Hoạt động quản lý SXKD xây dựng về cơ bản cũng giống như ở các ngành khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng biệt, những đặc điểm này phần lớn bắt nguồn từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng ( đặc điểm sản phẩm xây dựng được trình bày ở mục 2.1.3.2), cụ thể:
Trái với các ngành khác, trong ngành xây dựng SP XD thường là các công trình đường giao thông, các công trình thuỷ lợi, công trình nhà, xưởng,.., thì cố định, đứng yên một chỗ, còn con người và máy móc thiết bị thì luôn phải di chuyển, thay đổi từ công trình này sang công trình khác và chúng có tính cá biệt và đặc thù riêng, thể hiện:
• Các giải pháp quản lý thi công xây dựng có tính cá biệt cao, luôn biến đổi linh hoạt. Khi trúng thầu mỗi một CTXD mới lại phải bố trí cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty phù hợp với biện pháp quản lý, điều hành mới cho từng công trình, địa điểm xây dựng mới.
• Hoạt động quản lý thi công xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian và thời gian. Bộ máy quản lý có thể trải rộng kháp trên lãnh thổ, nhất là các công trình đường giao thông, đường dây tài điện. Thời gian thi công một công trình cũng có thể kéo dài nhiều năm. Các đơn vị, tổ chức tham gia hợp tác vào hoạt động xây dựng cũng rất phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp quản lý tốt.
• Quá trình quản lý dễ bị giãn đoạn do khoảng cách lớn, do thời tiết xấu và do không tìm được công trình gối đầu. Việc duy trì một lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật trong thời gian dài do không có việc là rất khó khăn.
• Do ảnh hưởng của chính sách kinh tế vĩ mô, thị trường vốn, nguyên vật liệu đầu vào....
• Công tác quản lý thi công xây dựng chịu nhiều yếu tố ngẫn nhiên, tính rủi ro và việc ra quyết định khó khăn hơn các ngành nghề khác.
• Sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng cũng có một số đặc điểm khác với các ngành khác, trực tiếp chịu ảnh hưởng chính sách
điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước.