Năng lực và trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty là một trong những yếu tố đầu vào đóng một vai trò quan trọng trong các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý thi công công trình.
Đây cũng là một chỉ tiêu mà chủ đầu tư yêu cầu rất khắt khe trong xét tuyển hồ sơ dự thầu. Năng lực, trình độ kỹ thuật, thâm niên công tác của đội ngũ CBCNV mạnh, có trình độ cao và thâm niên công tác lâu năm thì thi công công trình đạt hiệu quả cao về chất lượng cũng như tiến độ thi công được đảm bảo.
Năng lực CBCNV kỹ thuật của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 được tác giả trình bảy ở (Bảng 3.6)
Hiện tại, Cty có 969 cán bộ quản lý, kỹ thuật, tài chính kế toán và công nhân lái máy thi công, lao động phổ thông căn cứ vào nhu cầu, tính chất công việc và Công ty ký hợp đồng ngắn hạn ( thuê thời vụ) đối với từng công trình ở từng địa phương.
Bảng: 3.6. Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm
Đơn vị: người
STT Phân loại lao động Năm
2008 2009 2010 6-2011
1 Phân loại theo hợp đồng lao động
Quản lý DN 3 4 4 4
Hợp đồng không xác định thời
hạn 65 78 85 96
Hợp đồng có thời hạn 1-3 136 157 92 108
Lao động mùa vụ, ngắn hạn 650 785 580 761
2 Phân loại theo trình độ
Trên đại học 1 1 1 1
Trình độ đại học 63 76 83 94
Trình độ cao đẳng, trung cấp 25 28 22 31
Công nhân theo nghề 765 919 655 843
3 Phân loại theo độ tuổ lao động
Dưới 30 tuổi 384 563 396 327
từ 30 – 45 tuổi 299 358 274 406
Từ 45 - đến 60 tuổi 171 103 92 236
4 Phân loại theo giới tính
Lao động nữ 256 358 228 310
Lao động nam 598 666 533 659
Tổng lao động 854 1024 761 969
( Nguồn: Hồ sơ năng lực nhân sự đấu thầu) Biến động nguồn lực lao động trong Cty trong 4 năm qua chủ yếu là biến động về lao động phổ thông, công nhân theo nghề mà Cty thuê ngắn hạn. Và sự biến động này do ảnh hưởng của doanh thu, sản lượng thực hiện của Cty qua từng năm thay đổi, cụ thể năm 2009, doanh thu tăng lên làm cho nguồn lao động tăng lên. Công nhân lao động kỹ thuật theo mùa vụ và ngắn hạn tăng từ 765 người lên 919 người, tăng tương đối 154 người và tăng tuyệt đối là 1,20%. Lao động phân loại theo trình độ qua đó cũng tăng. Cơ cấu lao động lao động được tác giả biểu diễn qua Biểu đồ số 3.2. Ta thấy tỷ lệ trên đại học của cán bộ
quản lý Công ty chiến tỷ lệ rất thấp < 1%, trình độ đại học chiếm 10%, cao đẳng, trung cấp chiếm 3% còn lại gẩn 87% là công nhân, lao động kỹ thuật. Nhưng chủ yếu là thuê theo thời vụ, công trình, hợp đồng ngắn hạn. Đây cũng là điểm yếu của Công ty nếu như tham gia công trình đòi hỏi số lượng lao động, công nhân kỹ thuật lành nghề thì việc không chủ động được nguồn lực này là rất dễ xảy ra.
Tỷ lệ lao động trẻ của Công ty tương đối cao cho thấy Cty đang được trẻ hoá đội ngũ lao động, tuy nhiên đội ngũ lao động trẻ này chủ yếu tập chung vào lao động thời vụ và cán bộ kỹ thuật thi công tại công trường. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần trú trọng đến công tác đào tạo cán bộ nguồn quản lý và độ ngũ công nhân kỹ thuật chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu thi công các công trình có quy mô lớn hơn.
