Các tiêu chí phản ánh trình độ quản lý thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 45 - 50)

2.3.1.Tiêu chí về quản lý tiến độ thi công

Tiến độ thi công công trình bào gồm tổng tiến độ thi công và tiến độ thi công từng giai đoạn.

Tổng tiến độ thi công là tổng thời gian xây dựng công trình, nó xác định thời gian cuối cùng của quá trình xây dựng công trình, đây chính là thời gian bắt đầu đưa công trình vào sử dụng. Có thể nói, căn cứ vào thời hạn đưa công trình vào sử dụng mà tính ngược lại đến thời điểm khởi công thì ta xác định được thời hạn thi công của từng hạng mục, giai đoạn cụ thể của các công việc.

Do đó, mỗi một hạng mục công trình có một thời hạn thi công khác nhau tùy thuộc vào tính chất và khối lượng thi công các công việc mà công tác tổ chức thi công xác định mức độ khẩn trương và cấp thiết đồng thời thời hạn thi công của các hạng mục được giới hạn không được phép kéo dài. Dựa vào tổng tiến độ thi công mà xác định các nhu cầu khác để đáp ứng như: xác định nhu cầu vật tư, máy móc thiết bị, nhân công và vốn cho các hoạt động đó.

Tiến độ thi công có thể lập theo sơ đồ ngang hay sơ đồ mạng, dựa và thiết kế kỹ thuật mà xác định khối lượng công việc cụ thể cho từng giai đoạn, từ đó chỉ rõ tên và khối lượng của từng công việc, phân loại thi công, trình tự của công tác thi công và nhu cầu vật tư khác.

 Sơ đồ Gantt ( hay sơ đồ ngang) là biểu đồ thời gian cho biết thời điểm bắt đầu, kết thúc và tiến độ thực hiện từng công việc.

Để lập được sơ đồ gantt thì cần phải xác định: - Công việc cần thực hiện

- Thời gian thực hiện từng công việc - Trình tự thực hiện các công việc

- Thời hạn phải hoàn thành từng công việc.

Ưu điểm: đơn giản dễ lập, dễ nhận biết, rất thích hợp với các dự án nhỏ, giúp xây dựng kế hoạch về thời gian cần thiết thực hiện từng công việc, công cụ điều khiển dự án hoạt động theo kế hoạch tiến độ đã xây dựng, cho phép theo dõi tiến trình thực hiện dự án, xác định được tổng thời gian thực hiện dự án.

Nhược điểm: Khó áp dụng cho những dự án lớn nhiều công việc, không thể hiện rõ mối quan hệ giữa các công việc, không cho biết những công việc tới hạn, không tính được một số chỉ tiêu.

 Sơ đồ PERT: là sơ đồ mạng hay còn gọi là sơ đồ thứ tự, một số thuật ngữ được sử dụng trong sơ đồ:

Công việc: những hoạt động có tiêu dùng nguồn lực hoặc thời gian Sự kiện: thời điểm bắt đầu hoặc kết thức của các công việc

Mạng: mối quan hệ tiếp diễn giữa các công việc và sự kiện Đường đầy đủ: đường đi từ sự kiện đầu đến sự kiện kết thúc

Đường găng: đường có chiều dài lớn nhất, ký hiệu đậm nét, sự kiện găng, công việc găng: thời gian dự trữ = 0

Đường găng = thời gian thực hiện dự án

Muốn giảm thời gian thực hiện dự án: phải rút ngắn các công việc găng Một số định nghĩa và quy ước khi xây dựng sơ đồ mạng:

a) Sự kiện: là sự kết thúc của một hay một số công tác để cho các công tác tiếp theo có thể bắt đầu được.

Trên sơ đồ mạng, sự kiện được biển diễn bằng một vòng tròn có đánh số thứ tự của sự kiện

b) Công tác ( công việc – hoạt động): là hoạt động xuất hiện giữa hai sự kiện. Công tác được biểu diễn bằng mũi tên nối hai sự kiện. Công tác được biểu diễn bởi một mũi tên nối hai sự kiện và được ký hiệu bằng các số của hai sự kiện trước và sau hoặc bằng một mẫu tự.

A

t

Ý nghĩa: Công tác A hay công tác ij là một hoạt động SX ở giữa hai sự kiện i và j, thơi gian công tác là t.

Có 3 loại công tác:

- Công tác thực: là hoạt động sx cần tài nguyên ( gồm nhân lực, vật lực) và thời gian. Công tác thực được biểu diễn bằng mũi tên

- Công tác giả: chỉ mối quan hệ giữa các công tác không đòi hỏi tài nguyên và thời gian. Công tác giả được biểu diễn bằng mũi tên chấm chấm

- Công tác chờ đợi: là công tác không cần tài nguyên mà chỉ cần thời gian và được biểu diễn bằng mũi tên liền.

Một số quy định về xây dựng sơ đồ mạng công việc

Bất kỳ một dự án nào cũng bao gồm một chuỗi các công việc, các hoạt động nhỏ hay các dự án nhỏ. Các công việc này phải sắp xếp theo một trình tự logic nhất định phù hợp với đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dự án đó.

Các quy định bao gồm:

+ Trong sơ đồ mạng, sự kiện được đánh thứ tự từ nhỏ đến lớn theo hướng từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Mỗi sự kiện phải có công tác đến và công tác đi và sự kiện cuối cùng chỉ có công tác đến.

