Phân tích thực trạng quản lý thi công tại Công ty CP XD & PTNT6

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 75 - 82)

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu SXKD từ 2006 đến tháng 6 – 2011

Sau khi cổ phần hoá, công ty đã từng bước hình thành quỳ trình, cơ chế SXKD mới và dần dần đi vào ổn định. Ngày càng ký được các hợp đồng thi công mới và sản lượng hàng năm đều tăng thể hiện qua (Bảng 3.1).

Một số chỉ tiêu tài chính đã đạt được:

Bảng 3.1: Thực hiện các chỉ tiêu SXKD từ 2006 đến 6 tháng đầu năm 2011

Đơn vị: triệu NVĐ

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008 2009 2010 6 - 2011

Vốn chủ sở hữu 9.617 10.870 11.604 12.297 13.306 13.806

Doanh thu 68.717 77.800 147.761 175.227 162.541 95.014

Lợi nhuận trước thuế 1.857 2.121 3.065 5.442 4.788 1.900

Thuế nộp NSNN 1.012 1.105 6.095 9.048 7.953 4.700

Tỷ suất lợi nhuận/ vốn (%) 19,30 19,51 26,41 44,25 35,98 13,76

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh

thu (%) 2,70 2,73 2,07 3,11 2,95 1,99

Nợ phải trả 35.300 36.847 117.297 124.483 148.440 91.715

Nợ phải thu 73.737 57.167 64.126 76.070 87.548 47.089

Công trình dở dang tồn kho 7.901 13.761 21.813 21.767 37.618 21.298 Thu nhập BQ lao động

( trđ/người, tháng) 1,8 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5

Cổ tức chi trả (%) 12 13 13.5 14 16 12

Nguồn: số liệu báo cáo quyết toán hàng năm của Cty

Qua bảng 3.1 ta thấy hoạt động SXKD của Cty ngày càng phát triển, duy trì tăng trưởng và bảo toàn vốn chủ sở hữu của các cổ đông. Năm 2006 vốn chủ sở hữu của Công ty mới chỉ là: 9.617 triệu đồng nhưng với số vốn này Cty đã duy trì và tăng trưởng được vốn qua các năm đặc biệt năm 2010 vốn chủ sở hữu của Cty đã là 13.306 triệu đồng tăng tương đối là 3.689 triệu đồng, tăng tỷ lệ tuyệt đối là: 38.35% Và đời sống của các bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu thiết yếu và tạo được động lực khuyến khích người lao động sản xuất và gắn bó

với Công ty hơn. Điều đó thể hiện bằng việc, mức thu nhập bình quân đầu người toàn công ty đều tăng qua các năm.

Thu nhập bình quân đầu người một tháng của Cty năm 2006 là 1.8 triệu đồng/người đến năm 2010 tăng lên 4.0 triệu đồng/người một tháng. Tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 2006 đến 2010 của Cty là 500 nghìn đồng một người một tháng. Mặc dù chỉ là loại DN nhỏ và vừa nhưng hàng năm, Cty đã đóng góp vào NSNN một con số đáng kể, năm 2006 Cty thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN là 1.012 triệu đồng, đến năm 2008 số thuế đơn vị nộp vào NSNN là 6.095 triệu đồng tăng tương đối là 5.083 triệu đồng tương tương tỷ lệ tăng tuyệt đối so với năm 2006 là: 502%.

Mặc dù, gặp nhiều khó khăn trong SXKD nhưng Cty vẫn duy trì và phát triển được vốn chủ sở hữu và đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên và đóng góp một phần không nhỏ vào NSNN.

Tuy nhiên, tốc độ tăng và tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu hàng năm chưa cao. Cụ thể, tỷ lệ này năm 2006 là 2,70% tức là 100 đồng doanh thu thì chỉ tạo ra được 2,7 đồng tiền lợi nhuận. Đặc biệt năm 2008 tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu là: 2,07% mặc dù doanh thu năm 2008 tăng hơn so với năm 2006 là: 79.044 triệu đồng và tốc độ tăng tuyệt đối là: 115,02%. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của năm 2008 đã giảm so với năm 2006. Cụ thể, 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 2,07 đồng lợi nhuận.

Nguyên nhân chủ yếu năm 2008 sản lượng, doanh thu làm được nhiều nhưng chi phí đầu vào cho SXKD quá lớn. Đây chính là hậu quả của việc quản lý không tốt của Công ty khi để một số công trình không đạt được chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiến độ thi công. Chi phí phát sinh, vượt quá định mức, dự toán chi phí cho công trình, chi phí đi lại xử lý khối lượng, chất lượng công trình không đạt yêu cầu.

