Giải pháp 5: Tăng cường quản lý an toàn lao động và hạn chế tác động

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 130 - 151)

động của môi trường

4.2.5.1. Cơ sở lý luận

Việc đảm bảo an toàn lao động và giảm thiểu tác động của môi trường là nhiệm vụ, trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người lào động và ý thức bảo vệ môi trường đối với mỗi cá nhân hay một tổ chức nào. Đặc biệt, quan trong hơn đối với ngành thi công xây dựng, việc mất an toàn lao động trong triển khai thi công trong những năm qua tại các công trường thi công đang dấy lên hồi chuông cảnh báo trong dư luận xã hội. Công nhân thi công không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, hay việc đổ chất thải bừa bãi ra môi trường xung quanh là việc làm thường xuyên diễn ra.

Công tác quản lý an toàn lao động và hạn chế tác động của môi trường sẽ làm giảm bớt chi phí khác phục hậu quả gây ra.

4.2.5.2. Cơ sở thực tiễn

Hiện tại, tình trạng mất an toàn lao động của Cty đang nằm trong tình trạng báo động và không được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy định về an toàn trong sản xuất và thi công.

Trong cơ cấu quản lý của Cty không có phòng ban, chức năng nào có vai trò, nhiệm vụ kiểm tra công tác an toàn lao động và xử lý ảnh hưởng của môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Để hạn chế rủi ro trong sản xuất thi công và chi phí xử lý hậu quả của tác động của môi trường trong sản xuất thi công hiện này và trong những năm tới thì việc cải thiện hệ thống quản lý, cơ chế chính sách trong việc đảm bảo an toàn lao

động và giảm tác động ảnh hưởng đến môi trường của Cty là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý thi công của Cty và đặc biệt là nâng cao vị thế cạnh tranh của Cty trên thi trường.

4.2.5.3. Phương thức tiến hành

Để đảm bảo được công tác quản lý an toàn lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Cty cần thực hiện các yêu cầu sau:

Tổ chức cho CBCN toàn Công trường nắm vững nội dung chương IX của Bộ luật Lao động nói về An toàn lao động và vệ sinh lao động, các Thông tư, Chỉ thị của Nhà nước và các ngành về công tác Bảo hộ lao động. Hệ thống kiểm tra nắm sát công tác an toàn lao động thiết lập như sau:

- Ban An toàn cơ sở do Giám đốc điều hành là Trưởng Ban, cán bộ an toàn là thường trực, cán bộ kỹ thuật và các Tổ trưởng là các thành viên.

- Tổ chức mạng lưới An toàn viên và vệ sinh viên ở các Tổ để kiểm tra, nhắc nhở mọi người chấp hành nội qui an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

- Thực hiện chế độ tự kiểm tra và chịu sự kiểm tra định kỳ của Ban thanh tra Công ty và cơ quan Thanh tra BHLĐ cấp trên.

- Lập biện pháp ATLĐ và VSLĐ, có dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị BHLĐ được Giám đốc duyệt để Công trường thực hiện.

- Lập biện pháp Kỹ thuật và An toàn cho từng công việc. Hàng ngày trong sổ giao việc được ghi rõ Biện pháp thi công và biện pháp an toàn, cán bộ Kỹ thuật giao cho từng Tổ trưởng hoặc người công nhân. Có ký xác nhận chịu trách nhiệm thực hiện.

- Công trường mua sắm đầy đủ trang thiết bị BHLĐ phát cho công nhân sử dụng. - Phương tiện thi công được trang bị phải kiểm tra an toàn và nghiệm thu mới cho phép sử dụng.

- Các thiết bị, máy có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như: Máy đào, ủi, Ô tô, ... được kiểm định và có giấy phép sử dụng an toàn do Thanh tra an toàn Nhà nước cấp. Mỗi máy có nội qui an toàn vận hành riêng.

- Các thiết bị có điện được trang bị an toàn điện và tiếp điện tốt, hệ thống điện được kiểm tra cách điện một cách thường xuyên.

- Đảm bảo đủ ánh sáng làm việc ban đêm và những vị trí ban ngày không đủ ánh sáng.

- Đặt một số bình cứu hoả ở những nơi có thể xảy ra hoả hoạn (Kho, xưởng...) ở Công trường có bảng nội qui an toàn và các khẩu hiệu, tranh áp phích tuyên truyền, nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn lao động, cháy nổ.

- Thực hiện chế độ phạt những trường hợp vi phạm qui định về an toàn và VSLĐ như: không đội mũ an toàn, không đi giày phòng hộ, uống rượu trong khi làm việc, tự tiện vận hành máy, tự tiện tháo dỡ những che chắn bảo vệ và các vi phạm khác...

- Có bộ phận y tế công trường có y tá túc trực để cấp cứu và phát thuốc thông thường cho cán bộ công nhân viên, ngoài thiết bị thuốc men, dụng cụ băng bó cấp cứu còn có phác đồ cấp cứu nạn nhân khi bị tai nạn lao động và có liên hệ chặt chẽ với cơ sở y tế cấp trên.

