Do đặc điểm của ngành xây dựng có liên quan rất nhiều đến các củ thể khác nhau tham gia vào quá trình thi công, nên có rất nhiều các nguyên nhân, nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quản lý thi công công trình.
Tuy nhiên, có thể đưa ra một vài nguyên nhân sau đây:
- Do điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình nơi công trình thi công làm cho việc thiết kế, tổ chức thi công công trình bị ảnh hưởng và giãn đoạn. Như công trình đường Ban Công Tân Lập Bá Thước Thanh Hoá, do thời tiết mưa quá nhiều làm cho công trình bị giãn đoạn 5 tháng không thể thi công được vì mưa nhiều, lũ quét làm hỏng 2 tràn trên đường khi đã thi công xong. Đồng thời làm cản trở việc vận chuyển nguyên vật liệu vào thi công do địa hình thi công hiểm trở trên sường nùi và chỉ có một con đường độc đạo....
- Môi trường xã hội địa phương nơi công trình đi qua: địa phương có người dân, cán bộ địa phương có trình độ, hệ thống giao thông phát triển và ý thức người dân nhận thức về lợi ích lớn lao và giao thông, thuỷ lợi mang lại cho họ thì việc tổ chức thi công ở địa phương đó rất thuận tiện. Ngược lại, chính quyền địa phương, nhân dân không ủng hộ có những hành động cản trở hay ăn trộm vật tư, vật liệu và cản trở giao thông đi lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức thi cộng. Mặt khác đối với lao động địa phương mà dồi dào và trình độ lao động nghề xây, thợ nề cao ở địa phương đó thì không ảnh hưởng nhiều về công tác thuê khoán nhân công và phụ thuộc vào thời vụ
- Thị trường nguyên vật liệu, nhân công, chi phí máy biến động làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thi công. Giá vật tư như sắt, thép, cát, đá, sỏi đột ngột tăng giá, chủ hàng kìm hàng không xuất vật tư như trong hợp đồng đã ký và tạo ra sự khan hiếm. Hoặc thị trường lao động biến động khi nhà nước có chính sách điều chỉnh tiền lương cũng làm cho công tác quản lý thi công gặp khó khăn. Thị trường máy móc thiết bị thi công hiện đại không đáp ứng được nhu cầu thực tế của công trình thi mà nhà nước cấm nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng.
- Mặt khác do cơ chế quản lý của Nhà nước không được đồng bộ, chồng chéo giữa các ban ngành. Sự khác biệt văn hoá, cơ chế chính sách của mỗi địa phương cũng có nét riêng biệt làm ảnh hưởng đến việc thanh toán, quyết toán công trình. Công tác triển khai dự án còn nhiều vướng mắc đặc biệt là giải phóng mặt bằng, đến khi Nhà thầu thi công thì bị vướng mắc mà Nhà thầu muồn thi công nhanh và thu hồi vốn nhanh thì phải tự tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thi công và tài chính của DN.
CHƯƠNG 4
TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 4.1. Tầm nhìn phát triển SXKD của Công ty đến năm 2015
4.1.1. Định hướng phát triển một số lĩnh vực hoạt động SXKD
4.1.1.1. Mảng tư vấn thiết kế và đầu tư cho thuê
Phát triển trung tâm tư vấn hiện nay thành trung tâm có uy tín, chất lượng với việc tăng cường đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được nhu cầu mỹ thuật, kỹ thuật về thiết kế kỹ thuật thi công các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng, trụ sở cơ quan làm việc của Chủ đầu tư đặc biệt là các công trình trong ngành Nông nghiệp & PTNT, khai thác, tranh thủ tối đa sự ưu tiên, ủng hộ các DN trong ngành.