Mặc khác, do năm 2008 nền kinh tế trong nước cũng như thế giới bắt đầu bị ảnh hưởng của cuộc khủng hưởng kinh tế thế giới. Chính sách, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty không điều chỉnh kế hoạch SXKD đã đầu tư tràn nan vào các dự án không có nguồn vốn thanh toán làm cho nợ phải thu của Cty

hàng năm là rất lớn. Những biến động của các chỉ tiêu SXKD được thể hiện qua biểu đồ 3.1 dưới đây.

Biểu đồ: 3.1. Biến động một số chỉ tiêu SXKD từ 2006-6/2011

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế từ cuối năm 2008 đầu 2009 mà hậu quả của nó là năm 2010 sản lượng, doanh thu của Công ty đã giảm tương đối 12.685 trđ so với năm 2009, và tỷ lệ giảm tuyệt đối là 7%.

Nhìn vào số nợ phải thu và nợ phải trả của Cty ta thấy chỉ tiêu này hàng năm là rất lớn, năm 2006 nợ phải trả là: 35.300 triệu đồng và số nợ phải thu là: 73.737 triệu đồng, sản phẩm dở dang, khối lượng công trình làm ra nhưng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu hàng năm cũng rất lớn, năm 2006 SPDD là: 7.901 triệu đồng, năm 2007 là 13.761 triệu đồng tăng 5.860 triệu đồng. Đặc biệt sản phẩm dở dang các năm 2008, 2009,2010 tăng lên rất cao cụ thể năm 2010 sản phẩm dở dang tăng

so với năm 2006 con số tương đối là 39.717 triệu đồng, tỷ lệ tăng tuyệt đối là: 376,11%. Mặc dù tỷ lệ tăng này tăng cùng với tỷ lệ tăng của doanh thu nhưng so với doanh thu và lợi nhuận các năm 2008, năm 2009, năm 2010 thì rất lớn, nếu tính hệ số thanh toán nhanh và vòng quay vốn lưu động thì vốn lưu động của công ty đã nằm trong sản phẩm dở dang tương đối lớn.

Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh sự yếu kém trong công tác quản lý, điều hành thủ tục nghiệm thu thanh toán, quyết toán công trình của công ty.

Nguyên nhân của tình trạng này thì rất nhiều nhưng chủ yếu là do có một số công trình thi công dở dang các hạng mục, sản phẩm dở dang nằm ở các cấu kiện như bê tông tấm bản, vật tư, cát đá sỏi mua về tồn kho và một số hạng mục chưa hoàn thiện và không được nghiệm thu thanh toán giai đoạn.

Tuy nhiên, ta cũng thấy lợi nhuận các năm của công ty chưa cao do đó tỷ lệ chia cổ tức cho các cổ đông cũng không cao, chỉ duy trì mức cao hơn lãi suất tiền gửi các ngân hàng trong năm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận không cao, trong đó có việc quản lý chi phí tổ chức thi công kém hiệu quả, gây lãng phí. Để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân đó, phần sau ta sẽ tìm hiểu, phân tích thực trạng quản lý tổ chức thi công một số công trình điển hình theo tổng hợp các công trình đường đã thi công trong 5 năm qua.

Thực tế Công ty đang quản lý, điều hành các công trình bằng mô hình quản trị trực tuyến chức năng. Dưới Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Kế toán trưởng có quyền hành cao nhất trong việc quản lý tài chính. Và với cơ chế khoán cho các chủ nhiệm công trình như quy chế hoạt động của Công ty đã nêu, thì mỗi một công trình đều được giao khoán theo tỷ lệ nhất định tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm từng công trình. Nhưng chủ yếu có hai tỷ lệ thu là : 4% đối với công trình không vay vốn Công ty và 6% đối với công trình có vay vốn của Công ty. Thực chất hoạt động chủ yếu của Cty chỉ bao gồm: Tổng giám đốc, hai phòng ban chức năng là phòng kế hoạch và phòng tài chính kế toán, chỉ điều hành quản lý về tiến độ, khối lượng đơn giá vật tư, vật liệu và chi phí nhân công, chi phí máy theo định mức mỗi công trình. Từ đó điều tiết nguồn vốn cho công trình có vay vốn của Công ty. Còn

các mặt khác như tổ chức thi công, năng lực thiết bị, năng lực cán bộ kỹ thuật và các tổ nhân công; công nhân lành nghề đều do Chủ nhiệm công trình tự huy động và điều hành.

Đấy là hoạt động quản lý về cơ chế khoán, còn mặt tổ chức thi công sau khi ra quyết định giao việc cho chủ nhiệm công trình. Đây cũng chính là quyết định giao khoán cho các chủ nhiệm. Sau đó, Công ty thành lập Ban điều hành công trình bao gồm: chủ nhiệm công trình là chỉ huy trưởng công trình và các chức danh: kỹ sư trưởng giám sát kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật, lái máy, kế toán công trình, cán bộ vật tư, thu kho, bảo vệ; như mẫu phụ lục 6 ( quyết định thành lập ban điều hành công trình).

