4.2.2.1. Cơ sở lý luận
Xây dựng một công trình cũng giống như sản xuất một sản phẩm công nghiệp, phải có thiết kế sản phẩm và quá trình tổ chức sản xuất ra sản phẩm theo thiết kế. Các CTXD sau khi được phê duyệt thiết kế kinh tế - kỹ thuật và các thủ tục đầu tư khác thi Nhà thầu sẽ tổ chức thi công công trình. Công tác “thiết kế tổ chức thi công” là việc làm đầu tiên của quá trình tổ chức thi công xây dựng công trình, nó chính là việc hoạch định những giải pháp thi công dựa trên những điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, về thời hạn thi công, về phương pháp kỹ thuật thi công, về khả năng cung cấp vật tư kỹ thuật, máy móc thi công, nhân công... đặc biệt là tài chính nhằm mục tiêu tổ chức quá trình thi công có hiệu quả nhất.
Thiết kế tổ chức thi công công trình là công việc hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho tính chính xác của bản thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt trước khi tổ chức thi công.
Vì vậy, khi tiến hành công tác này phải triệt để những nguyên tắc cơ bản sau đây: Thiết kế tổ chức thi công phải đảm bảo tăng cường cơ giới hóa đồng bộ công tác thi công xây lắp. Chỉ có cơ giới hóa các công đoạn, dây truyền, hạng mục thi công thì mới rút ngắn được thời gian cũng như chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Thiết kế tổ chức thi công phải phân chia công việc cũng như hạng mục công việc có tính chuyên môn hóa cao. Từ đó sắp xếp bố trí, tổ chức thi công theo hạng mục công việc như hạng mục làm cốt thép, bê tông, nhóm lao động phổ thông...làm
tăng tính chuyên môn hóa cao.
Thiết kế tổ chức thi công phải tạo được điều kiện thi công liên tục, thông suốt trong quá trình thi công. Để thi công công trình được thông suốt, liên tục thì tổ chức thiết kế tổ chức thi công phải lường hết được những yếu tố, nguyên nhân làm giãn đoạn.
4.2.2.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế chất lượng thiết kế tổ chức thi công của Cty rât yếu kém, có rất nhiều công trình khi thi công vướng mắc những trở ngại do thiết kế thi công không tính toán hết như Công trình tuyến đường từ Hương lộ 9 đến kênh ông cang, việc thiết kế thi công không tính đến việc đất đắt nền đường cho công trình và biện pháp thi công ở vùng đồng muốn, do đó ảnh hưởng của việc sản xuât muốn của bà con diêm dân đã làm tiến độ thi công chậm lại và giãn đoạn do phải đi tìm nguồn đất đắp nền K98.
Đối với công trình đường Ban Công tân Lập Bá Thước, Hạ Trung Thanh hoá thì việc thiết kế thi công không tính đến địa hình, thời tiết ở vùng đó. Mưa nhiều, hệ thống giao thông quanh vùng khó khăn, không có đường tránh vì phải thi công trên sườn núi. Đặc biệt, Cty đã bị mất hai chiếc tràn thi vừa thi công xong bị lũ về cuốn trôi hết, thời điểm khởi công, thi công các hạng mục không thuận tiện cho việc thi công không tính đến ảnh hưởng của phương tiện đi lại trong vùng và các gói thầu khác thi công cùng tuyến đi qua làm hư hỏng nền, mặt đường đang thi công, phải làm đi làm lại nhiều lần dẫn đến tăng chi phí thi công.
4.2.2.3. Biện pháp tiến hành
Bước 1: Công tác thiết kế
Công tác tổ chức thiết kế: sau khi công trình trúng thầu, Cty cử hai cán bộ thiết kế thi công, và kỹ sư hiện trường đến tận công trình để khảo sát lại hiện trường, tìm hiểu thu thập dữ liệu thiết kế. Khi thiết kế tổ chức thi công phải thực hiện các quy trình sau:
- Xác định tiến độ thi công
từng giai đoạn.
