Tiêu chí về quản lý máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 50 - 60)

Máy móc thiết bị thi công là bộ phận trọng yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của DN. Nó là thước đo cho trình độ kỹ thuật là thể hiện năng lực sản xuất hiện có, là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của DN xây dựng trong đấu thầu thi công.

Việc quản lý máy móc, thiết bị thi công chính là việc quản lý năng lực về máy móc thiết bị vì nó có liên quan đến chất lượng và tiến độ thi công được thể hiện thông qua các tiêu chí sau:

- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ thi công

- Tính đồng bộ của máy móc thiết bị công nghệ, thể hiện ở sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp, biện pháp thi công, giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.

- Tính hiệu quả – thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị của DN

- Tính đổi mới – thể hiện sự đáp ứng yêu cầu của hoạt động thi công xây dựng và cũng là yếu tố đánh giá điểm mạnh về năng lực cạnh tranh.

Ngoài tiêu chí đánh giá năng lực máy móc thiết bị thi công ở trên thì việc đánh giá trình độ quản lý máy móc thiết bị có thể thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị ( HM) như sau:

HM

= TTT

Trong đó: TTT là thời gian thực tế sử dụng máy móc thiết bị trên công trường

TKT là thời gian tối đa sử dụng máy móc thiết bị trong phạm vi kỹ thuật cho phép Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị trong quá trình thi công nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thi công công trình.

75% ≤ HM ≤ 100% : Công tác quản lý máy móc thiết bị có hiệu quả

HM ≤ 75% : thì công tác quản lý máy móc thiết bị chưa hiệu quả. Cần có phương án bố trí sử dụng máy móc thiết bị trên cơ sở nâng cao hiệu suất sử dụng máy thi công.

2.3.4.Chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý vật tư

Công tác cung ứng vật tư trong sản xuất KDXD có vai trò vô cùng quan trọng vì chi phí cho vật liệu xây dựng thường chiếm từ 60% đến 70% tổng chi phí cho thi công công trình. Khối lượng vật tư cần vận chuyển rất lớn; việc cung ứng vật tư không kịp thời, đồng bộ, không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xây dựng và chất lượng của công trình.

Quản lý vật tư là nhiệm vụ của mọi bộ phận có liên quan, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vật tư được đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Định mức sử dụng vật liệu: là một bộ phận của định mức dự toán, định mức dự toán trong xây dựng cơ bản là mức hao phí cần thiết về vật liệu, lao động và máy thi công để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công phổ biến. Định mức sử dụng vật liệu là lượng vật liệu cần thiết để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp

- Tiêu chí về tổ chức cung ứng vật tư : Nội dung của công tác này là xác định nhu cầu vật tư, tổ chức mua sắm vật tư, kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư, tổ chức bảo quản vật tư, tổ chức vận chuyển vật tư đến chân công trình, lập kế hoạch chi phí và hạ giá thành cung ứng góp phần cải tiến các tiêu chuẩn và định mức sử dụng vật tư.

Trong SXKD xây dựng thường tồn tại một số hình thức tổ chức cung ứng vật tư như sau:

Tổ chức cung ứng có kho trung gian: Kho trung gian là loại phục vụ chung cho toàn DN, có loại phục vụ chung cho toàn công trường XD. Hình thức này thường dùng cho các loại vật tư dùng chung cho toàn DN, hay toàn công trường, giá trị vật tư nhỏ, công trường xây dựng ở xa nơi cung ứng vật tư.

Tổ chức cung ứng vật tư đến thẳng công trình: Hình thức này thường được áp dụng cho các loại vật liệu có địa chỉ và tiến độ sử dụng xác định, các loại kết cấu xây dựng có kích thước lớn, các loại vật liệu có nhu cầu lớn có thể để ngoài trời.

Tổ chức cung ứng vật tư theo hợp đồng xây dựng: Phần lớn các công trình xây dựng được thực hiện theo hình thức hợp đồng đơn chiếc. Khi ký hợp đồng xây dựng là các bên đã xác định được việc cung cấp vật tư có thể đến thăng chân công trình hoặc qua kho trung gian của toàn công trường.

Tổ chức cung ứng vật tư đồng bộ: Đó là việc sắp xếp các loại vật tư một cách đồng bộ theo chủng loại để bảo đảm cho thi công đạt hiệu quả cao.

- Tiêu chí về xác định nhu cầu vật tư:

Xác định số lượng, chủng loại vật tư cần dùng sử dụng: Căn cứ vào các bản thiết kế công trình xây dựng theo hợp đồng, dựa vào chương trình SXXD của năm, quý, tháng để xác định chủng loại, số lượng vật tư cấn sử dụng. Dựa vào các bản thiết kế xác định khối lượng các loại công việc xây dựng toàn bộ công trình.

Dựa vào chương trình SXXD của năm, quý, tháng ta xác định được khối lượng công việc xây dựng mà đợi tiến hành trong năm, quý, tháng, căn cứ vào định mức sử dụng vật liệu mà tính được nhu cầu vật tư cần để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng trong từng thời kỳ.