Thực tế mỗi chủ nhiệm công trình thường quản lý, thi công hai đến ba công trình liền một lúc ở các tỉnh khác nhau do đó việc quản lý thi công gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động quản lý về tiến độ thi công được giao cho phòng kế hoạch – thi công phối hợp với các phòng ban chức năng để theo dõi, cập nhật khối lượng thi công thực tế các công trình đang thi công của các chủ nhiệm công trình. Bằng cách, hàng tháng các chủ nhiệm công trình báo cáo bằng miệng hoặc bằng văn bản với phòng Kế hoạch thi công và ban giám đốc về khối lượng công việc đã thực hiện được. ( theo mẫu kê khai khối lượng khi vay). Dựa vào số liệu này, phòng kế hoạch phối hợp với phòng tài chính kế toán xem xét hồ sơ, chứng từ để trình Tổng giám đốc giải quyết cho thanh toán, hoặc cho vay ( ứng ) trả tiền mua vật tư, thuê nhân công, thuê máy thi công công trình.

Tương tự như vậy, hoạt động quản lý khối lượng, chất lượng công trình cũng chỉ quản lý, kiểm tra, giám sát qua số liệu báo cáo của của đội trưởng, chủ nhiệm công trình bao gồm hồ sơ thanh toán, nghiệm thu nội bộ khối lượng hoàn thành qua số liệu, sổ sách báo cáo. Thực tế việc nghiệm thu nội bộ cấp quản lý Công ty không đi nghiệm thu thực tế mà do chủ nhiệm công trình được giao khoán cùng cán bộ kỹ thuật tại công trình làm thủ tục trình giám đốc ký. Đối với hồ sơ nghiệm thu khối lượng hoàn thành giữa chủ đầu tư và Công ty cũng vậy, nên thực tế có trường hợp chủ nhiệm công trình móc nối với chủ đầu tư khai khống khối lượng hoàn thành để rút tiền của công trình ra chi tiêu không đúng mục đích.

vì công trình này đã thua lỗ, nguyên nhân do chủ nhiệm không có kinh nghiệm thi công các công trình trong miền tây và lợi dụng quen biết với chủ đầu tư để nghiệm thu quá hoặc khống khối lượng để thanh toán. Hết thời hạn thi công công trình mà công trình vẫn chưa được bàn giao quyết toán. Khi ấy ban lãnh đạo Công ty mới vào thực tế kiểm tra và phát hiện nguyên nhân. Công ty đã phải lập đội thi công mới trực tiếp bỏ vốn thi công để hoàn trả khối lượng cho chủ đầu tư. Do thi công kéo dài thêm 1 năm nên chi phí thi công đã đội lên rất nhiều do trượt giá vật tư, nhiên liệu, nhân công tăng lên gấp 1,5 đến 2 lần. Kết quả công trình này lỗ 9 tỷ đồng (số liệu phòng kế toán và kế hoạch cty6; so sánh quyết toán công trình và giá trị hợp đồng khi trúng thầu). Đến nay, số nợ này Chủ nhiệm công trình không có khả năng thanh toán và hàng năm Công ty cũng phải trích dự phòng phải thu khó đòi làm cho dòng tiền của công ty bị ứ đọng, sử dụng vốn không hiệu quả. Đây chính là hệ quả của việc buông lỏng quản lý, tổ chức thi công của các cấp, phòng ban chức năng của Cty cũng như cách thức điều hành tổ chức thi công của chủ nhiệm công trình.

Về hoạt động quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong thi công thực tế chỉ là hình thức qua loa, đại khái, mang hình thưc đối phó với cơ quan chức năng khi có đoàn kiểm tra. Cụ thể về an toàn lao động, công nhân không được tập huấn hay phổ biến về an toàn trong sản xuất và dụng cụ, trang thiết bị bảo hộ lao động hầu như không có, hoặc có thi không đầy đủ. Về hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường hầu như ở các công trình không làm hết trách nhiệm của mình. Do hoạt động thi công ở ngoài trời, trên diện rộng và gần khu dân cư, nên việc phun nước hạn chế bụi khi vận chuyển vật tư thi công là không có. Hoặc việc vận chuyển, khai thác đất đắp, đá thi công không tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả SXKD của Cty qua tác giả đi sâu phân tích, làm rõ một số tiêu chí phản ánh trình độ quản lý thi công của Công ty qua các tiêu chí sau:

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w