Tổng tiến độ thi công là tổng thời gian xây dựng công trình, nó xác định thời gian cuối cùng của quá trình xây dựng công trình, đây chính là thời gian bắt đầu đưa công trình vào sử dụng. Có thể nói, căn cứ vào thời hạn đưa công trình vào sử dụng mà tính ngược lại đến thời điểm khởi công thì ta xác định được thời hạn thi công của từng hạng mục, giai đoạn cụ thể của các công việc.
Do đó, mỗi một hạng mục công trình có một thời hạn thi công khác nhau tùy thuộc vào tính chất và khối lượng thi công các công việc mà công tác tổ chức thi công xác định mức độ khẩn trương và cấp thiết đồng thời thời hạn thi công của các hạng mục được giới hạn không được phép kéo dài. Dựa vào tổng tiến độ thi công mà xác định các nhu cầu khác để đáp ứng như: xác định nhu cầu vật tư, máy móc thiết bị, nhân công và vốn cho các hoạt động đó.
- Về lập tiến độ theo dõi thời gian thi công từng hạng mục công việc và tổng thời gian thi công cả công trình thì các kỹ sư thiết kế của phòng kế hoạch thi công sau khi đi khảo sát cùng các kỹ sư thực hành ở công trình và các hồ sơ thu thập được từ chủ đầu tư phải lập tiến độ theo sơ đồ mạng.
Tiến độ thi công phải được lập theo sơ đồ mạng ( Pert), dựa và thiết kế kỹ thuật mà xác định khối lượng công việc cụ thể cho từng giai đoạn, từ đó chỉ rõ tên và khối lượng của từng công việc, phân loại thi công, trình tự của công tác thi công và nhu cầu vật tư khác.
Các bước khi xây dựng sơ đồ mạng công việc:
+ Xác định tất cả các hoạt động, công việc chính của dự án
+ Thiết lập mối quan hệ giữa các công việc theo một trình tự loogic nhất định ( tức là xác định xem hoạt động nào tiến hành trước và hoạt động nào tiến hành sau)
+ Vẽ sơ đồ liên kết tất cả các công việc của công trình theo trình tự trên + Ước tính thời gian và chi phí cho từng công việc của công trình
+ Tính toán để xác định được thời gian hoàn thành của công trình dựa trên đường găng tìm được.
hiện trong quá trình thi công.
Như vậy, tiến độ thi công là căn cứ rất cơ bản để tổ chức thi công xây dựng công trình, người điều hành sản xuất trên công trường luôn luôn lấy việc thực hiện theo tiến độ là mục tiêu hoạt động. Công trình thi công đúng tiến độ mạng lại lợi ích kinh tế cao cho cả Chủ đầu tư lẫn Nhà thầu và lợi ích xã hội ma công trình mang lại.
- Lập tổng mặt bằng thi công
Trên cơ sở bản đồ hiện trạng của vùng lãnh thổ xác định địa điểm xây dựng công, ở đó đã chỉ rõ điều kiện của cơ sở hạ tầng chung của vùng như các điểm dân cư, các tuyến giao thông, nhà ga, đường sắt, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới tài điện, bệnh viện, trường học, khách sạn, chợ..v.v. Trên mặt bằng được phép xây dựng mà xác định vị trí cột mốc, chỉ rõ các công trình được xây dựng cố định, các công trình ngầm, vị trí của đường giao thông trên công trường, vị trí đặt máy móc, thiết bị, chỉ rõ các giải pháp cấp thoát nước, san cốt nền chuẩn bị thi công, xác định rõ vị trí hàng rào bảo vệ an toàn cho công trường.
- Xác định danh mục và khối lượng công việc
Căn cứ vào dự toán công trình Nhà thầu có thế xác định được hạng mục công việc và khối lượng các loại công việc cần làm để hoàn thành công trình. Từ danh mục và khối lượng công việc cụ thể mà đưa ra các phương án kỹ thuật cụ thể, lựa chọn phương án tốt nhất để tổ chức thi công cho các loại công việc chủ yếu và đặc biệt phức tạp. Dựa vào khối lượng công việc và danh mục này mà Nhà thầu chuẩn bị một cách chủ động và hợp lý về năng lực tài chính, máy móc thiết bị và nhân sự cho công trình.