Qua số liệu thống kê ở bảng 3.6 ta thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên như hiện nay của Công ty với năng lực, kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng 19 năm và các công trình cơ sở hạ tầng lên tới 21 năm. Đội ngũ cán bộ kỹ sư, chỉ huy trưởng công trình đều có kinh nghiệm thi công từ 2 năm trở lên, người nhiều nhất là 20-30 năm kinh nghiệm. Với số lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý này thì khi tham gia các công trình có quy mô nhỏ và vừa thì chất lượng cũng như tiến độ sẽ được công ty đáp ứng tốt và luôn có khả năng thắng thầu.
Tuy nhiên, lực lượng quản lý cấp Cty hơn mỏng, thiếu cán bộ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo quản lý, kiểm tra giám sát 14 chi nhánh và ban đội bên dưới. Đây là điểm yếu mang tính cục bộ của Cty hiện nay. Đây chính là yếu tố làm ảnh hưởng lớn đến trình độ quản lý thi công của Cty hiện nay.
Biểu đồ 3.2 thể hiện cơ cầu vể trình độ quản lý cán bộ công nhân viên tgrong công ty và trình độ của công nhân kỹ thuật
Biểu đồ: 3.2 Cơ cấu lao động theo trình độ
Bên cạnh đó, do đặc điểm phải thi công ở tại hiện trường các công trình ở các địa bàn khác nhau trong cả nước nên Cty có rất nhiều lực lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật, công nhân lái máy ( bảng 3.3 và phụ lục 3.1) là người ở địa phương đó. Lực lượng này tham gia thi công công trình với hình thức hợp đồng ngắn hạn, hoặc nhận khoán lại các hạng mục nhỏ thông qua chủ nhiệm công trình. Vì vậy, số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ này rất khó quản lý và kiểm soát. Không được đào tạo chính quy mà đều được tích luỹ qua quá trình lao động thực tiễn. Với hình thức này, nếu chất lượng của đội ngũ này được kiểm tra trước khi thuê đưa vào thi công thì sẽ giải quyết được bài toán về chi phí sử dụng công nhân, đội chuyên ngành và rất linh hoạt.
Bảng 3.7. Cơ cấu nhân sự tại các phòng ban trong Cty
TT Cơ cấu lao động Năm
2011
Kỹ sư CB chuyên môn Công nhân theo nghề
1 Ban GĐ, GĐ chi nhánh, đội trưởng,các phòng ban chức năng 16 13 3
2 Khối VP công ty 25 8 17
3 Chi nhánh Lạng Sơn 94 10 12 72
4 Chi nhánh TPHCM 78 5 8 65
5 Chi nhánh Hà Tĩnh 69 4 3 62
6 Chi nhánh Hưng Yên 88 4 3 81
7 Ban XD cầu đường 108 15 18 75
8 Ban XD thuỷ lợi 94 12 9 73
9 TT tư vấn 63 3 5 55
10 Ban xây dưng 1 39 3 6 30
11 Ban xây dưng 2 55 3 7 45
12 Ban xây dưng 3 75 4 6 65
13 Ban xây dưng 4 84 4 6 74
14 Ban xây dưng 5 41 3 3 35
15 Ban xây dưng 6 40 2 3 35
Tổng cộng 969 93 109 767
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ
Qua đây ta thấy, năng lực thực sự của các ban đội nhỏ là thực sự không đáp ứng được tiến độ, cũng như chất lượng công trình. Bởi vì ngoài chủ nhiệm công trình ra thì ban xây dựng chỉ có 4-8 cán bộ chuyên môn kỹ thuật, và 10 người công nhân lái máy, thủ kho, cán bộ vật tư đảm nhận một khối lượng công trình lớn và nhiều hạng mục thì quả thực đây là một tồn tại yếu kém về năng lực các ban, đội khi Cty giao khoán cho.
Vì vậy, Cty phải có biện pháp tăng cường lực lượng cán bộ cũng như máy móc thiết bị khi phát hiện những yếu kém của ban đội khi thi công.