CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MARKETING
1.2 Tầm quan trọng của chiến lƣợc marketing – mix trong hoạt động sản xuất
1.2.1 Khái niệm về Chiến lƣợc Marketing
Chiến lƣợc marketing là một chiến lƣợc cấp chức năng của doanh nghiệp. Để
đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt đƣợc trên thị trƣờng về sản
phẩm và thị trƣờng, doanh nghiệp bằng lý luận và nghiên cứu trong marketing nhằm mục đích đề ra chiến lƣợc marketing cho phƣơng hƣớng phát triển của mình. Chiến
lƣợc marketing kỳ vọng dến những yếu tố chuyên biệt liên quan đến mục tiêu, thị trƣờng, hệ thống marketing – mix và ngân sách cho marketing.
Chiến lƣợc marketing giải quyết các vấn đề nhƣ sản phẩm đƣợc định vị nhƣ thế
nào, khách hàng của công ty đang muốn nhắm đến là ai, thị trƣờng mà công ty
muốn xúc tiến và cạnh tranh là gì. Có 3 căn cứ cơ bản đƣợc gọi là tam giác chiến lƣợc marketing nhƣ sau: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào tiềm lực của doanh
nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh.
- Căn cứ vào khách hàng: Sự thay đổi của thị trƣờng từng ngày, với những
biến động về yếu tố xu hƣớng thì nhu cầu của ngƣời tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ
ngày càng bị phân hóa. Doanh nghiệp cần phải hiểu thấu khách hàng của mình đang
mong muốn những gì để có thể đạt đƣợc các phân đoạn khác nhau trên thị trƣờng. Khách hàng chính là nhân tố cơ sở, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và triển khai nên mọi chiến lƣợc ở bất cứ doanh nghiệp nào.
- Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trƣờng, sự
cạnh tranh của các doanh nghiệp vô cùng khốc liệt và luôn là yếu tố đƣợc quan tâm
chú ý, một doanh nghiệp vững mạnh phải có trong mình một tiềm lực cạnh tranh
mạnh mẽ. Điều đó địi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc khai thác cho mình những thế mạnh hiện có và xây dựng một chiến lƣợc marketing đúng đắn.
- Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: Doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình để phân tích đối thủ cạnh tranh, làm cơ sở để xây dựng chiến lƣợc marketing và so sánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ để tìm ra lợi thế cho riêng mình.