- Mọi người làm việc trên Công trường đều có đủ Hợp đồng lao động, Thẻ an toàn và giấy chứng nhận sức khoẻ.

Công tác đảm bảo an toàn lao động

Luôn kiểm tra chế độ hoạt động của xe máy.

Người không được giao nhiệm vụ không được điều khiển xe máy thi công. Cán bộ, công nhân làm việc phải được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động. Công nhân thi công nhựa nóng phải được trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ lao động bao gồm: Mũ, găng tay, giày, ủng, kính bảo vệ mắt, khẩu trang phòng độc. Những người trực tiếp thi công trên mặt đường nhựa kể cả đun nhựa được hưởng phụ cấp bồi dưỡng độc hại theo chế độ do nhà nước quy định.

Trước khi thi công cần đặt dấu hiệu “công trường” ở đầu và cuối đoạn đường công tác; bố trí người và bảng hướng dẫn đường tránh cho các phương tiện giao thông trên đường; quy định sơ đồ chạy đến và đi của của ôtô vận chuyển hỗn hợp, chiếu sáng khu vực thi công nếu làm đêm.

Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả máy móc và thiết bị thi công; sửa chữa và điều chỉnh để máy làm việc tốt; ghi vào sổ trực ban ở hiện trường về tình trạng các hư hỏng của máy và báo người chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp thời.

Khi thi công nhựa nóng tuyệt đối tránh để xảy ra tai nạn bỏng vì nhựa nóng. Đảm bảo vệ sinh nơi thi công có chế độ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên tham gia thi công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại vị trí thi công cống cũng phải có barie ngăn cách hai đầu thi công và có người hướng dẫn xe chạy. ở ta luy đào cống phải bố trí cọc tre, phên nứa để tránh hiện tượng sụt đất gây tai nạn cho công nhân thi công và người xe máy đi lại phía trên.

Trong quá trình thi công vừa thi công vừa đảm bảo được quá trình lưu thông của xe cộ đi lại trên tuyến, phải tránh hết sức gây trở ngại làm tắc xe. Tuyệt đối không được đổ đất đá bừa bãi làm cản trở giao thông.

Đối với hoạt động giảm thiểu tác động của môi trường

Biện pháp quản lý môi trường là việc hết sức cần thiết đối với công trình xây dựng. Do vậy việc tuân thủ các biện pháp môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và giảm tác động xấu tới cảnh quan môi trường khu vực lân cận.

- Đối với người lao động trên hiện trường sẽ tiến hành họp phổ biến những kiến thức về bảo vệ môi trường.

- Đối với cộng đồng dân cư khu vực dự án, Nhà thầu sẽ tuyên truyền bằng cách họp dân, dấn thông báo tại các khu vực dân cư.

Ngoài việc Cty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo các văn bản pháp luật quy định về môi trường như:

Các tiêu chuẩn về môi trường gồm:

- TCVN 5939-2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5942- 1995: Tiểu chuẩn chất lượng nước mặt.

- TCVN 5999- 1995: Láy mẫu chất lượng nước- Hướng dẫn về lấy mẫu nước thải. - TCVN 5944- 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm.

- TCVN 5300- 1995: Chất lượng đất- Phân loại đất theo mức độ hoá chất gây ô nhiễm.

- TCVN 5302- 1995: Chất lượng đất - Yêu cầu chung về cải tạo đất.

- TCVN 5295- 1995: Chất lượng nước- Yêu cầu chung về bảo vệ nước ngầm và nước mặt khỏi ô nhiễm dầu và các sản phẩm do dầu.

- TCVN 6438-2001Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi các chất hữu cơ - TCVN 5948-1999 Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ và tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực tiếng ồn

- TCVN 6565-2006: Phương tiện giao thông đường bộ. Khí thải nhìn thấy được (khói) từ động cơ cháy do nén;

- TCVN 6567-2006: Phương tiện giao thông đường bộ. Động cơ cháy do nén, động cơ cưỡng bức sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng và động cơ sử dụng khí thiên nhiên lắp trên ô tô;

- TCVN 6785-2006: Phương tiện giao thông đường bộ. Phát thải chất gây ô nhiễm từ ô tô theo nhiên liệu dùng cho động cơ ;

- Luật bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 được Quốc hội thông qua luật số 52/2005/QH11

- Luật tài nguyên nước được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999.

- Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực ngày 01/01/2005.

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

Cty phải bổ nhiệm kỹ sư môi trường luôn tham gia vào các hoạt động quản lý môi trường tại hiện trường.

Kỹ sư môi trường là người chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường, tiếp nhận các khiếu nại liên quan đến môi trường. Tiến hành kiểm tra các khiếu nại để xác định nguyên nhân. Sau khi có kết quả kiểm tra thì đưa ra phương hướng giải quyết để trình cấp lãnh đạo cấp trên và trả lời bằng văn bản kết quả kiểm tra cũng như phương pháp giải quyết cho người khiếu nại.