- Thuyết minh các giải pháp tổ chức thi công
Thuyết minh các giải pháp tổ chức thi công là việc giới thiệu tóm tắt những đặc điểm cơ bản công trình sẽ xây dựng, công trình được sử dụng vào mục đích gì, cấu tạo công trình có gì đặc biệt... Nhất thiết phải nêu được một số phương án, giải pháp kỹ thuật tổ chức thi công những phần việc chủ yếu và phức tạp nhất; nếu rõ các phương pháp so sánh để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Thuyết minh rõ việc tổ chức trang bị và sử dụng máy móc thi công.
Thuyết minh vể điều kiện của hạ tầng cơ sở như điện nước, đường sá giao thông.. mà quá trình thi công xây dựng công trình có thể sử dụng được.
Thuyết minh về việc tổ chức cung cấp những yếu tố vật chất của đầu vào cho quá trình thi công, như số lượng và cơ cấu ngành nghề của lao động phục vụ quá trình thi công, thuyết minh về số lượng, chủng loại các vật tư – kỹ thuật cần cung cấp ở từng thời điểm cụ thể, nói rõ những giải pháp tổ chức vận chuyển, tổ chức kho tàng, bến bãi để dự trữ vật tư, vật liệu và biện pháp bảo quản hiệu quả nhất.
Thuyết minh về các giải pháp thi công các công trình tạm phục vụ quá trình thi công chính. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công. Đồng thời nêu rõ giải pháp tổ chức chăm lo đời sống cho người lao động trong công trường.
Thuyết minh rõ cơ cấu và mô hình tổ chức sản xuất: nói rõ tính gọn nhẹ và có hiệu quả của bộ máy quản lý công trường.
Nêu rõ các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu của phương án tổ chức thi công xây lắp như lượng vốn đầu tư, giá trị của công trình, giá trị tài sản phục vụ dự án, chi phí lao động cho dự án, chi phí những vật tư chủ yếu cho xây dựng và lắp đặt công trình, thời hạn xây dựng lắp đặt công trình, thời hạn đưa công trình vào sử dụng.
Bước 2:Thẩm định và phê duyệt biện pháp thiết kế:
Trước khi triển khai thi công mỗi công trình sau khi được nhóm kỹ sư phòng kế hoạch thi công kết hợp với chủ nhiệm công trình, kỹ sư trưởng chi huy công trình phải báo cáo kết quả thiết kế tổ chức thi công lên phó giám đốc phụ trách kỹ thuật xem xét mở cuộc họp triển khai tổ chức thi công lấy ý kiến tham khảo góp ý của các kỹ sư, chủ nhiệm công trình khác để xây dựng một bản thiết kế thi công có chất lượng và hiệu quả nhất.
Hàng tháng tiến độ công trình phải được họp giao ban báo cáo tình hình triển khai tổ chức thi công để ban giám đốc và các phòng ban chức năng nắm được tình hình SXKD của đội thi công công trình đó. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi công sẽ được mổ sẻ và đề ra giải pháp kịp thời giải quyết khi phát sinh.
4.2.2.4. Chi phí thực hiện
Chi phí cho thực hiện biện pháp này thực ra không có gì phải bỏ ra nhiều, bởi lẽ thực chất của công việc này là trách nhiệm quản lý, giám sát của các phòng ban chức năng. Có thể các chi phí đi khảo sát, thu thập thông tin thực tế phát sinh tuỳ theo tình hình thực tế của từng công trình mà chi phí có thể do Công ty bỏ ra trích từ hoạt động quan lý SXKD của Cty hoặc chi phí do chủ nhiệm công trình nhận khoán lại công trình hỗ trợ chi trả. Tất cả các chi phí này đều năm trong tổng dự toán chi phí để thi công công trình nên nguồn chi phí này có thể trích từ lợi nhuận công trình đó.