Đối với hoạt động đầu tư cho thuê trụ sở làm việc, hiện nay Cty có 2 trụ sở làm văn phòng cho thuê. Một ở viện paster TP HCM chưa cho thuê được, hai là trụ sở 5 tầng số 42 đường Trường Chinh Hà Nội cho thuê làm nhà nghỉ. Công ty phải tập trung trích quỹ đầu tư và phát triển hàng năm để cải tạo cơ sở vật chất, phòng ốc của 2 cơ sở trên để cho thuê, khai thác sử dụng tối đa diện tích hiện có.
Đối với nguồn vốn nhàn rỗi và dư thừa thì Cty sẽ đầu tư vào một số công ty làm ăn có uy tín và mang lại lợi nhuận cao để tăng lợi nhuận cho công ty.
4.1.1.2. Đối với mảng thi công xây dựng
Trong giai đoạn này, hoạt động xây dựng cơ bản bị điều tiết bởi chính sách kinh tế vĩ mô nên từ nay đến năm 2015.
Công ty lên lựa chọn các công trình xây lắp, giao thông, thuỷ lợi, điện chiếu sáng có nguồn vốn thanh toán chắc chắn thì mới tham gia đấu thầu thi công để tránh rủi ro về nguồn vốn thanh toán khi bỏ vốn đâu tư thi công xong không thanh toán được, làm ứ đọng vốn.
Cụ thể lựa chọn nguồn vốn vay của nước ngoài như WB, nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI,...., bởi vì các nguồn vốn này do nước ngoài quản lý và trực tiếp thanh toán thông qua các hiệp định, cam kết của Chính Phủ Việt Nam nên vốn lúc nào cũng sẵn sàng khi Nhà thầu thi công xong.
Đặc biệt, Công ty nên lựa chọn một lĩnh vực thi công mũi nhọn để tạo dựng thương hiệu trên thị trường xây dựng. Hiện tại, trong mọi lĩnh vực Cty đều tham gia xây dựng như giao thông, thuỷ lợi, đường dây điện cao thế, xây dựng dân dụng...Do đó không tập trung sức mạnh, đâu tư giàn chải cho tất cả các lĩnh vực trên được để cạnh tranh với các Tổng công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.
Căn cứ vào năng lực hiện tại và ưu thế của Cty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cho nên việc đầu tư tăng cường nhân lực, máy móc trang thiết bị thi công hiện đại cho thi công các công trình đường giao thông nông thôn để tạo thế, và lực cho phát triển SXKD của Cty.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể để phát triển được SXKD trong những năm tới
4.1.2.1. Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ CBCNV
Trong 5 năm tới thế hệ nắm giữa vị trí lãnh đạo ở các phòng ban trong Cty là về hưu. Do đó việc đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cán bộ kế cận hiện tại và 5 năm tới là hết sức quan trọng. Theo đó, những vị trí lãnh đạo, quản lý nhất thiết phải là người có trình độ về quản trị, kỹ sư trực tiếp chỉ huy công trình phải có trình độ tối thiểu là đại học về chuyên môn mà mình phụ trách. Ngoài ra, ở những vị trí khác như nhân viên các phòng ban chuyên môn cũng phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn, lĩnh vực của mình tạo cho hệ thống hoạt động được liên tục và thông suốt. Đối với công nhân kỹ thuật, lái máy cũng phải từng bước tăng lên về số lượng, chất lượng và thuộc biên chế của Công ty.
4.1.2.2. Tăng cường tài sản đảm bảo cho việc huy động vốn
Để tăng khả năng, hạn mức vốn vay của các tổ chức tín dụng và tăng cường trách nhiệm của các chủ nhiệm có sử dụng vốn vay của Cty thì phải đưa tài sản có giá trị thuộc sở hữu của các chủ nhiệm làm tài sản đảm bảo cho vốn vay.
Thứ hai, tăng vốn điều lệ của Cty hiện nay là 8,9 tỷ đồng lên 15 tỷ đồng vào năm 2015 để đảm bảo cho các khoản vay ngắn hạn trong thi công đồng thời tham gia vào thị trường chứng khoán để tranh thủ nguồn vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, giảm bớt nguồn vốn vay và nâng cao tỷ lệ vốn tự có do các cổ đông đóng.