4.2.5.4. Chi phí thực hiện

Chi phí cho hoạt động đảm bảo an toàn lao động và giảm thiểu tác động của môi trường đã được tính toán và có trong dự toán chi phí thi công của gói thầu. Do đó, việc tổ chức quản lý và tuyển thêm kỹ sư về môi trường chiếm một tỷ lệ chi phí không đáng kể. Công ty chỉ cần tuyển thêm 2 kỹ sư về môi trường để xử lý công việc phát sinh và phối hợp các phòng ban chức năng để thực hiện.

4.2.5.5. Điều kiện thực hiện

Kỹ sư môi trường là người có kinh nghiệm về trình độ chuyên môn phù hợp, có trách nhiệm kiểm tra các đơn vị thi công không để sãy ra vi phạm về luật môi trường cũng như ngăn ngừa khả năng vi phạm luật về môi trường.

Công ty chỉ cần tuyển thêm 2 kỹ sư về môi trường để xử lý công việc phát sinh và phối hợp các phòng ban chức năng để thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, việc tăng cường hoạt động quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong sản xuất thi công sẽ đem lại lợi ích cho Cty về chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh của Cty trong biện pháp tổ chức thi công khi tham gia đấu thầu các công trình.

KẾT LUẬN

Trong hoạt động thi công xây dựng thỡ việc thi cụng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn trong sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường để nhanh chóng đưa công trỡnh bàn giao đưa vào sử dụng. Đồng thời thu hồi vốn nhanh đó là mục tiêu mà các Nhà thầu nào cũng muốn hướng tới và đạt được. Chính vì vậy, việc

“Hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở Công ty CP XD&PTNT6” mà tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ luận văn/

Với đề tài này, tác giả đó tiếp cận được thực trạng quản lý, tổ chức thi công ở Công ty trong những năm qua. Đặc biệt là tỏc giả đưa ra được thực trạng thiết kết tổ chức thi công, việc tổ chức thi công tại công trường và công tác giám sát quản lý thi công của Công ty qua các công trình công trình điển hình về thi công đường giao thông nông thôn cụ thể. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng đó qua các nội dung chính của việc quản lý thi công xây dựng một công trình.

Những nguyên nhân, hạn chế làm cho tiến độ thi công bị chậm, khối lượng, chất lượng công trình không kiểm soát được và vấn đề an toàn lao động, vệ sinh môi trường xung quanh chưa được quan tâm đúng mức. Các nguyên nhân này được tìm hiểu, nghiên cứu từ bước đầu tiền là thiết kế tổ chức thi công cho tới khâu giám sát quản lý hoạt động tổ chức thi công.

Trên cơ sở những nguyên nhân tồn tại đó, tác giả đó đưa ra một số biện pháp khắc phục được nguyên nhân, hạn chế đó. Tăng cường nhân sự, máy móc thiết bị cho khâu tổ chức thi công tại hiện trường. Đồng thời tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra tại hiện trường.

Hạn chế của luận văn chưa chứng minh chi tiết được ảnh hưởng của các nhân tố như trỡnh độ, số lượng cán bộ tổ chức quản lý, hiệu quản sử dụng máy móc thiết bị tới tiến độ thi công, chất lượng công trình...

Các giải pháp đưa ra mang tính chung chung chưa có biện pháp triển khai cụ thể, từng bước như thế nào? Với các điều kiện đưa ra để các giải pháp có thể triển khai thực tế tại Công ty chưa thoả món hết cỏc cụng việc phải làm khi triển khai.

Nếu có điều kiện, đầu tư thêm về thời gian để hoàn thiện hơn công tác quản lý thi cụng ở Cụng ty thỡ hướng nghiên cứu của tác giả sẽ phân tích sâu hơn về mô hỡnh đang áp dụng quản lý có phù hợp với điều kiện thi công hiện tại và thị trường trong những năm tới không? Nguyên nhân yếu kém trong công tác quản lý tổ chức thi công thực sự là gì?

Trên đây là kết quả nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn tại Công ty nơi tác giả công tác. Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, tác giả đó vận dụng kiến thức đó được đào tạo qua chương trình đào tạo thạc sỹ của trường và kiến thức thực tế đang trực tiếp tham gia quản lý ở Công ty.

Đặc biệt, với sự hướng dẫn nhiệt tình và cặn kẽ của PGS.TS Vũ Minh Trai và tập thể thầy giáo, cô giáo trong khoa QTKD đó giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.

Luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các tài liệu minh hoạ được trình bày trong luận văn đều được tác giả trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tác giả hy vọng rằng các giải pháp trình bày trong luận văn sẽ được áp dụng, cải thiện tình hình quản lý thi công tại Công ty CP XD & PTNT6.

Những vấn đề và giải pháp đưa ra trong luận văn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong được sự tham gia đóng góp của hội đồng khoa học, cũng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 130 - 151)