4.2.2.5. Điều kiện thực hiện
Ngoài việc yêu cầu về trình độ, nhân lực cho việc thiết kế tổ chức thi công phải được đảm bảo và phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban như phân tích ở trên thì các kỹ sư thiết kế còn phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng sau:
Một là: những kết quả thí nghiệm về địa chất và khí tượng thủy văn nơi công trình sẽ xây dựng. Đây là căn cứ cơ sở có tính chất quyết định đến kiến trúc và các giải pháp thi công công trình sao cho có hiệu quả nhất.
Hai là: đề án thiết kế công trình, dựa vào đề án thiết kế Nhà thầu biết được khối lượng các hạng mục cần thi công bao gồm những hạng mục nào, chi tiết vật tư, nhân công, số ca máy...hay nói cách khác đây chính là “tiên lượng” để từ đó bố trí tiến độ thi công và các giải pháp cho từng yêu cầu cụ thể.
Ba là: khả năng sử dụng mặt bằng thi công, khả năng sử dụng nguồn nước, điện trên công trường. Nếu mặt bằng thi công chật hẹp, địa hình hiểm trở xa nguồn nước, đường dây điện thì phải bố trí các giải pháp thi công cho hợp lý, ngược lại mặt bằng thi công rộng rãi, thuận tiện thi phương pháp thi công dễ dàng hơn.
Bốn là: khả năng cung cấp nguyên, nhiên vật liệu trên địa bàn có công trình thi công. Nếu nguồn cung cấp vật tư xa nơi công trường hay việc khai thác vật tư khó khăn, có tính mùa vụ thì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sắp xếp, bố trí phương tiện vận chuyển cũng như lưu trữ vật tư. Đặc biệt là liên quan đến công tác hậu cần
tài chính cho việc tổ chức thi công được liền mạch và thuận tiện tránh lãng phí ảnh hưởng đến giá thành công trình.
Cuối cùng yếu tố giao thông, thông tin liên lạc trong vùng có công trình tọa lạc cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển, tốc độ cung cấp vật tư, thiết bị, quy mô địa điểm tập kết vật tư, thiết bị cho công trình.
Cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, DNXD cũng chịu ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Do đó việc lập kế hoạch hay tổ chức thi công làm sao cho hiệu quả nhất, trách thất thoát và lãng phí vật tư, nhân công cũng như chi phí khác. Nhằm rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí giá thành mang lại lợi nhuận tối ưu. Vì vậy thiết kế tổ chức thi công là quá trình chủ động hoạch định công nghệ xây dựng một công trình, hiệu quả của quá trình tổ chức thi công đạt đến mức độ nào thì chất lượng của công tác thiết kế tổ chức thi công có tác động đầu tiên.
Do đó, khi tiến hành công tác này phải triệt để những nguyên tắc cơ bản sau đây: Thiết kế tổ chức thi công phải đảm bảo tăng cường cơ giới hóa đồng bộ công tác thi công xây lắp. Chỉ có cơ giới hóa các công đoạn, dây truyền, hạng mục thi công thì mới rút ngắn được thời gian cũng như chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Thiết kế tổ chức thi công phải phân chia công việc cũng như hạng mục công việc có tính chuyên môn hóa cao. Từ đó sắp xếp bố trí, tổ chức thi công theo hạng mục công việc như hạng mục làm cốt thép, bê tông, nhóm lao động phổ thông...làm tăng tính chuyên môn hóa cao.
Thiết kế tổ chức thi công phải tạo được điều kiện thi công liên tục, thông suốt trong quá trình thi công. Để thi công công trình được thông suốt, liên tục thì tổ chức thiết kế tổ chức thi công phải lường hết được những yếu tố, nguyên nhân làm giãn đoạn.
4.2.2.6. Đánh giá hiệu quả
Với giải pháp này, các vấn đề cơ bản của thiết kế tổ chức thi công được xem xét hầu hết các yếu tố ảnh hưởng và cơ sở để thiết kế; điều kiện triển khai; cơ sở thực tiễn được trình bảy ở trên. Đặc biệt là trong thiết kế thi công về tiến độ thi công được xử lý thay thế việc lập bằng sơ đồ ngang bằng sơ đồ mạng thì những ưu
điểm của sơ đồ mạng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong quản lý thi công. Bời vì,