4.1.2.3. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng
Việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho thi công lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn trong những năm tới là hết sức cần thiết và mang tính chiến lược. Mỗi năm Cty phải tăng cương mua sắm thiết bị chuyên dụng từ 2 đến 3 dự án. Đồng thời cử cán bộ quản lý, công nhân điều khiển làm chủ công nghệ thi công hiện đại sao cho việc khai thác và sử dụng máy móc đầu tư có hiệu quả nhất.
4.1.2.4. Nâng cao hệ thống quản lý chất lượng
Hiện tại công ty mới sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000 từ năm 2008 do đó phải nâng cấp tiều chuẩn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quản lý, sản xuất thi công cao hơn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6. thông tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6.
4.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV
4.2.1.1. Cơ sở lý luận
Trong tất cả các nhiệm vụ của quản trị, quản trị con người là nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào mức độ thành công của quản trị con người. Yếu tố về trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên như đội ngũ cán bộ cấp quản lý công ty, các phòng ban, đội ngũ kỹ sư, công nhân lao động chuyên ngành có tính chất quyết định phần lớn đến sự thành công hay thất bại của DN.
Thật vậy, một công trình có được triển khai thi công đáp ứng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế và thi công tiết kiệm được chi phí nhưng chất lương công trình vẫn đảm bảo và tiến độ thi công trình được bàn giao đúng tiến độ thì đòi hỏi một DN có đội ngũ cán bộ công nhân viên có một trình độ quản lý thi công dày kinh nghiệm và có chuyên môn cao.
Vì vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCNV trong toàn công ty là một điều tất yếu.
4.2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Với cơ cấu, số liệu thực tế về số lượng và trình độ quả lý của Cty chưa đáp ứng được yêu cầu trong những năm tới. Cụ thể hầu hết tầng lớp quản lý, kỹ sư ở công ty đều qua đào tạo hệ tại chức hoặc cao đẳng ra. Về độ tuổi lao động trung bình trên 40 tuổi do đó sức ì quá lớn không dễ dàng chấp nhận sự thay đổi, phong cách làm việc mới. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ bị thiếu trầm trọng, trong tổng số 969 cán bộ công nhân viên trong công ty thì có 87% là công nhân lao động theo nghề, và 3% là cán bộ kỹ sư, lái máy có trình độ trung cấp, 10 % có trình độ đại học và chỉ có một vị trí lãnh đạo là giám đốc Cty có trình độ trên đại học.
Như vậy, việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý và kỹ sư, tay nghề công nhân là nhiệm vụ hàng đầu cho chiến lược phát triển SXKD trong những năm tới.
4.2.1.3. Phương thức tiến hành
Để đạt được mục tiêu ở trên, Cty phải có kế hoạch cải tổ, bổ sung về cơ cấu đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. Nâng cao trình độ chuyên môn cho từng cấp quản lý đến đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, cụ thể:
- Thứ nhất: Đội ngũ quản lý cấp Công ty là Ban giám đốc hiện tại có 4 người, 3 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc. Tuy nhiên, các phó giám đốc này hoạt động kém hiệu quả vì không được phân công nhiệm vụ rõ ràng, không được hưởng lương theo chế độ văn phòng. Mà các phó giám đốc này chỉ là chủ nhiệm, giám đốc một chi nhánh kiêm phó giám đốc Cty thực chất trong hoạt động quản lý không có vai trò, trách nhiệm gì.