+ Tất cả các công tác trong sơ đồ mạng phải hướng từ trái sang phải không được quay trở lại sự kiện mà chúng xuất phát, nghĩa là không lập thành một vòng tròn khép kín

+ Nhũng công tác riêng biệt không được ký hiệu bởi cùng một số, nghĩa là không được cùng sự kiện xuất phát và kết thúc

+ Sơ đồ mạng cần có dạng đơn giản nhất, không nên có quá nhiều công tác giao cắt nhau.

+ Sơ đồ mạng phải phản ánh được trình độ kỹ thuật của công tác và quan hệ kỹ thuật giữa chúng

Ưu điểm: cho biết tổng thời gian thực hiện dự án; mối quan hệ giữa các công việc; chỉ ra những công việc tới hạn ảnh hưởng đến thời gian của toàn dự án; xác định các công việc có thể nhanh chậm mà không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Hạn chế: so với phương pháp quản lý tiến độ bằng sơ đồ ngang thì PERT hầu như không có nhược điểm nào.

Tuy nhiên, đối với công trình có nhiều hạng mục công việc thực hiện song song và xen kẽ nhau thì gây khó khăn trong quá trình lập.

Như vậy, tiến độ thi công là căn cứ rất cơ bản để tổ chức thi công xây dựng công trình, người điều hành sản xuất trên công trường luôn luôn lấy việc thực hiện theo tiến độ là mục tiêu hoạt động. Công trình thi công đúng tiến độ mạng lại lợi ích kinh tế cao cho cả Chủ đầu tư lẫn Nhà thầu và lợi ích xã hội mà công trình mang lại.

Có thể đánh giá trình độ quản lý thi công qua chỉ tiêu hiệu quả đưa nhanh công trình vào sử dụng như sau:

Hsd = Gx ( T0 – Tt ). E0

(theo giáo trình quản trị xây dựng, NXB Đại học kinh tế quốc dân, năm 2010 – trang [213]; [214])

Trong đó:

Hsd – là hiệu quả đưa nhanh công trình vào sử dụng Gx – là giá trị phần việc được thi công nhanh

T0 – là thời hạn thi công theo kế hoạch tiến độ Tt – là thời hạn thi công thực tế.

E0 – hệ số hiệu quả định mức ( 0 ≤ E0 ≤ 1) do Nhà nước quy định cho đầu tư vào từng ngành kinh tế khác nhau.

Hiệu quả đưa nhanh công trình vào sử dụng chỉ số có nghĩa khi thời gian thi công thực tế ngắn hơn thời gian thi công theo kế hoạch tiến độ ( T0 > Tt ), lúc đó

Hsd > 0, Hsd càng lớn khi Tt càng nhỏ hơn T0. Đồng thời Hsd phụ thuộc nhiều vào giá trị phần việc được thi công nhanh ( Gx).Hsd = 0 khi Tt = T0 . Rõ ràng, việc rút ngắn thời gian thi công của từng phương án có ý nghĩa hết sức lớn lao ở nhiều khía cạnh.

Tiến độ công trình hoàn thành sớm hơn hoặc đúng thời gian, kế hoạch đề ra thì nó phản ánh trình độ quản lý thi công của cán bộ điều hành của DN đó tốt, trình độ quản lý cao. Và ngược lại, tiến độ thi công các công trình không đúng tiến độ, kéo dài thời gian thi công gây tổn thất về mặt thời gian, chi phí cơ hội, thiệt hại về lợi ích kinh tế do trượt giá vật tư, nhân công và chi phí máy. Có nhiều công trình do không hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết với chủ đầu tư còn ảnh hưởng đến việc thanh toán, tranh thủ nguồn vốn đã được bố trí cho công trình trong năm đó.

Tất cả các hệ luỵ của công đoạn của việc thi công công trình phụ thuộc vào thời gian thi công ở trên đều phản ánh trình độ quản lý thi công của DN tốt, trình độ quản lý cao hay trình độ quản lý ở mức yếu kém, không đạt yêu cầu...

2.3.2.Tiêu chí về quản lý chất lượng công trình

Thông thường xét từ góc độ bản thân SPXD và người thụ hưởng SPXD, chất lượng CTXD được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dung, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong thi công và sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian.

Có thể hiểu rộng hơn nữa về chất lượng công trình xây dựng không chỉ từ bản thân của SP và ngưởi thụ hưởng SPXD mà cả trong quá trình hình thành SPXD đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản trong đó là:

- Chất lượng CTXD cần được quan tâm ngay từ trong khi hình thành ý tưởng về XDCT, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công v.v..đến giao đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi hết thời hạn sử dụng ( đối với công trình xây dựng dân dụng, đối với công trình giao thông thì di tu, bảo dưỡng và cải tạo, nâng cấp ). Chất lượng CTXD thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư XDCT, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản

vẽ thiết kế, chất lượng thi công công trình. Chất lượng SPXD là tập hợp các tính chất đặc trưng cho giá trị sử dụng của SPXD phải đạt được do thiết kế quy định.

- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình.

- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đỗi ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình tổ chức thi công xây dựng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở cty cp xd & ptnt6 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w