.2.5 Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết
Kết quả mơ hình hồi quy cho thấy phát triển dịch vụ NHĐT chịu tác động của 6 nhân tố: sự tin tưởng (TT), phí dịch vụ (LP), bảo mật (BM), an ninh (AN), hữu dụng cảm nhận (HD), dễ sử dụng cảm nhận (DD). Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5,H6 được chấp nhận.
Bảng 2.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết.Giả Giả
Thuyết Tên giả thuyết Sig VIF Kết quả
H1 An ninh có quan hệ thuận chiều với sự phát triển
dịch vụ NHĐT tại MB 0.005 1.544
Chấp nhận
H2 Bảo mật có quan hệ thuận chiều với sự phát triển
dịch vụ NHĐT tại MB 0.030 1.484
Chấp nhận
H3 Sự tin tưởng có quan hệ thuận chiều với sự phát triển dịch vụ NHĐT tại MB 0.000 1.222 Chấp nhận
H4 Chi phí có quan hệ nghịch chiều với sự phát triển dịch vụ NHĐT tại MB 0.012 1.248 Chấp nhận
H5 Dễ sử dụng cảm nhận có quan hệ thuận chiều với
sự phát triển dịch vụ NHĐT tại MB 0.000 1.749
Chấp nhận
H6 Hữu dụng cảm nhận có quan hệ thuận chiều với sự
phát triển dịch vụ NHĐT tại MB 0.009 1.410
Chấp nhận
Nguồn: Tác giả
Dựa trên cơ sở lý thuyết về NHĐT, dịch vụ NHĐT, phát triển NHĐT và nghiên cứu của Shorabi và cộng sự (2013) và nghiên cứu của Grandon và Pearson (2004), sáu nhân tố và các biến quan sát của mỗi nhân tố được xây dựng sơ bộ để đo lường mức độ ảnh hưởng đến triển dịch vụ NHĐT (trình bày tại chương 1).
Trải qua thảo luận tay đôi với 10 người hiện đã sử dụng dịch vụ NHĐT tại MB trên địa bàn TP.HCM và khảo sát thử 6 người có tài khoản tại MB, thang đo đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT được xác định chính thức cho nghiên cứu định lượng.
Kết quả nghiên cứu định tính, có 29 biến quan sát thuộc sáu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT và 4 biến quan sát đo lường phát triển dịch vụ NHĐT tại MB. Trong đó, nhân tố an ninh gồm 5 biến quan sát, nhân tố bảo mật gồm 4 biến quan sát, nhân tố sự tin tưởng gồm 7 biến quan sát, nhân tố phí dịch vụ gồm 6 biến quan sát, nhân tố dễ sử dụng cảm nhận gồm 4 biến quan sát, nhân tố hữu dụng cảm nhận gồm 3 biến quan sát và nhân tố phát triển dịch vụ NHĐT gồm 4 biến quan sát.
Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, 29 biến thuộc sáu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT và 4 biến quan sát đo lường thang đo phát triển dịch vụ NHĐT đều có hệ số tương quan biến tổng lớn
hơn 0.3 và các thang đo lường đều đạt tiêu chuẩn cho phép (hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ≥ 0.6). Tổng cộng có 29 biến thuộc sáu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút trích được 6 nhân tố với 23 biến quan sát và 4 biến đo lường phát triển dịch vụ NHĐT sau khi phân tích nhân tố khám phá vẫn giữ nguyên.
Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy cả 6 nhân tố đều có ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHĐT tại MB. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển dịch vụ NHĐT dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là dễ sử dụng cảm nhận (DD) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.297; tiếp đến lần lượt là nhân tố sự tin tưởng (TT) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.246; nhân tố an ninh (AN) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.166; hữu dụng cảm nhận với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.147; phí dịch vụ với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.133; bảo mật (BM) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.125.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của MB, các sản phẩm dịch vụ và dịch vụ NHĐT mà MB cung cấp, kết quả hoạt động kinh doanh của MB và so sánh dịch vụ NHĐT mà MB cung cấp với các ngân hàng khác.
Qua kết quả nghiên cứu định lượng đã xác định cả 6 nhân tố bao gồm: An ninh, Bảo mật, Sự tin tưởng, Chi phí, Dễ sử dụng cảm nhận và Hữu dụng cảm nhận đều có tác động đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp và sẽ được trình bày chi tiết trong chương 3 tiếp theo đây.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NHĐT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Chương 3 sẽ trình bày định hướng phát triển chung của ngân hàng và dựa trên kết quả nghiên cứu và định hướng của MB để đưa ra các giải pháp và kiến nghị. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHĐT của ngân hàng TMCP Quân đội trong thời gian hiện nay đã được nêu rất cụ thể rõ ràng. Cuối cùng nghiên cứu đưa ra một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.