Giải pháp 4: Khai thác sử dụng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 127 - 130)

thiết bị

4.2.3.1. Cơ sở lý luận

Máy móc thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của SXKD. Việc bố trí máy móc thiết bị một các hợp lý sẽ cho phép kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ SXKD của Cty. Việc bố trí máy móc thiết bị được coi là hợp lý khi nó đảm bảo được tính cân đối quan hệ tỷ lệ giữa công suất máy, khối lượng công việc, và số lượng máy, tức là đảm bảo tính cân đối giữa ba yếu tố của quá trình sử dụng máy.

Như vậy, việc bố trí sử dụng hợp lý máy móc thiết bị sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng máy thi công và giảm bớt được chi phí nhàn rỗi của máy khi không được sử dụng tối đa hiệu suất.

4.2.3.2. Cơ sở thực tiễn

Thực trạng quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của Cty CP XD & PTNT 6 không hiệu quả và lãng phí. Việc giao trách nhiệm quản lý và tự khai thác sử dụng cho các đội thi công hiện nay ở Cty là cách làm mà các DN xây dựng trong nước phổ biến thực hiện. Tuy nhiên, khi đội thi công thi công xong công trình thì việc tìm kiếm công việc mới để khai thác sử dụng máy móc thiết bị lại là bài toán khó khăn mà Cty đang mắc phải. Có nhiều máy móc thiết bị ở các công trình, chủ nhiệm công trình quản lý nằm trong tình trạng chờ đợi việc trong khi đó một số công trình của các chủ nhiệm khác lại thiếu máy móc thi công. Để đảm bảo tiến độ, chất lượng chủ

nhiệm công trình đã phải đi thuê máy móc thi công ở ngoài với chi phí rất cao và bị động trong quản lý và điều hành vì lái máy thi công không phải là người của Cty nên việc kéo dài thời gian của ca thuê máy là điều thường xuyên xảy ra.

Đây chính là tồn tại lãng phí của việc quản lý sử dụng máy móc thiết bị hiện tại của Cty hiện nay.

4.2.3.3. Phương thức khắc phục

Việc bố trí máy móc thiết bị một cách hợp lý trước hết thuộc về bộ phận quản lý máy móc thiết bị thi công. Tuy nhiên, hiện nay ở Cty bộ phận này chủ yếu là kiêm nhiệm của phòng kế hoạch – thi công. Do đó, việc tăng cường cán bộ quản lý máy móc và điều động thiết bị thi công là việc làm đầu tiên.

Thứ hai, phải có kế hoạch tổng thể cho việc khai thác và sử dụng máy móc thiết bị cho một năm và các năm tiếp theo. Căn cứ vào kế hoạch thực hiện sản lượng, số lượng các công trình và khối lượng thực hiện từng công trình trong kế hoạch chi tiết từng tuần, tháng.

Việc lập kế hoạch cho máy móc thiết bị được thực hiện ngay trong giai đoạn lập hồ sơ dự thầu về mục điều động năng lực máy móc thiết bị phụ vụ cho công trình.

Với tình trạng, số lượng, chât lượng và vị trí hiện tại của máy móc mà bộ phận quản lý máy móc có cơ sở đưa ra kế hoạch điều chuyển máy móc thiết bị giữa các công trình trong Cty và khi nhu cầu sử dụng các công trình trong công ty dư thừa thì việc tìm kiếm các hợp đồng cho thuê máy thiết bị đối với các đơn vị thuê ngoài khác trong cả nước.

Tuy nhiên, việc cân nhắc giữa hai phương án đi thuê và sử dụng máy móc của Cty trong điều kiện thực tế máy móc đang nằm ở công trình khác, cách xa công trình cần dùng mà việc đi thuê tại địa phương có công trình về máy móc thiết bị lại thuận lợi và chi phí vận chuyển máy, chi phí, khấu hao máy của Cty lớn hơn chi phí đi thuê thì việc điều chuyển máy Cty là không cần thiết.

Thực tế hiện nay, công ty có số lượng máy móc thiết bị chủ yếu là đi thuê. Theo số liệu thống kê của (phụ lục 3.4) thì số lượng máy móc đi thuê chiếm 50% ( nguồn só liệu hồ sơ năng lực máy móc thiết bị tại Công ty).

Bởi vậy, trong giai đoạn đến 2015 chiến lược phát triển doanh thu, sản lượng thực hiện ngày một tăng cao. Nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị ngày càng nhiều do đó việc tăng cường đầu tư thêm thiết bị phục vụ cho sản xuất thi công của Cty hiện nay là hết sức cần thiết.

4.2.3.4. Chi phí thực hiện

Chi phí cho việc tằng cường thêm nhân lực, công cụ dụng cụ cho việc thành lập phòng quản lý đầu tư máy móc thiết bị và kinh phí cho việc việc lập dự án đầu tư thiết bị bổ sung cho Cty đám ứng được nhu cầu thực sự tại các công trường và đơn vị sử dụng trong tương lai thì Cty hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản lượng thực hiện mà trích từ quỹ đầu tư phát triển và 1% lợi nhuận hàng năm để thực hiện dự án.

4.2.3.5. Điều kiện thực hiện

Được sự thống nhất đồng thuận cao của Hội đồng quản trị, các cấp quản lý và trưởng ban, đội trưởng công trình.

+ Việc lập tiến độ, kế hoạch thi công phải sát với thực tế để làm căn cứ chính xác cho việc thực hiện điều chuyển và đầu tư thêm thiết bị.

Năng lực và trình độ quản lý của cán bộ đảm nhiệm công tác phải đáp ứng được yêu cầu về quản trị, đội ngũ giúp việc am hiểu về máy móc thi công.

4.2.3.6. Đánh giá hiệu quả

Nếu thực hiện được giải pháp này thì việc tiết kiệm được sự lãng phí trong giãn đoạn tiến độ thi công và thời gian không hoạt động của máy do không bố trí được công việc. Giảm được chi phí đi thuê, vận chuyển máy đến nơi không cần thiết phải thực hiện việc điều chuyển và đầu tư thêm.

Việc đánh giá hiệu quả của phương án đầu tư thêm máy móc thiết bị so với việc đi thuê bên ngoài khi mà nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị thực sự của Cty trong những năm tới là đảm bảo hết khấu hao thu hồi vốn nhanh thì căn cứ vào các công cụ phân tích NPV, IRR, FV, điểm hoà vốn sẽ đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư.

Thực tế, trong những năm qua Cty đã có 3 đến 4 dự án tăng cường đầu tư thiết bị phụ vụ cho SX thi công cho thấy hiệu quả của việc đầu tư là rất tốt.Chủ

nhiệm sử dụng kinh doanh có lãi sau 2 công trình là có thể thu hồi được vốn đầu tư cho một thiết bị như máy ủi KOMATSU D40P-1 được mua nhập khẩu từ Nhật với chất lượng còn 80%, thời gian khấu hao là 5 năm.

Như vậy, hiệu quả của việc tăng cường sử dụng tối đa hiệu suất sử dụng máy móc và đầu tư thiết bị phục vụ cho thi công xây dựng trong những năm tới là một trong những quyết định quản trị cấp thiết và quan trọng của Cty.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w