Vì vậy, trong giai đoạn tới phải phân công trách nhiệm cụ thể cho từng giám đốc và tách riêng vai trò chủ nhiệm công trình như hiện nay để giảm bớt khối lượng công việc cho giám đốc. Cụ thể:
+ Phó giám đốc quản lý về kỹ thuật, máy móc thiết bị: phối hợp với các phòng ban chức năng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động sau khi trúng thầu và tổ
chức thi công như hoạt động thiết kế thi công, lập kế hoạch tổ chức thi công, và hoạt động giám sát thi công cho đến khi kết thúc bàn giao công trình đưa vào sử dụng đồng thời chuyển sang chế độ bảo hành.
+ Phó giám đốc quản lý về nhân sự, tiền lương: Việc tham mưu cho giám đốc về năng lực nhân sự, trình độ, sự biến động về nhân sự hàng năm và chiến lược phát triển nguồn nhân sự cho tương lại của Cty phải được đầu tư quan tâm đáp ứng kịp thời. Đảm bảo chế độ chính sách, tiền lương sao cho đời sống CBCNV được đảm bảo và gắn bó với Cty.
+ Phó giám đốc quản lý về tài chính: Việc quản lý vốn và phát triển bảo toàn vốn của Cty là hết sức quan trọng. Bởi dòng tiền tham gia hầu hết các khâu, quá trình SXKD của Cty. Do đó, phải có một phó giám đốc quan tâm đôn đốc đến mảng này. Như hiện nay, việc tìm kiếm nguồn vốn cho thi công chủ yếu là phòng kế toán và giám đốc trực tiếp chỉ đạo.
Các phó giám đốc chuyên trách và đảm nhiệm các vị trí này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
+ Phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành xề xây dựng
+ Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng + Kinh nghiệm làm đổi trưởng ít nhất là 5 năm
+ Để đạt được mục tiêu mũi nhọn là phát triển lĩnh vực giao thông nông thôn thì việc lựa chọn cán bộ nguồn là các chủ nhiệm thoả mãn các yêu cầu trên và ở ban xây dựng cầu đường.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt này phải được đào tạo thêm về các kỹ năng quản trị và chứng chỉ chuyên môn về tư vấn giám sát do bộ xây dựng tổ chức.
- Thứ hai: đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên phòng kế hoạch – thi công như hiện nay không đáp ứng được yêu cầu tổ chức, kiểm tra giám sát công trình.
Hiện tại, phòng có 5 cán bộ chuyên môn trong đó về cơ cấu có 4 là nữ và 1 kỹ sư xây dựng là nam, về độ tuổi trung bình là 40 tuổi. Trong năm tới và năm tiếp theo có 2 cán bộ nghỉ hưu.
Như vậy, việc bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ vào là hết sức cần thiết cho mục tiêu phát triển của Cty trong những năm tới. Cụ thể:
Bổ sung 2 cán bộ kỹ sư chuyên mảng thiết kế thi công và 4 kỹ sư giám sát quản lý hiện trường các công trình. Các kỹ sư này phối hợp với các cán bộ kỹ thuật ở dưới ban đội trực tiếp thi công để theo dõi kiểm tra trong suốt quá trình thi công để báo cáo với cấp trên để xử lý khi có khó khăn phát sinh ngoài thiết kế.
Ngoài các tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn về thi công xây dựng thì đội ngũ cán bộ kỹ thuật này phải được đào tạo thêm các lớp về quản lý dự án và giám sát thi công công trình.
- Thứ ba: đối với đội ngũ nhân viên của phòng tài chính kế toán hiện nay cũng chưa đáp ứng được yêu cầu khối lượng công việc của toàn Công ty với sản lượng trung bình hàng năm là 140 tỷ đồng. Việc kiểm tra, kiểm soát chứng từ thi công với khối lượng lớn như vậy mà thực tế chỉ có 5 cán bộ chuyên trách.
Cơ cấu trình độ và độ tuổi hiện nay của phòng cũng rất đáng lo ngại cho những năm tới. Có 3 cán bộ tốt nghiệp đại học về tài chính và kinh tế, còn lại là tốt nghiệp hệ tại chức và trung cấp. Độ tuổi trung bình của phòng này cũng là 40