Nhu cầu vật tư bao gồm số vật tư cấu thành thực thể công trình; vật tư hao hụt cho khâu thi công và hao hụt do vận chuyển và bảo quản tại kho.

Đối với các loại vật liệu phụ, vật liệu rẻ tiền mau hỏng khó xác định chính xác bằng định mức, trong thực tế có thể xác định nhu cầu dựa bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm.

 Xác định nhu cầu vật tư dự trữ: Trong xây dựng cơ bản dự trữ vật tư thường bao gồm các loại:

+ Dự trữ thường xuyên: bảo đảm cho sản xuất tiến hành liên tục giữa 2 lần cung cấp.

+ Lượng vật liệu dự trữ cho thời gian chuẩn bị cấp phát: lượng vật tư dự trữ trong những ngày tiến hành sắp xếp vật tư đồng bộ, kiểm tra chất lượng, nhập kho cấp phát vận chuyển đến tận công trình.

+ Lượng vật tư dự trữ bảo hiểm: là lượng vật tư cần thiết để bảo đảm cho quá trình xây dựng vẫn tiến hành bình thường trong những tình huống bất trắc xảy ra sự chậm trễ không đảm bảo cung ứng kịp thời.

+ Lượng vật tư dự trữ do hồ sơ thanh toán mua vật tư đến sớm hơn vật tư ( nếu có).

- Tiêu chí về kho bãi bảo quản vật tư: Trong xây dựng, kho bảo quản có thể đặt ở khâu trung gian hay tại chân công trình: kho có thể đặt tập trung hay phân tán: kho bảo quản có mái che hay là kho bãi ngoài trời.

+ Công tác thu nhận vật tư theo đúng số lượng và chất lượng một cách chính xác nhờ các phương tiện cân đo, thí nghiệm phù hợp.

+ Tổ chức lưu kho một cách hợp lý để bảo đảm chất lượng của vật tư, đảm bảo cấp phát dễ dàng và an toàn.

+ Tổ chức cấp phát vật tư đúng tiến độ, số lượng, chất lượng vật tư theo yêu cầu của thi công

+ Thường xuyên kiểm kê, kiểm tra tình hình kho bãi để kịp thời phát hiện các sai sót để khắc phục, cung cấp kịp thời các thông tin về vật tư cho các bộ phận quản lý sản xuất, cùng bộ phận cung ứng tiến hành lập và thực hiện các hợp đồng mua sắm vật tư.

- Chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý vật tư

+ Tỷ lệ thất thoát vật tư trong quá trình thi công ( Ktt)

Ktt = VTtt x 100%

Trong đó: VTtt : là số lượng vật tư mất mát hư hỏng trong quá trình thi công VTtc : là số lượng vật tư theo định mức xây dựng.

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả công tác quản lý vật tư. Ktt ≥ 5% cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý vật tư và ngược lại.

+ Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (KVPCL):

Chỉ tiêu này phản ánh tực tiếp hiệu quả quản lý chất lượng vật tư, nếu KVPCL càng thấp thì công tác quản lý vật tư càng tốt, chất lượng công trình được đảm bảo và ngược lại.

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thi công

2.4.1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

2.4.1.1.Mô hình quản lý

Mô hình quản lý tổ chức thi công rất quan trọng, việc lựa chọn đúng mô hình làm sao phát huy hết vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cấp quản lý đồng thời phù hợp với tính chất, yêu cầu của công việc đặc trưng của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà Cty đang hoạt động.

Ưu điểm, nhược điểm các mô hình tổ chức tổ, đội thi công được phân tích cụ thể ở (mục 2.1.4). Đặc biệt đối với hoạt động SXKD xây dựng thì lựa chọn mô hình quản lý, tổ chức thi công theo mô hình nào có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quyết định sản xuất kinh doanh.

Nếu áp dụng mô hình không phù hợp sẽ làm cho hoạt động quản lý kém hiệu quả và gây ra hậu quả sản xuất thua lỗ. Ngược lại, thì việc điều hành, sản xuất, quản lý chặt chẽ, mang lại hiệu quả SXKD cao.

KVPCL

= Số lần phát hiện vi phạm Tổng số công trình thi công

2.4.1.2.Quy chế hoạt động

Tương tự như vậy, việc xây dựng quy chế hoạt động SXKD ở mỗi Cty như là sợi dây vô hình gắn kết các phòng ban, chức năng, giữa cá nhân với tập thể Công ty với nhau sao cho bộ máy quản lý điều hành một tổ chức, các hoạt động SXKD được diễn ra liên tục và vận hành theo đúng khuôn khổ, định hướng, mục tiêu đã đề ra. Và quy chế đề ra nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị tổ chức thi công đối với mỗi công trình. Quy chế đề ra phù hợp với tính chất, đặc điểm của mỗi loại hình công trình thì nó nâng cao hiệu quả của việc quản lý đầu tư xây dựng đồng thời khuyến khích cá nhân, đội trưởng tìm kiếm công trình đưa công trình về Công ty làm tăng doanh thu hàng năm và năng lực tổ chức thi công các công trình, làm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Và ngược lại, quy chế đề ra không khuyến khích được việc tăng gia sản xuất và kìm hãm sự phát triển của DN.

2.4.1.3.Năng lực thi công của doanh nghiệp xây dựng

Năng lực sản xuất của một doanh nghiệp xây dựng là khả năng thực hiện tổ chức thi công sản xuất sản phẩm xây dựng thực tế cao nhất có thể đạt được trong một đơn vị thời gian nhất định của DN đó ( thường là tháng, năm)

Năng lực thi công của DN là tổng hợp các năng lực về sản xuất của máy mọc thiết bị, đội thợ thi công các hạng mục và dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, năng lực về tổ chức quản lý các công trình có tính chất tương đương; năng lực về trình độ quản lý tổ chức thi công các công trình tương đương.

Và năng lực quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý, điều hành công trình đó là năng lực về tài chính của DN có đủ đảm bảo thực hiện sản xuất sản phẩm xây dựng được liên tục, kịp thời trong xuất quá trình thi công hay không?

Để xác định được năng lực thực sự của DN cần phải dựa trên số lượng công trình có tính chất tương đương đã thực hiện trong những năm qua. Và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp hay máy móc thiết bị dựa trên năng lực tự có hay đi thuê. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực chất năng lực thi công thực sự của mỗi DN là việc hết sức quan trọng.

Từ đó các cấp quản lý mới có quyết sách tổ chức, quản lý thi công sao cho hiệu quả nhất với năng lực đó.

2.4.1.4.Trình độ tổ chức quản lý

Đúng vậy, một con tầu đang được điều khiển giữa biển khới và phải thực hiện một hành trình theo đúng mục tiêu, thời gian và độ an toàn của chuyến tầu đó phải phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quản lý, vận hành các thuỷ thủ và thuyền trưởng của con tầu. Trong hoạt động SXKD xây dựng cũng vậy, để đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt SXKD thì Nhà quản lý phải có trình độ, hiểu biết rộng về kỹ thuật cũng như mối quan hệ xã hội. Làm sao chi phí sản xuất công trình là tối thiểu.

Hệ thống tổ chức quản lý phải đơn giản, gọn nhẹ và phù hợp với tính chất đặc điểm của quy trình sản xuất. Phát huy được tối đa vai trò, trách nhiệm của mỗi cấp quản lý đồng thời luôn luôn tạo điều kiện sử dụng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các vị trí lãnh đạo trực tiếp.

Trong các DNXD nếu phân cấp quản trị theo tầm quản trị rộng sẽ có khả năng giám sát và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của cấp dưới, mệnh lệnh, quyết định được triển khai nhanh chóng và ít tốn kém. Ngược lại, nếu phân cấp quản lý hẹp, gọn nhẹ thì sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý nhưng đòi hỏi ngưởi quản lý phải có năng lực thực sự đặc biệt và ham hiểu nhiều lĩnh vực, chuyên môn.

Lập kế hoặc tổ chức thi công phải chi tiết, cụ thể và sát với thực tế đặc biệt là khâu thiết kế tổ chức thi công. Làm đúng ngày từ đầu, vì đây là cơ sở để huy động và sử dụng nguồn nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, vốn phục vụ trong suốt quá trình thi công. Kế hoạch, thiết kế thi công không hợp lý, sát với thực tế thì ảnh hưởng đến năng suất, cường độ, hiệu suất làm việc của công nhân, máy móc, láng phí thời gian, chi phí... và cuối cùng là kết quả kinh doanh, lỗ, lãi.

Thái độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Đối với những người đã qua đào tạo, có trình độ tay nghề cao, có ý thức làm việc thì họ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng hơn, khối lượng công việc lớn hơn do đó sẽ làm giảm số lao động quản lý dẫn đến việc tổ chức bộ máy quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngược lại, với những lao động không có ý thức làm việc, không tự giác sẽ dẫn đến số lượng lao động

Tất cả hoạt động quản lý này đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ, ham hiểu về chuyên ngành cũng như lĩnh vực hoạt động SXKD của DN.

2.4.1.5.Trình độ kỹ thuật công nghệ

Trình độ kỹ thuật công nghệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong SXKD xây dựng và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý thi công công trình. Năng lực, trình độ kỹ thuật công nghệ thi công của DN nào mạnh và kỹ thuật công nghệ thi công cao thì thúc đẩy quá trình sản xuất thi công, rút ngắn được thời gian thi công, chi phí do áp dụng cơ giới hoá vào khai thác sử dụng thay thế cho lao động thủ công và ngược lại trình độ kỹ thuật công nghệ của DN yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu thi công cường độ và khối lượng công việc lớn và phức tạp thì sẽ kìm hãm trình độ quản lý và phát triển của DN.

Mặt khác, phát triển trình độ kỹ thuật công nghệ phù hợp với năng lực máy móc thiết bị của DN thì thúc đẩy quá trình quản lý thi công đạt hiệu quả cao và ngược lại

2.4.1.6.Trình độ tay nghề của công nhân và ý thức trách nhiệm

Trình độ lao động quyết định đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Nếu lao động có trình độ chuyên môn cao sẽ tào điều kiện nâng cao năng suất lao đông, tiết kiệm được chi phí lao động. Ngược lại, nếu lao động trình độ không đáp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w